Xuất hiện phổ biến trong nhiều bài thuốc dân gian, cà gai leo được coi là loại “thần dược” chữa bách bệnh. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về nguồn gốc, hình dạng và cách sử dụng loại cây này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số thông tin chi tiết về loại thảo dược này ngay trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về thảo dược cà gai leo
Cà gai leo hay còn thường được gọi bằng rất nhiều cái tên khác như: cà cườm, cà gai dây cà quánh, cà gai cườm, cà bò… Để hiểu rõ hơn về loại thảo dược này, hãy cùng tham khảo một số thông tin dưới đây.
Nguồn gốc và phân bố
Đây là loại cây thuộc họ cà, tên khoa học là Solanum hainanense Hance hoặc Solanum procumbens Lour. Đây là loại cây ưa ánh sáng, ưa đất ẩm, chúng mọc phổ biến ở các vùng đồng bằng và trung du, phân bố rộng rãi khắp nước ta. Một số tỉnh thành có nhiều cà gai leo có thể kể đến như: Bình Thuận, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Phòng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Nha Trang…
Đặc trưng
Cà gai leo được nhận biết đặc trưng bởi thân leo, từ thân phân ra nhiều cành nhỏ tỏa rộng, hoa cà màu trắng hoặc màu tím, lá có lông tơ phủ trên bề mặt, quả cà mọng, có màu đỏ tươi khi chín.
Mùa hè là thời điểm mà loại thảo dược này phát triển mạnh mẽ nhất. Khi đến tháng 8, người ta sẽ tiến hành thu hoạch tất cả các bộ phận của cà gai, bao gồm cả quả, thân, cành, rễ, lá… Thông thường, phần thân sau khi thu về sẽ được cắt khúc ngắn, phơi khô để dùng chữa bệnh.
Hiện nay có hai loại phổ biến là:Cà gai hoa trắng và cà gai leo hoa tím. Nếu hoa trắng có thân nhỏ thì cà gai hoa tím có thân lớn hơn. Loại cà gai trắng được sử dụng làm thuốc phổ biến hơn cả.
Cà gai leo và các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả
Loại thảo dược này được sử dụng phổ biến trong dân gian với nhiều bài thuốc khác nhau. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ loại thảo dược thiên nhiên này.
- Bài thuốc cà gai leo chữa bệnh viêm gan
Trong cuộc sống hiện đại, viêm gan, nóng gan, xơ gan… là các cơn bệnh ngày càng phổ biến. Tác dụng của cà gai trong việc chữa các bệnh về gan đã được minh chứng từ quá khứ cho tới hiện tại. Bài thuốc từ cây cà gai có khả năng bảo vệ gan, giải trừ độc tố, phục hồi tế bào hư tổn một cách hiệu quả.
Cách thực hiện:
Trước tiên, người bệnh cần chuẩn khoảng 20 – 30g cà gai leo. Có thể kết hợp thêm một số loại nguyên liệu như cây dừa cạn, cây diệp hạ châu,… Rửa sạch tất cả thảo dược đã chuẩn bị sẵn, đem sao vàng (hoặc người bệnh có thể tìm mua nguyên liệu đã sao sẵn). Cho cà gai vào ấm, thêm 500ml nước, sắc dưới ngọn lửa âm ỉ cho các chất trong lá tiết ra. Đun mỗi ngày dùng làm nước uống sẽ giúp thanh nhiệt giải độc gan rất tốt.
Bài thuốc giải rượu từ cà gai leo
Bên cạnh tác dụng chữa các bệnh về gan, cà gai còn có khả năng giải rượu tức thời rất tốt. Cây cà gai có thể chống lại tác dụng của rượu mạnh, hoạt chất glycoalkaloid có trong loại cây này giúp giải trừ độc tố một cách nhanh chóng, ngăn chặn sự tác động của các yếu tố gây hại đến gan, chống lại các chất gây say trong bia rượu.
Cách thực hiện:
Trước khi chuẩn bị uống rượu, bạn có thể sử dụng rễ cà gai leo (đã sơ chế sạch sẽ) nhấm lâu trong miệng. Để các chất trong rễ tiết ra thì sẽ chống được cơn sau ngay sau đó. Hoặc sau khi uống rượu xong, bạn hãy dùng khoảng 30g – 40g cà gai sắc với nước dưới ngọn lửa âm ỉ. Gạn lấy phần nước uống ngay lập tức là có thể giải rượu hiệu quả.
Bài thuốc chữa rắn cắn từ cà gai leo
Không phải ai cũng biết loại thảo dược này còn có thể chữa được rắn cắn. Theo kinh nghiệm từ xa xưa của ông cha ta, khi bị rắn cắn có thể sử dụng cà gai để ngăn ngừa độc tố. Các chất có trong loại thảo dược này sẽ giúp ngăn chặn kịp thời độc từ loài rắn, bảo vệ cơ thể.
Cách thực hiện:
Khi sử dụng cà gai chữa rắn cắn, người bệnh cần chuẩn bị 30g – 40g cà gai tươi. Nên sử dụng loại cà gau tươi mới có thể đem đến hiệu quả tốt. Đem rửa sạch sẽ, giã nhuyễn và hòa với tinh khiết. Cho đến khi nước từ cà tiết ra hòa tan với nước tinh khiết thì chắt lấy phần nước cốt uống. Ngày hôm sau, tiếp tục sử dụng rễ cà gai đã sao vàng, sắc lấy phần nước uống đều đặn, duy trì việc sử dụng bài thuốc cà gai leo từ 3 – 5 ngày sau đó để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn độc tố.
Bài thuốc chữa ho gà từ cà gai leo
Chứng ho gà, ho dai dẳng không dứt gây ra nhiều phiền toái cho cuộc sống của người bệnh. Chỉ với nguyên liệu cà gai và lá chanh, tình trạng này sẽ được khắc phục một cách hiệu quả. Cà gai có khả năng trị các bệnh do vi khuẩn, virus gây ra, trong đó có ho gà. Bên cạnh đó, lá chanh cũng thường xuyên được sử dụng trong các bài thuốc chữa ho hữu hiệu. Sự kết hợp này sẽ đem đến tác dụng giảm đi các cơn ho dai dẳng nhanh chóng cho người bệnh.
Cách thực hiện:
Nguyên liệu của bài thuốc bao gồm rễ và thân cà gai leo sao khô, một ít lá chanh tươi. Đem rửa sạch tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn, bỏ vào ấm đun dưới ngọn lửa âm ỷ. Cho đến khi các chất trong cà gai lẫn lá chanh tiết ra và hòa quyện vào nhau, người bệnh tắt bếp để ủ khoảng 30 phút. Cuối cùng chắt lọc lấy phần nước để sử dụng trực tiếp là được.
Bài thuốc cà gai leo chữa xương khớp
Các vấn đề về xương khớp xưa nay luôn là nỗi lo của nhiều người. Ngày nay, các phương pháp dân gian ngày càng được ưa chuộng bởi tính an toàn và hiệu quả cao. Một trong số đó không thể không nhắc đến cà gai. Loại thảo dược này có khả năng hỗ trợ điều trị các vấn đề về xương khớp: đau nhức xương khớp, thoái hóa xương khớp, phong thấp,… Loại thảo dược này có tính ấm, vị hơi the, đem đến tác dụng giảm đau nhức, tán phong thấp vô cùng hữu hiệu…
Cách thực hiện:
Chuẩn bị 1 nắm cà gai leo tươi, đem cắt thành từng khúc nhỏ vài cm. Rửa sạch hoặc phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Nên chuẩn bị thêm một số loại nguyên liệu khác để hỗ trợ điều trị xương khớp như: quế chi, thổ phục linh, lá lốt, cỏ xước… Đem tất cả nguyên liệu sao vàng trên bếp, cho vào ấm sắc nước dưới ngọn lửa âm ỉ. Cho đến khi nước chỉ còn sâm sấp mặt lá là có thể gạn uống được.
Bài thuốc chữa sưng mộng răng từ cà gai leo
Sưng mộng răng là một trong những bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Đây là hiện tượng viêm nhiễm răng lợi do các mảng bám cao răng không được làm sạch đúng cách. Theo ghi chép trong Bách gia trân tàng, loại cây hoang dã này có khả năng kháng khuẩn, chữa viêm nhiễm, đặc biệt là chữa sưng mộng răng rất hiệu quả.
Cách thực hiện:
Với bài thuốc chữa sưng mộng răng, người bệnh cần sử dụng hạt của cà gai leo. Lấy hạt cà gai phơi khô, tán nhuyễn thành dạng bột để dễ sử dụng. Đem hạt cà gai trộn với sáp mật ong để tăng khả năng kháng viêm, loại bỏ cao răng. Tiến hành đựng cà gai trộn sáp mật ong trong đĩa đồng (hoặc vật dụng khác bằng đồng), đốt bên dưới cho khói bốc lên, xông vào vùng chân răng sưng mộng. Tiến hành vài lần như vậy sẽ thấy được hiệu quả giảm sưng đau đáng kể.
Thận trọng khi sử dụng cà gai leo trong điều trị bệnh
Nhìn chung, cà gai đem đến tác dụng chữa bệnh tốt, lành tính và an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên khu sử dụng bất cứ loại thảo dược nào, người bệnh cũng cần hiểu rõ về những mặt lợi và hại. Một số lưu ý dưới đây cần ghi nhớ khi sử dụng cà gai trong điều trị bệnh.
- Sử dụng cà gai chữa bệnh nhìn chung khá an toàn nhưng người bệnh không nên lạm dụng. Chỉ nên sử dụng một lượng vừa đủ, phù hợp với việc chữa bệnh, tránh lạm dụng có thể gây phản ứng phụ.
- Trong quá trình áp dụng các bài thuốc từ cà gai leo, nếu xuất hiện bất cứ triệu chứng lạ nào thì phải ngừng sử dụng ngay lập tức.
- Không tự ý chế các bài thuốc chữa bệnh, không kết hợp bừa bãi cà gai với các loại nguyên liệu không rõ nguồn gốc khác.
- Tác dụng của loại thảo dược này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: tình trạng bệnh, cơ địa của người bệnh… Không phải ai dùng cà gai cũng đem đến hiệu quả như mong muốn.
- Nếu sử dụng cà gai leo kèm với các loại thuốc Tây hoặc phương pháp điều trị khác, cần có sự cho phép và chỉ dẫn của các chuyên gia y tế.
- Các đối tượng không nên tự ý sử dụng cà gai chữa bệnh: phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, trẻ em dưới 6 tuổi.
- Các bài thuốc từ cà gai là phương pháp dân gian, xuất phát hoàn toàn từ thiên nhiên nên tác dụng không thể nhanh chóng như các loại thuốc Tây, không thể thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh. Người bệnh cần kiên trì sử dụng trong một thời gian dài mới có thể đem đến hiệu quả..
- Khi tìm mua cà gai đã sao khô, người bệnh cần lưu ý tìm mua những sản phẩm có nguồn gốc uy tín, xuất xứ rõ ràng, chất lượng đảm bảo… Bởi cà gai leo để quá lâu có thể gây mất chất, mất tác dụng chữa bệnh.
- Khi thu hái, hãy ghi nhớ các đặc tính của loại cây này để tránh nhầm lẫn với loại cà dại, cà độc… Không những không đem đến tác dụng như mong muốn mà còn có thể gây nguy hiểm, ngộ độc khi sử dụng.
Việc chữa bệnh từ cà gai leo luôn được đánh giá cao từ xưa xưa cho đến nay, được áp dụng trong nhiều bài thuốc Đông y lẫn Tây y. Với bài viết trên đây, chúng tôi đã cung cấp một số thông tin quan trọng về thảo dược cà gai. Kèm theo đó là một số bài thuốc dân gian chữa bệnh hữu hiệu. Đừng quên ghi nhớ những lưu ý trên để đảm bảo an toàn và hiệu quả cao khi áp dụng. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957. Nguyên là giảng viên cấp cao của trường Học viện YHCT Tuệ Tĩnh. Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương hiện đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường.