Bạch truật là cây gì? Tác dụng và các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Bạch truật là một vị thuốc Đông y khá quen thuộc đối với nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về bản chất cũng như công dụng của loại thảo dược này. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về bạch truật cũng như các bài thuốc từ loại cây này nhé.

Bạch truật là cây gì?

Bạch truật là một loại cây thân thảo sống lâu năm, có tên khoa học là Atractylodes macrocephala. Đây là loại cây được xếp vào nhóm họ nhà Cúc. Cây cao khoảng 30-80cm, sống đơn độc, phân nhánh ở phía trên. Ở phần thân dưới hóa gỗ, có rễ củ lớn. Lá cây mọc cách nhau, xẻ sâu thành 3 thùy, mỗi thùy có hình trứng mũi mác, mép lá có răng cưa. Cây có hoa màu đỏ tím và mọc rất nhiều. Tràng hoa hình ống, cánh hoa hình sợi chỉ dẹp.

Bạch truật là cây gì? 
Bạch truật là cây gì?

Ban đầu, bạch truật được trồng chủ yếu ở khu vực huyện Thừa, Đông Dương của Trung Quốc. Về sau, chúng di thực vào Việt Nam và nhiều nước Đông Á khác. Sau đó, loại thảo dược nhanh chóng trở thành một vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong nền y học của nhiều nước. Trong đó, phần được sử dụng làm thuốc chính là phần rễ củ. Vì vậy, khi nhắc đến loại thảo dược này, người ta thường hiểu ngay đó là phần rễ của cây này.

Nhìn chung, vị thuốc bạch truật thường có mùi thơm nhẹ, phần ruột trắng ngà. Chúng có tính ôn, vị ngọt đắng và hơi cay. Nếu củ càng rắn chắc và càng nhiều dầu thì tác dụng chữa bệnh càng lớn. Ở nước ta, loại thảo dược này thường được thu hái vào đầu mùa đông (khoảng cuối tháng 10 đến đầu tháng 11). Dựa vào đặc điểm bên ngoài, người ta phân chia thành hai loại. Một là vân đầu truật với củ to béo và có dầu. Hai là cẩu đầu truật, tức loại củ gầy, khô và hơi trắng. Tuy nhiên, loại này lại có dược tính mạnh hơn vân truật.

Bạch truật có tác dụng gì?

Nghiên cứu và phân tích các thành phần có trong bạch truật, các nhà khoa học đã tìm thấy hơn 80 hợp chất từ loại thảo dược này. Trong đó, có nhiều hợp chất có tác dụng tích cực trong việc chữa trị các bệnh lý. Do đó, tính ứng dụng của loại thảo dược này trong y học cũng rất đa dạng. Trong đó, phổ biến nhất có thể kể đến những tác dụng sau:

Cải thiện chức năng tiêu hóa

Theo ghi chép trong Đông y, bạch truật có khả năng kiện tỳ, chủ trị cho các trường hợp mệt mỏi, chán ăn, tiêu chảy, nôn mửa. Vì vậy, chúng có thể cải thiện hệ tiêu hóa rất tốt. Vào năm 2018, điều này một lần nữa được khoa học chứng minh bằng một nghiên cứu y khoa tại Đại học Kyung Hee. Người ta đã tìm thấy trong dịch chiết của cây các hoạt chất đặc biệt. Chúng có khả năng biệt hóa bạch cầu đơn nhân, đồng thời, ức chế nồng độ TNF alpha và IL-6 trong huyết thanh. Do đó, nó có khả năng chống viêm đường tiêu hóa hiệu quả. Và trên thực tế, vị thuốc này cũng được sử dụng để chữa trị các chứng loét bao tử từ rất lâu đời.

Bên cạnh đó, tác dụng của bạch truật với hệ tiêu hóa còn được thể hiện ở khả năng cải thiện chức năng gan-mật. Theo các nghiên cứu gần đây, khi sử dụng loại thảo dược này, lưu lượng mật của người thử nghiệm không tăng lên, song lượng cặn bã trong mật lại tăng lên đáng kể. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc loại thảo dược này có khả năng tăng thải trừ các chất thông qua mật, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, linh hoạt hơn.

Chống viêm, kháng virus và ngăn ngừa ung thư

Từ xa xưa, bạch truật đã được sử dụng như một loại thuốc giúp trừ thấp, long đờm, tức có khả năng chống viêm khá hiệu quả. Còn theo các nghiên cứu khoa học hiện đại, người ta đã tìm thấy hoạt chất Atractylon- thành phần chính của loại thảo dược này với các dược lực học đặc trưng. Chúng có khả năng kháng lại virus H3N2. Đồng thời, có tác dụng ứng chế quá trình sản sinh Nitric Oxide tạo ra trong tế bào ANA-1 và chống lại các tác nhân gây ung thư. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy phát huy tốt công dụng này trong các trường hợp đặc biệt như ung thư dạ dày, ung thư gan hoặc ung thư ruột.

Bạch truật giúp an thai

Trong các bài thuốc y học cổ truyền, loại thảo dược này còn được kê thêm để an thai cho các trường hợp mẹ bầu bị nhiệt. Công dụng này của bài thuốc cũng được các nghiên cứu y khoa hiện đại chứng minh. Người ta nhận thấy trong phần dầu dễ bay hơi của bạch truật có chứa một lượng atractylon. Đây là một hoạt chất giúp làm giảm sự co thắt của tử cung. Do đó, chúng có thể ngăn chặn được nguy cơ chuyển dạ sớm và hạn chế được tình trạng sinh non.

Bên cạnh đó, hoạt chất inulin có trong bạch truật còn giúp khắc phục tình trạng táo bón- một vấn đề thường gặp ở phụ nữ mang thai. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng sinh non ở những tháng cuối thai kỳ.

Hỗ trợ an thần

Tác dụng an thần của bạch truật đã từng được chứng minh bởi nghiên cứu của đại học Vienna-Áo và đăng trên một tạp chí quốc tế về sinh học thần kinh. Trong nghiên cứu, người ta phát hiện ra hoạt chất atractylenolide 2 và 3 trong loại cây này có tác dụng tích cực đối với việc cải thiện giấc ngủ. Do đó, trong lâm sàng, người ta còn dùng loại thảo mộc này để chế tạo thuốc an thần hoặc thôi miên.

Công dụng làm đẹp

Ngoài những công dụng chữa bệnh như trên, bạch truật còn được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực làm đẹp. Xét về thành phần của các loại mỹ phẩm trên thị trường hiện nay, chúng ta có thể thấy đa số các sản phẩm đều sử dụng vitamin C hoặc các dẫn xuất của nó. Cơ chế chung của các hoạt chất này chính là việc ức chế hoạt động của tyrosinase, hoặc ức chế sự phát triển của các tế bào hắc tố. Qua đó, chúng có thể làm sáng và trắng da hơn. Trong khi đó, thành phần của loại thảo dược này lại chứa tới hơn 20 loại hoạt chất được sử dụng thường xuyên trong các sản phẩm làm đẹp.

Như vậy, có thể nói, bạch truật chính là “vua” của các công thức dưỡng trắng da. Chúng có thể điều chỉnh các làn da bị xỉn màu và khắc phục tình trạng mảng sắc tố không đều trên da. Đồng thời, cải thiện làm da sẫm màu, khiến chúng trắng sáng rạng rỡ hơn.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây bạch truật

Bạch truật có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Do đó, các bài thuốc từ loại thảo dược này cũng rất đa dạng và phong phú. Tùy theo từng bệnh lý khác nhau và thể trạng cụ thể của từng người bệnh mà liều lượng, cách bào chế cũng sẽ khác. Ví dụ, nếu bạn muốn táo thấp thì sử dụng thảo dược này ở dạng sống, muốn dưỡng tỳ thì sao vàng hạ thổ. Còn với người muốn nhuận phế thì tẩm mật sao cùng, muốn ấm trung tiêu thì sao cháy. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh phổ biến nhất.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây bạch truật 
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây bạch truật

Sử dụng bạch truật để sắc thuốc uống

Như vật, có thể được dùng ở nhiều dạng khác nhau. Đó có thể là dạng tươi, dạng thuốc sắc, dạng bột hoặc dạng cao. Tuy nhiên, dạng thuốc sắc vẫn là dạng phổ biến nhất. Tùy theo từng bệnh lý cụ thể, các bài thuốc sắc này sẽ kết hợp bạch truật với nhiều loại thảo dược khác nhau với tỉ lệ phù hợp.

Ví dụ: Để cải thiện chức năng tiêu hóa, người ta kết hợp bạch truật cùng chỉ thực với tỉ lệ 2:1; để trị tiêu chảy, người ta dùng nước sắc dùng cùng với mật ong; để trị đầy bụng thì sử dụng bạch truật, quất bì với tỉ lệ 1:2; còn để trị táo bón thì dùng loại thảo dược này kết hợp với thăng ma và sinh địa.

Đấy là với các bệnh về tiêu hóa. Còn với các chứng hàn ở phụ nữ mang thai, người ta sẽ dùng loại thảo dược này kết hợp với trạch tả và gừng tươi để sắc lấy nước uống. Với các bài thuốc an thai, vị thuốc sẽ đa dạng hơn, bao gồm bạch truật, thược dược, tục đoạn, hoàng cầm, nhu mễ, đương quy, sa nhân, chích thảo, xuyên khung, hoàng kỳ, thục địa,… Bài thuốc có thể được sắc hàng ngày, hoặc sao vàng, sấy khô, tán thành bột để dễ dàng sử dụng với rượu trắng.

Sử dụng bạch truật để làm thuốc ngậm

Bài thuốc nước ngậm thường được dùng để chữa chứng đau răng. Trong đó, nguyên liệu được sử dụng duy nhất chỉ là nước sắc, không kèm theo bất cứ loại thảo dược nào khác. Sau khi sắc nước bạch truật xong, bạn ngậm chúng trong miệng cho đến khi hết đau thì thôi.

Dùng bạch truật để đắp ngoài da.

Bài thuốc thoa đắp ngoài da thường áp dụng trong trường hợp muốn làm đẹp. Ví dụ, để trị nám da hay tàn nhang, người ta chuẩn bị 100g bạch truật đã sơ chế, rửa sạch để ngâm cùng 250ml giấm táo mèo. Sau khoảng 2 tuần, đem hỗn hợp này ra sử dụng bằng cách thoa lên mặt. Kiên trì thực hiện trong ít nhất 1 tháng, bạn sẽ thấy hiệu quả.

Ngoài ra, đắp lên mặt còn có thể làm trắng da đáng kể nếu bạn thực hiện theo cách sau. Đầu tiên, bạn đem sơ chế nửa kg bạch truật, 1kg nghệ đen rồi xay nhuyễn hỗn hợp trên. Bỏ tất cả vào hũ thủy tinh, ngâm cùng 2l rượu trắng. Sau khoảng 3 tháng, bạn đem ra sử dụng. Làn da sẽ bật tone rõ rệt chỉ sau 1 tháng sử dụng liên tục.

Bạch truật giá bao nhiêu? Mua ở đâu uy tín?

Bạch truật là loại thảo dược quý, có nhiều công dụng trong chữa trị bệnh, cải thiện sức khỏe và sắc đẹp. Do đó, chúng được rất nhiều người tìm mua để sử dụng. Cũng bởi vì thế mà loại thảo dược này rất dễ bị làm giả, làm nhái để trục lợi từ người mua. Do vậy, để đảm bảo chất lượng của thảo dược, bạn chỉ nên mua chúng ở các cơ sở nhà thuốc Đông y uy tín, hoặc nơi mà bạn hiểu rõ về nguồn gốc sản phẩm. Trên thị trường hiện nay, giá bán của loại bạch truật dao động từ 200.000-350.000 đồng/kg.

Trên đây là tổng hợp một số thông tin cơ bản về đặc điểm, tác dụng dược lý cũng như công dụng của bạch truật. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích về loại thảo dược này. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!

0983340246