Trứng là thực phẩm bổ dưỡng, được yêu thích và góp mặt trong bữa cơm hàng ngày. Tuy nhiên, bị men gan cao có nên ăn trứng? Có thể nói đây là mối quan tâm, băn khoăn và thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Để có được câu trả lời, mời bạn đọc cùng chúng tôi tham khảo thêm bài viết dưới đây nhé.
Tác động của trứng tới bệnh men gan cao
Đã từ lâu nay, trứng luôn được xem là một trong những thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu đối với cơ thể người chẳng hạn như omega 3, chất đạm, protein, hormone, vitamin D, E,… Thế nhưng nếu đi sâu và chi tiết về hàm lượng, tỷ lệ các chất này hay chúng có những tác dụng cụ thể nào thì rất ít người biết đến.
Theo các nghiên cứu và nhận định từ các chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng cho biết, cứ 100 gram trứng có đến 13 gram protein, 11 gram lipid, 5,5 gram các chất béo không bão hòa, 3,3 gram các chất béo bão hòa, 1,1 gram đường tự nhiên, 1,1 gram là carbohydrate, 50mg canxi, 124 mg Natri, 373 mg cholesterol. Bên cạnh đó còn có sự tồn tại của các vitamin D, A, E, B6 từ phần lòng trắng bổ dưỡng của trứng.
Chính bởi lượng dưỡng chất nhiều như vậy mà trứng có khả năng mang đến những tác dụng thần kỳ như:
- Protein cùng các acid amin từ trứng rất bổ dưỡng đối với sự phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ nhỏ, đồ thời hỗ trợ quá trình hình thành cơ bắp ở tuổi dậy thì.
- Trứng chứa cholesterol HDL, là một loại cholesterol tốt, bổ dưỡng cho cơ thể, chống lại chứng xơ vữa động mạch, ngăn ngừa tai biến mạch máu não, đột quỵ, bảo vệ sức khỏe tim mạch. Không chỉ vậy, nếu bạn ăn 2 quả trứng/ngày sẽ có thể tăng lượng HDL lên tới 10%.
- Các hợp chất ngăn ngừa quá trình oxy hóa từ trứng mang lại sự khỏe mạnh cho đôi mắt. Có nhiều nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên ăn trứng có nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể hay thoái hóa điểm vàng thấp hơn co với người không ăn trứng thường xuyên.
- Hàm lượng choline cùng các vitamin từ trứng đóng góp một vai trò quan trọng giúp việc dẫn truyền thông tin tới hệ thần kinh trung ương được nhanh chóng, chính xác hơn.
Quả đúng là không thể nào phủ nhận khi nhìn vào những công dụng mà trứng đem lại cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu muốn có một kết quả tốt nhất thì bạn cần chú ý không nên ăn quá nhiều hoặc dùng trực tiếp trứng sống mà không qua chế biến. Đặc biệt, chỉ dùng tối đa một nửa lòng đỏ trứng mỗi ngày đối với trẻ nhỏ < 6 tháng tuổi, còn trẻ > 24 tháng tuổi và người lớn thì có thể ăn tối đa từ 2-3 quả một tuần.
Men gan cao ăn trứng có được không?
Ở một người bình thường, men gan chỉ dao động không quá 40 IU/L, với tất cả các trường hợp lớn hơn 40 IU/L đều được chẩn đoán là men gan tăng. Tình trạng trên được gây ra bởi các thói quen xấu như uống nhiều rượu bia, virus, chất kích thích, các loại thuốc giảm đau, hút thuốc lá,… Vậy với người bị chứng bệnh này thì ăn trứng có được không? Đối với người bị tăng men gan thì câu trả lời là nên ăn trứng vì những nguyên do sau:
- Ngoài khả năng bảo vệ mặt thì vitamin A từ phần lòng đỏ cả trứng còn giúp ngăn chặn sự tấn công của các vi khuẩn, virus từ môi trường bên ngoài gây nên viêm nhiễm các cơ quan bên trong, hạn chế sự thương tổn cho tế bào gan.
- Các vitamin nhóm B gồm B2, B6, B12,… có vai trò tái tạo và chuyển hóa các tế bào, cung cấp các kháng thể bảo vệ cơ thể. Bên cạnh đó, chúng còn giúp hạ men gan rất hiệu quả.
- Trứng thuộc nhóm thực phẩm có chứa nhiều protein, chúng có tác dụng phục hồi tế bào gan, kiểm soát tình trạng tăng men gan, đồng thời củng cố hàng rào miễn dịch của cơ thể.
- Nghiên cứu đã chỉ ra, tỷ lệ người bị mắc men gan cao nguyên nhân do thiếu hụt vitamin D lên đến 90%. Đây là một con số chứng tỏ vitamin D đóng vai trò quan trọng, nếu không được bổ sung kịp thời thì nguy cơ mắc xơ gan, ung thư gan ở người bệnh là rất cao, thậm chí còn có thể dẫn tới tử vong. Bởi vậy càng chứng tỏ rằng việc cần thiết đối với người bệnh la bổ sung vitamin D kịp thời, đơn giản nhất chính là ăn trứng.
- Vitamin E từ trứng được biết tới như một tocopherol, chúng là “chiến binh” giúp ngăn ngừa và đẩy lùi các gốc tự do ở rượu.
- Hơn thế, ở trứng có chứa lecithin, là hợp chất ngăn oxy hóa cao, từ đó giúp hạn chế các thương tổn tới tế bào gan, tránh bị men gan tăng và gan nhiễm mỡ.
- Trong trứng còn chữa nhiều loại khoáng chất cùng vitamin khác nhau và không thể thiếu cho sự phát triển của cơ thể, vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng, vừa hỗ trợ hiệu quả quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh.
Một số lưu ý khi sử dụng trứng với người bệnh men gan cao
Có thể thấy trứng là một dạng thực phẩm có lợi cho sức khỏe nếu được phân chia sử dụng một cách khoa học. Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm trên thì trong quá trình dùng trứng, người bệnh cần chú ý đến một số vấn đề sau:
- Không ăn quá nhiều và trở nên quá lạm dụng trứng, tối đa 2-3 quả/tuần. Bởi trong trứng có chứa một hàm lượng lớn các chất như đạm, lipid tạo nên áp lực đào thải lên gan, khiến men gan tăng cao. Điều này nếu kéo dài trong một thời gian thì nguy cơ các tế bào gan bị tổn thương hoặc chết dần, men gan có thể xét nghiệm đạt ở mức trên 40 IU/L.
- Lòng đỏ trứng được biết đến là vô cùng nhiều cholesterol, chúng có thể xem là một trong các yếu tố hình thành bệnh gan nhiễm mỡ. Đồng thời, chúng cũng chính là căn nguyên thứ phát ở người bị men gan tăng. Nếu tình trạng trên không được phát hiện kịp thời thì rất có khả năng gặp phải biến chứng nghiêm trọng gây bệnh ung thư gan.
- Đối với những trường hợp người bệnh bị men gan tăng cao, việc ăn trứng phần nào giúp cung cấp một lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể. Thế nhưng nếu ăn trứng quá nhiều thì bạn có thể gặp phải dấu hiệu buồn nôn, chán ăn, sút cân nghiêm trọng hoặc tăng canxi huyết, là triệu chứng của tình trạng thừa vitamin D.
- Vitamin E đóng vai trò duy trì ổn định men gan. Tuy nhiên, nếu vitamin E trở nên quá thừa do người bệnh men gan cao ăn nhiều trứng, có thể vượt 1000mg/ngày thì hậu quả mà người bệnh phải gánh chịu chính là hiện tượng xuất huyết trong, nguy hiểm tới tính mạng.
>>> Xem thêm: Men gan cao nên ăn gì và kiêng ăn gì để hạ nhanh chóng?
Một lần nữa, chúng ta phải khẳng định rằng việc thiếu hay thừa chất dinh dưỡng đều có ảnh hưởng tới sức khỏe. Việc ăn uống khoa học, cân bằng các dưỡng chất sẽ giúp các tế bào gan được tái tạo, phục hồi và tăng cường sức khỏe đồng thời củng cố hệ miễn dịch, trách sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh. Chính bởi vậy mà những người đang trong thời gian điều trị men gan tăng cao thường nên ăn và sử dụng trứng ở một mức độ nhất định nhằm hạn chế các tác động tiêu cực tới chức năng gan và tăng khả năng chữa khỏi bệnh sớm.
Ngoài ra, bạn cũng nên tự xây dựng cho bản thân thói quen tập luyện thể dục thể thao cùng chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý để có một cơ thể mạnh khỏe, tạo điều kiện cho men gan duy trì ở mức ổn định.
Trên đây là một số thông tin cơ bản mà chúng tôi muốn gửi tới bạn đọc nhằm giải đáp về việc bị men gan cao có nên ăn trứng hay không. Hy vọng rằng sau khi đọc bài viết, bạn sẽ có được lựa chọn tốt nhất cho bản thân trong việc điều trị và phòng ngừa chứng men gan tăng cao. Chúc bạn luôn mạnh khỏe!
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957. Nguyên là giảng viên cấp cao của trường Học viện YHCT Tuệ Tĩnh. Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương hiện đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường.