Tiêm sinh học chữa bệnh vảy nến được biết là một trong những phương pháp điều trị bệnh còn khá mới mẻ và không phải ai cũng biết đến phương pháp này. Vậy liệu rằng cách chữa này có thực sự hiệu quả và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp trong bài viết này để bạn có được câu trả lời.
Tiêm thuốc sinh học trị vảy nến có tốt không?
Thuốc sinh học là một sản phẩm thuốc được sản xuất dựa trên các chuỗi protein có nguồn gốc từ các tế bào sống và được các nhà khoa học nuôi cây trong các phòng thí nghiệm.
Cơ chế hoạt động của các loại thuốc sinh học này không giống với các loại thuốc khác là dựa vào hệ thống miễn dịch của cơ thể. Hoạt động của loại thuốc này sẽ có tác động trực tiếp đến các hệ thống gây phát triển của mức của các tế bào da trên cơ thể giúp cho việc điều trị bệnh đạt được những hiệu quả tốt nhất. Việc áp dụng cách chữa vảy nến bằng tiêm sinh học được các chuyên gia đánh giá rất cao.
Việc điều trị bằng thuốc sinh học sẽ được đưa trực tiếp vào cơ thể người bệnh thông qua đường tiêm hoặc truyền vào tĩnh mạch. Tuy nhiên, theo như các bác sĩ chia sẻ thì phương pháp này có chi phí điều trị khá cao và mang lại nhiều những rủi ro cho người bệnh trong quá trình điều trị. Vì vậy, phương pháp này chi được các bác sĩ chỉ định trong một số trường hợp người bệnh ở giai đoạn nặng.
Việc áp dụng phương pháp này không giúp điều trị bệnh được dứt điểm những việc tiêm sinh học này sẽ giúp người bệnh cải thiện hiệu quả tình trạng cũng như phục hồi các thương tổn trên da do bệnh hiệu quả chỉ sau vài lần áp dụng điều trị.
Vì việc tiêm hoặc truyền thuốc vào tĩnh mạch sẽ giúp cho cơ thể hấp thu hiệu quả thuốc vào tế bào được nhanh hơn, từ đó sẽ rút ngắn được thời gian điều trị bệnh.
Tiêm sinh học trị vảy nến
Có rất nhiều các loại thuốc sinh học giúp điều trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, để người bệnh có thể lựa chọn được những loại thuốc phù hợp người bệnh cần phải được chỉ định từ phía bác sĩ. Bác sĩ sẽ chẩn đoán và dựa trên tình trạng bệnh, cùng kết quả chẩn đoán mà đưa ra những phác đồ điều trị bệnh phù hợp.
Alefacept – Thuốc tiêm sinh học chữa bệnh vảy nến
Đây là một trong những loại thuốc được chỉ định sử dụng điều trị đối với những bệnh nhân mắc bệnh thể mảng ở mức độ vừa cho đến mức độ nặng, bệnh dai dẳng trong thời gian dài.
Alefacept được các chuyên gia đánh giá khá an toàn và không gây ra những tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Tuy nhiên, để có thể đảm bảo tốt nhất cho quá trình điều trị thì người bệnh cần phải được tiến hành xét nghiệm TCD4 trước khi sử dụng thuốc. Được biết đây là một trong những tế bào rất quan trọng trong hệ miễn dịch. Quá trình xét nghiệm sẽ được thực hiện đều đặn 2 tuần/1 lần để đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe người bệnh.
Thuốc tiêm sinh học Etanercept giúp điều trị vảy nến
Loại thuốc này được chỉ định sử dụng đối với người bệnh ở mức độ bệnh vừa hoặc nặng. Sau khoảng 3 – 6 tuần điều trị người bệnh sẽ cảm thấy tình trạng bệnh sẽ được thuyên giảm đáng kể.
Để có thể sử dụng loại thuốc này trong điều trị thì người bệnh cần phải được chỉ định từ bác sĩ và cần phải làm một số những xét nghiệm và chẩn đoán bệnh như: Xét nghiệm máu, ure, máu lắng, creatinin máu trước khi sử dụng thuốc.
Thuốc chống chỉ định đối với những bệnh nhân đang mắc hoặc có tiền sử bị bệnh tim, viêm gan C, lao phổi,…
Các xét nghiệm cần được tiến hành thực hiện lại sau 3 tháng áp dụng điều trị bằng thuốc tiêm sinh học Etanercept.
Nhóm thuốc ức chế TNF chữa bệnh vảy nến
Nhóm thuốc sinh học ức chế TNF bao gồm những loại thuốc như: infliximab, etanercept, adalimumab. Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế là làm giảm các TNF do các tế bào đại thực bào, tế bào sừng, tế bào Lympho, tế bào đuôi gai, tế bào bạch cầu đơn nhân tạo ra.
Nhóm thuốc này có tác động trực tiếp tới những người bệnh. Tuy nhiên chúng cũng tồn tại những nhược điểm mà người bệnh cần phải chú ý đó là việc sử dụng thuốc có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể trước các bệnh như nhiễm trùng.
Thuốc sinh học Secukinumab trị vảy nến
Cũng giống như các loại thuốc sinh học trên thì việc sử dụng Secukinumab cũng được áp dụng cho những đối tượng người bệnh ở giai đoạn vừa hoặc nặng, đối với những người bệnh bị dai dẳng trong thời gian dài.
Thuốc sinh học Secukinumab giúp đẩy lùi bệnh dựa trên cơ chế ngăn chặn các tế bào protein IL-17A, các tế bào liên quan tới phản ứng viêm. Thuốc có tác dụng giúp giảm các triệu chứng ngứa, bong vảy do bệnh gây ra.
Xem thêm: Thuốc trị vảy nến da đầu tốt nhất hiện nay thị trường 2020
Nhược điểm khi điều trị vảy nến bằng tiêm sinh học
Theo các chuyên gia cho biết thì không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng phương pháp điều trị này. Việc sử dụng thuốc đúng đối tượng sẽ giúp đẩy lùi bệnh rất nhiều quả, rút ngắn rất nhiều thời gian phục hồi của người bệnh.
Ưu điểm là thế những nhược điểm của việc sử dụng tiêm sinh học trong điều trị bệnh cũng là vấn đề mà người bệnh cần phải hết sức chú ý.
- Người bệnh có thể xuất hiện tình trạng đau đầu, mệt mỏi, sốt trong quá trình sử dụng thuốc.
- Thuốc Etanercept có thể khiến cho người bệnh gặp phải một số dấu hiệu như ho, đau đầu, thiếu máu.
- Thuốc Alefacept có thể khiến cho người bệnh gặp phải một số tình trạng như giảm tiểu cầu, viêm gan, nhiễm trùng,…
- Chi phí điều trị bằng phương pháp tiêm sinh học này khá cao và quá trình điều trị sẽ mất thời gian khá dài.
Tiêm thuốc sinh học trị vảy nến có tốt không? Các loại thuốc trong điều trị bệnh đã được chúng tôi giới thiệu đến bạn. Đây được coi là một trong những điều trị bệnh khá hiệu quả nhưng nó vẫn còn tồn tại rất nhiều những nhược điểm. Trước khi muốn áp dụng phương pháp điều trị này thì người bệnh cần nên cân nhắc thật kỹ và tham khảo thêm ý kiến từ phía bác sĩ điều trị.
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957. Nguyên là giảng viên cấp cao của trường Học viện YHCT Tuệ Tĩnh. Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương hiện đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường.