Men gan cao nên ăn gì, kiêng ăn gì, chế độ ăn như thế nào để khắc phục chứng men gan tăng cao, khôi phục chức năng gan. Vậy men gan cao nên ăn gì và kiêng ăn gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm sáng tỏ vấn đề này.
Men gan cao nên ăn gì?
Những bệnh nhân bị men gan tăng cao cần sử dụng những thực phẩm dễ tiêu hóa, thanh đạm và giàu chất dinh dưỡng. Khi cơ thể được cung cấp đầy đủ lượng dưỡng chất này sẽ giúp tăng cường khả năng miễn dịch và tăng cường sự phục hồi tại các tế bào gan.
Men gan cao nên ăn thực phẩm giàu protein
Protein là hoạt chất rất quan trọng trong việc tăng cường sự phát triển của những bộ phận ở trong cơ thể. Khi cơ thể được bổ sung đầy đủ lượng protein cần thiết, các tế bào ở gan và ống mật sẽ được phục hồi. Do đó, chức năng gan sẽ được tăng cường và làm giảm men gan một cách hiệu quả.
Không những vậy, protein còn giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe của cơ bắp. Nguồn thực phẩm giàu protein mà bạn nên bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày phải kể đến như cá, trứng, các loại đậu, cua, thịt gà…
Sử dụng nhiều thực phẩm giàu vitamin B
Vitamin B có tác dụng chuyển hóa tế bào, giúp cơ thể luôn được khỏe mạnh và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng một cách hiệu quả. Không những vậy, nhóm thực phẩm dồi dào vitamin B còn giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tăng cường sự tái tạo tổn thương ở các tế bào và làm giảm nồng độ cholesterol. Chính vì vậy, việc bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B sẽ giúp hạ men gan hiệu quả.
Theo đó, những thực phẩm giàu vitamin B phải kể đến như phô mai, sữa, trứng, rau bina, thịt gà, cá ngừ, ngũ cốc nguyên hạt, đậu nành, hàu biển…
Men gan cao nên ăn thực phẩm giàu vitamin C
Các loại thực phẩm giàu vitamin C có vai trò nâng cao sức đề kháng cơ thể và ngăn ngừa biến chứng thoái hóa tế bào gan. Không những vậy, vitamin C còn giúp ổn định men gan và giảm viêm hiệu quả.
Nghiên cứu cho thấy, những thực phẩm dồi dào vitamin C có vai trò kiểm soát sự phát triển nặng hơn của bệnh gout, tiểu đường, cao huyết áp. Đây là những bệnh lý gây ra chứng men gan tăng cao thường gặp. Theo đó, những thực phẩm giàu vitamin C có khả năng bảo vệ gan mà bạn nên bổ sung như tắc, chanh, dưa lưới, bưởi, quýt, dưa hấu, lựu…
Thực phẩm dồi dào vitamin A tốt cho người bệnh men gan cao
Vitamin A có tác dụng ngăn ngừa các bệnh lý về mắt, bảo vệ thị lực. Không những vậy, loại vitamin này còn tạo hàng rào để bảo vệ cơ thể, đồng thời phòng chống viêm nhiễm ở cơ quan nội tạng.
Việc bổ sung thực phẩm giàu vitamin A sẽ hạn chế biến chứng viêm gan do virus. Theo đó, những thực phẩm dồi dào vitamin A phải kể đến như khoai lang, cà rốt, gan bò, cá hồi, phô mai, trứng…
Tăng cường bổ sung chất xơ
Chất xơ không những tăng cường hoạt động của hệ hô hấp mà còn duy trì hoạt động của gan, giải độc gan một cách hiệu quả. Việc bổ sung chất xơ giúp mạch máu được làm sạch, đường huyết được ổn định hơn.
Sau đây là một số thực phẩm cụ thể tốt cho người bị men gan cao:
Bột yến mạch
Trong bột yến mạch có chứa một lượng lớn chất xơ. Nguồn chất xơ này rất tốt cho gan nói riêng và các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa nói chung. Trong bột yến mạch và yến mạch chứa hợp chất Beta – Glucan có tác dụng điều chỉnh hệ miễn dịch, giảm chất béo ở trong gan và chống viêm một cách hiệu quả.
Tỏi tốt cho người men gan cao
Theo một số nghiên cứu cho thấy, tỏi có tác dụng làm giảm hàm lượng men cao trong gan cũng như làm giảm trọng lượng cơ thể. Đây là điều vô cùng quan trọng bởi việc thừa cân, béo phì cũng chính là tác nhân khiến cho men gan tăng cao.
Quả mọng
Một số loại quả như mâm xôi, việt quất… chứa hàm lượng oxy hóa rất cao. Chất oxy hóa này có tên là polyphenol có tác dụng bảo vệ gan trước những tác nhân gây hại. Bệnh nhân bị men gan cao nên bổ sung các loại quả này vào trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Cá béo
Lượng omega 3 có trong cá béo khá dồi dào, có tác dụng chống viêm và hạ men gan một cách hiệu quả. Khi đi vào cơ thể, lượng men gan này sẽ duy trì lượng enzym có trong gan và ngăn chặn chất béo bị tích tụ. Mỗi tuần bạn nên ăn cá béo khoảng 2 lần trở lên.
Rau họ cải
Rau họ cải được biết đến với lượng chất xơ rất dồi dào và phong phú. Nghiên cứu khoa học cho thấy, hàm lượng dược chất có trong rau họ cải giúp tăng mức độ enzym, bảo vệ gan trước tác nhân gây hại, hạ men gan hiệu quả.
Men gan cao kiêng ăn gì?
Bên cạnh, bị men gan cao nên ăn gì thì người bệnh cần hạn chế các loại thực phẩm sau:
Men gan cao nên kiêng rượu bia
Rượu bia chính là một trong số những nguyên nhân gây ra các bệnh về đường ruột, dạ dày và gan. Lượng Ethanol và cồn có trong rượu bia sẽ khiến cho gan bị tích trữ lượng chất béo triglyceride và khiến cho men gan bị tăng.
Không những vậy, việc dung nạp quá nhiều rượu bia trong khoảng thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như gan nhiễm mỡ, xơ gan, cao huyết áp, viêm loét dạ dày – thực quản, xơ vữa động mạch… Do đó, để hạn chế tình trạng men gan cao, bạn nên loại bỏ đồ uống có cồn, rượu bia.
Thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ
Trong thức ăn nhiều dầu mỡ có chứa một lượng lớn chất béo triglyceride. Khi được hấp thụ vào cơ thể, chất béo này sẽ được chuyển hóa thành nguồn năng lượng dự trữ ở tế bào mỡ.
Tuy nhiên, nếu sử dụng nhiều chất béo, lượng Triglyceride sẽ bị tích trữ ở gan và gây ra những bệnh lý về tim, gan nhiễm mỡ, men gan cao, đột quỵ…
Gia vị cay nóng
Thực phẩm có chứa nhiều đường hay đồ ăn cay nóng khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ khiến cho gan bị áp lực, do đó lượng men gan sẽ bị tăng cao. Bạn nên loại bỏ những dạng thực phẩm này nếu như không muốn men gan tăng cao.
Thực phẩm chứa nhiều đường
Những thực phẩm có chứa lượng đường cao sẽ khiến cho lượng đường ở trong máu bị tăng cao. Khi đó, quá trình thanh lọc và chuyển hóa ở gan sẽ bị ảnh hưởng xấu, chức năng gan bị suy giảm một cách rõ rệt, lượng men gan cũng từ đó mà bị tăng cao.
Không những vậy, đường cũng chính là tác nhân gây ra các bệnh lý về tim mạch và gây béo phì cho cơ thể. Do đó, để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như hạn chế tình trạng men gan bị tăng cao, bệnh nhân nên hạn chế sử dụng đường trong các món ăn hàng ngày.
Thực phẩm không an toàn và hợp vệ sinh
Gan vốn dĩ là cơ quan đảm nhiệm vai trò giải độc và thanh nhiệt cơ thể nên chúng phải gánh chịu rất nhiều áp lực nếu như bệnh nhân tiêu thụ quá nhiều thực phẩm không an toàn và mất vệ sinh. Một khi các tế bào gan bị hoạt động quá mức, các tế bào gan sẽ bị tổn thương hoặc bị phá hủy một cách hoàn toàn. Đây chính là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về gan và khiến cho men gan bị tăng cao.
Xem thêm: Chỉ số men gan cao và chỉ số bình thường là bao nhiêu?
Men gan cao có nên ăn trứng không?
Hiện nay, vẫn chưa có bất cứ chứng minh nào cho thấy việc ăn trứng sẽ khiến cho gan bị tổn thương. Trứng là thực phẩm có giá trị sinh học cao, chứa nhiều chất đạm và rất dễ tiêu hóa. Không những vậy, trong trứng còn có nhiều chất béo và khoáng chất như sắt, kẽm, vitamin A.
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Dinh Dưỡng, bệnh nhân bị thận, gan nên ăn gà ta thay vì sử dụng những loại trứng khác. Nguyên nhân là do trong trứng có tới gần 50g chất đạm. Thế nhưng, lượng chất đạm ở trứng gà lại lành tính và dễ tiêu hóa hơn so với trứng ngỗng hay trứng vịt.
Tuy nhiên, những người bị men gan cao vẫn có thể bổ sung trứng vịt lộn vào trong chế độ ăn uống hàng ngày. Nguồn dinh dưỡng từ trứng vịt lộn không chỉ tăng cường hoạt động của các tế bào trong cơ thể mà còn rất tốt cho những người bị men gantăng cao.
Mặc dù vậy, theo ý kiến của các chuyên gia, bất cứ thực phẩm nào khi sử dụng quá nhiều cũng sẽ gây ra sự bất lợi đối với cơ thể. Do đó, những người bị men gan tăng cao, viêm gan, gan nhiễm mỡ tốt nhất không nên ăn nhiều trứng trong chế độ ăn uống hàng ngày. Theo đó, mỗi tuần bạn chỉ nên ăn từ 4 đến 6 quả trứng là đã đủ để cung cấp lượng Phospholipid để giúp gan đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Thay vì trứng rán thì tốt nhất bạn nên ăn trứng luộc.
Chế độ ăn cho người men gan cao luân phiên 1 tuần
Để hỗ trợ điều trị men gan tăng cao một cách hiệu quả, bệnh nhân bị men gan tăng cao nên duy trì chế độ ăn uống như sau trong khoảng thời gian 1 tuần:
- Cung cấp thực phẩm giàu vitamin luân phiên trong các bữa ăn như lòng đỏ trứng, sữa bò, cà rốt, gan động vật, tỏi tây, rau muống, bắp cải…
- Bổ sung các thực phẩm chứa vitamin B1 phong phú như lạc, đậu, mạch nha, hoa quả, rau xanh…
- Thực phẩm có chứa lượng vitamin B2 như trứng, sữa, đậu nành, hạt kê…
- Thực phẩm giàu vitamin B6 như thịt nạc, gan động vật, rau cải, sơn tra, rau dền…
- Thực phẩm giàu protein: Những thực phẩm giàu protein và giàu các hoạt chất như choline, methionine, lecithin… như trứng cá, rau xanh, thịt nạc, các loại đỗ, những chế phẩm từ đậu rất tốt cho người bị men gan cao. Do đó, bạn nên tăng cường bổ sung luân phiên các loại thực phẩm này trong chế độ ăn hàng ngày.
>> Xem thêm: Bệnh gan nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Trên đây là những lưu ý quan trọng về vấn đề men gan cao nên ăn gì và kiêng ăn gì để hạ nhanh chóng. Có thể nói, chế độ ăn uống hàng ngày quyết định khá lớn đến hiệu quả điều trị bệnh. Do đó, bạn nên tuân thủ thực hiện việc duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt sao cho thật khoa học và hợp lý. Có như vậy thì tình trạng bệnh mới được chuyển biến một cách rõ rệt.
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957. Nguyên là giảng viên cấp cao của trường Học viện YHCT Tuệ Tĩnh. Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương hiện đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường.