Chỉ Số Men Gan Cao Là Bao Nhiêu? Cách Đọc Chỉ Số Xét Nghiệm Gan

Chỉ số men gan cao, chỉ số men gan bình thường là bao nhiêu là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Bởi men gan đóng đóng góp một ý nghĩa không nhỏ trong hoạt động của gan. Vậy chỉ số men gan như thế nào là bình thường, như thế nào là cao, các phương pháp xét nghiệm ra sao, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung dưới đây.

Chỉ số men gan bình thường là bao nhiêu?

Men gan là chất xúc tác sinh học quan trọng trong quá trình chuyển hóa của cơ thể, bao gồm hệ thống các enzym: AST, ALT, GGT,.. có chức năng hỗ trợ gan lọc bỏ độc tố, giúp hoàn thiện, tổng hợp và chuyển hóa các chất như bao gồm: lipit, gluxit, protid…

Chỉ số này được xác định để thể hiện mức độ gan bị suy thoái hoặc giảm chức năng.

Chỉ số men gan được cho là bình thường khi không vượt quá mức giới hạn cho phép. Tùy vào giới tính và độ tuổi, chỉ số được chia thành 4 chỉ số thông dụng, đó là ALT, AST, GGT, LDH. Sau khi xét nghiệm men gan, các chỉ số này được cho là bình thường trong những trường hợp sau:

  • Chỉ số ALT (hay còn gọi là GPT) giới hạn bình thường từ 5-37 UI/l
  • Chỉ số AST (hay còn gọi là GOT) giới hạn bình thường từ 5-40 UI/l
  • Chỉ số GGT giới hạn bình thường là 5-60 UI/l
  • Chỉ số ALP giới hạn bình thường từ 35-115 UI/l

Bên cạnh đó, trong một số tình huống, các chỉ số xét nghiệm về chức năng gan trên như ALT, AST có thể tăng hơn so với mức bình thường (không vượt quá gấp 2,3 lần) thì vẫn được cho là bình thường. Chỉ số GGT nếu cao hơn 1-2 mức người bệnh cũng không nên quá lo lắng.

Chỉ số men gan bình thường là bao nhiêu

Chỉ số men gan cao là bao nhiêu?

Ngược lại với chỉ số bình thường, chỉ số men gan cao được xác định theo các mức độ dưới đây:

  • Mức độ nhẹ: Chỉ số men gan tăng cao < 5 lần so với mức bình thường.
  • Mức độ trung bình: Chỉ số men gan tăng cao ~ 5-10 lần so với mức bình thường.
  • Mức độ nặng: Chỉ số men gan tăng cao >10 lần so với mức bình thường.

Men gan cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gia tăng nguy cơ gặp phải một số biến chứng nguy hiểm như: giảm tuổi thọ, xơ gan, thậm chí là viêm gan, ung thư gan. Hiện tượng này dễ gặp ở những người có thể trạng yếu, sức đề kháng kém.

Các triệu chứng ban đầu của men gan cao thường không rõ rệt.  Người bệnh có thể cảm thấy đau đầu, mệt mỏi, vàng da, đầy hơi chướng bụng… Đối với trường hợp men gan cao do bệnh gan cấp tính sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình hơn như mề đay mẩn ngứa, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, đau bụng.

Do đó, khi nhận thấy những dấu hiệu men gan cao, bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, làm xét nghiệm, từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra các cách điều trị men gan cao phù hợp nhất. Song song với đó, người bệnh cũng cần xây dựng và thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp, tăng cường luyện tập thể dục, thể thao, tăng cường sức đề kháng, tránh thức khuya.

Các phương pháp xét nghiệm men gan cao

Men gan cao được xác định thông qua 4 chỉ số: ALT, AST, GGT, LDH, do đó để xét nghiệm men gan cao, các bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm 4 yếu tố trên trong máu. Tuy nhiên, nổi bật hơn cả đó chính là xét nghiệm GGT.

Việc xét nghiệm GGT trong máu không chỉ cho biết chính xác chức năng gan, mà còn giúp phát hiện ra nhiều căn bệnh quan trọng ở các cơ quan: tụy, lá lách, thận, túi mật. Phương pháp này thường được thực hiện phối hợp với đo men gan.

Sử dụng phương pháp kiểm tra GGT cho kết quả chính xác, đánh giá các tổn thương ở gan. Xét nghiệm này được chỉ định đối với các trường hợp bệnh nhân có các dấu hiệu như: chán ăn, vàng da, ngứa da, thiếu năng lượng, nôn ói, đau bụng, phân và nước tiểu bất thường.

Các phương pháp xét nghiệm men gan cao

Lưu ý để kiểm tra men gan cao chính xác nhất

Trong quá trình kiểm tra men gan, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau để đạt được kết quả tốt nhất:

  • Nên làm kiểm tra vào buổi sáng

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, buổi sáng là khoảng thời gian tốt nhất để thực hiện các xét nghiệm chỉ số men gan. Kiểm tra chức năng gan vào buổi sáng sớm sẽ cho kết quả được chính xác hơn so với các thời điểm khác trong ngày.

  • Không ăn trước khi xét nghiệm

Cũng giống như các xét nghiệm khác, trước khi tiến hành các xét nghiệm kiểm tra chức năng gan, người bệnh cần phải nhịn ăn ít nhất từ 4 – 6 tiếng để kết quả được chính xác .

  • Không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào

Việc sử dụng các loại thuốc như: Thuốc kháng sinh, thuốc bổ, thuốc chữa bệnh,… trước khi làm xét nghiệm có thể ảnh hưởng tính chính xác của kết quả xét nghiệm.

  • Không uống rượu bia, thuốc lá

Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá không chỉ gây hại cho sức khỏe tổng thể, ảnh hưởng tới gan, phổi, mà còn khiến các chỉ số kiểm tra bị sai lệch. Do đó bạn cần ngưng sử dụng rượu bia hoặc thuốc lá ít nhất 4 giờ trước khi tiến hành các xét nghiệm kiểm tra chỉ số men gan.

Bên cạnh đó, để dự phòng tốt nhất, bạn nên dành thời gian 6 tháng một lần đến các cơ sở y tế để xét nghiệm chức năng gan, để sớm phát hiện những mầm mống của bệnh trong giai đoạn sớm và có hướng điều trị kịp thời.

>> Tìm hiểu: Bệnh nóng gan là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Trên đây là những thông tin về chỉ số men gan cao hy vọng đã cung cấp cho quý độc giả những kiến thức thực sự hữu ích để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và những người thân yêu.

0983340246