Bệnh vảy nến là gì, có chữa được không? Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị bệnh hiệu quả đều là thắc mắc được rất nhiều người quan tâm. Đây được biết đến là một trong những bệnh lý da liễu mãn tính gây ra rất nhiều cảm giác khó chịu cho người bệnh. Để hiểu hơn về căn bệnh này, hãy cùng chúng tôi tham khảo những thông tin xoay quanh ở nội dung dưới đây của bài viết.
Bệnh vảy nến là gì?
Bệnh tên khoa học là psoriasis, là một trong những bệnh lý về da liễu mãn tính gặp phải ở rất nhiều đối tượng người bệnh, trong đó có cả trẻ em. Đối với trẻ em thì độ tuổi khởi phát bệnh trung bình thường ở trong khoảng độ tuổi từ 7 – 10 tuổi.
Những biểu hiện rõ rệt để có thể nhận biết bệnh thường là những nốt sẩn, mảng đỏ, bong vảy trắng ở trên da. Đây là một căn bệnh mãn tính rất khó có thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng các phương pháp điều trị có thể kiểm soát hiệu quả tình trạng bệnh và giúp cho bệnh không bùng phát.
Theo số liệu thống kê cho biết thì bệnh chiếm 1 – 3% dân số, những thương tổn của bệnh thường gặp nhiều ở vùng da cổ, lưng, chân, tay, những nơi nhiều ma sát như đầu gối, khuỷu tay tình trạng bệnh thường tiến triển theo từng đợt. Các cơn bùng phát bệnh thường xảy ra do khi bạn bị nhiễm trùng, tiếp xúc với môi trường không khí lạnh hoặc người bệnh mắc phải một số bệnh lý tự miễn khác.
Bệnh vảy nến có chữa được không?
Đây là một trong những bệnh lý da liễu có tỷ lệ mắc đứng thứ 2 sau bệnh viêm da cơ địa, bệnh gây ra rất nhiều những phiền toái gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống, gây mất thẩm mỹ khiến giảm chất lượng cuộc sống.
Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, nhưng nếu không được điều trị sẽ có thể gây ra nhiều những biến chứng nguy hiểm.
Vậy bệnh vảy nến có chữa khỏi được hay không? Đây là một trong những thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Hiện tại thì căn bệnh này vẫn chưa có loại thuốc giúp điều trị bệnh khỏi hoàn toàn, quá trình điều trị bệnh chủ yếu là giúp giúp kiểm soát các tình trạng bệnh, tránh bệnh bùng phát và lan rộng.
Người bệnh có thể hoàn toàn sống hòa bình với bệnh mà không phải lo bệnh lan rộng nếu được điều trị bệnh hiệu quả theo chỉ định của bác sĩ.
Phác đồ điều trị bệnh vảy nến mỗi người sẽ khác nhau, tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh, thể bệnh và ảnh hưởng của bệnh tới sức khỏe mà bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị bệnh khác nhau. Trong một số trường hợp người bệnh gặp phải một số các triệu chứng dữ dội như bề mặt da khô ráp, bong tróc, hình thành rất nhiều mảng da đóng vảy ở trên diện rộng thì việc điều trị sẽ phụ thuốc phần lớn vào thuốc và những chỉ định từ phía bác sĩ chuyên khoa.
Bệnh vảy nến sẽ có tỷ lệ cao tái phát trở lại trong trường hợp người bệnh gặp phải một số vấn đề như nhiễm khuẩn, do thay đổi của thời tiết,…Những nguyên nhân gây suy yếu hệ miễn dịch có thể là tác nhân và sẽ tạo điều kiện rất lớn bệnh bệnh bùng phát.
Nhìn chung, thì việc người bệnh phải chuẩn bị tinh thần vì việc điều trị bệnh có thể kéo dài trong nhiều tháng hoặc thậm chí là nhiều năm. Do đó, việc phòng bệnh tái phát là cách tốt nhất duy trì thể trạng khỏe mạnh. Bệnh được xem là điều trị thành công khi giảm thiểu hiệu quả các triệu chứng bệnh và có thể kéo dài thời gian bệnh tái phát bệnh trong tương lai.
Nguyên nhân vảy nến
Nguyên nhân gây bệnh cho đến nay vẫn được các nhà khoa học chứng minh được rõ ràng. Nhưng một trong những vấn đề chắc chắn rằng là bệnh lý này có liên quan tới hội chứng rối loạn đáp ứng miễn dịch qua vùng trung gian tế bào và dấu ấn cytokine.
Vì thế mà các thế bao lympho T trong cơ thể người bệnh có thể dẫn tới việc nhầm lẫn với các tế bào khỏe mạnh là kẻ thù và bắt đầu có dấu hiệu tấn công và dẫn tới tình trạng làm tổn thương tế bào khỏe mạnh.
Các yếu tố thường là điều kiện thuận lợi gây ra bệnh vảy nến bao gồm:
- Yếu tố ngoại sinh: Bệnh có thể là yếu tố tác động ngoài môi trường, các yếu tố ngoại sinh làm khởi phát bệnh ở những người đã mang bệnh hoặc có thể làm cho bệnh nặng thêm như nhiễm trùng da, chấn thương, bỏng, hoặc trong quá trình sử dụng thuốc corticosteroid, beta blockers,… Nếu người bệnh sử dụng những loại thuốc này trong thời gian dài sẽ gây ra tình trạng bệnh vảy nến.
- Yếu tố di truyền: Thường thì trình trạng bệnh sẽ có 2 dạng là khởi phát sớm và khởi phát muộn. Giai đoạn bệnh khởi phát sớm thường nằm ở độ tuổi từ 15 – 20 tuổi. Giai đoạn này có khuynh hướng lan rộng ra nhiều vùng trên cơ thể được xác định là có mối liên quan chặt chẽ với yếu tố di truyền. Trái lại là dạng bệnh vảy nến khởi phát muộn thường gặp phải ở độ tuổi từ 55 – 60 tuổi, dạng này thường nhẹ nhàng hơn, ít hơn và có ít mối liên quan tới yếu tố di truyền.
Nguyên nhân gây bệnh hiện nay vẫn chưa được đưa ra một cách chính xác, phần lớn nguyên nhân được biết đến là những yếu tố có liên quan tới việc khởi phát và khiến bệnh tình trở lên nặng hơn.
Triệu chứng bệnh vảy nến
Những triệu chứng dễ gặp nhất của bệnh thường là sự xuất hiện của những mảng đỏ, dày và thường được bao phủ ở ngoài bởi một lớp vảy trắng. Ngoài ra, tùy thuộc vào từng vị trí xuất hiện triệu chứng và các đặc điểm của tổn thương mà bệnh sẽ được phân thành từng dạng như:
- Vảy nến thể giọt: Tình trạng này sẽ có dấu hiệu xuất hiện khắp cơ thể mang theo những thương tổn có dạng giọt nước. Loại bệnh này thường gặp phải ở trẻ em sau khi bị viêm họng do streptococcus.
- Dạng bệnh thể mảng: Tình trạng bệnh thường xuất hiện theo các mảng da đỏ ở vùng khuỷu tay, đầu gối hoặc phần vùng lưng dưới.
- Dạng bệnh thể mủ: Có triệu chứng xuất hiện mụn mủ ở các khu vực ở tay và chân.
- Vảy nến da đầu: Thường xuất hiện với các triệu chứng là các mảng da dày màu trắng xuất hiện nhiều trên đầu.
- Dạng bệnh ở móng tay, móng chân: Triệu chứng của thể bệnh này sẽ xuất hiện tình trạng móng dày và có dấu hiệu xuất hiện những lỗ nhỏ trên bề mặt của móng.
- Vảy nến nếp gấp: Gây ra tình trạng xuất hiện những thương tổn ở các vị trí nếp gấp trên cơ thể như vùng nách, mông, háng,… Thể bệnh này thường gặp phải nhiều ở những người béo phì.
Bệnh gây ra rất nhiều những phiền toái cho người bệnh nên việc điều trị bệnh là yếu tố cần thiết. Vì nếu không được điều trị thì bệnh có thể gây ra rất nhiều những biến chứng gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh.
Bệnh vảy nến là gì, chữa được không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa như thế nào để mang lại hiệu quả? Tất cả những thắc mắc trên đã được chúng tôi giải đáp đến bạn ở nội dung trên. Hy vọng, với những thông tin trên sẽ giúp ích đến bạn trong quá trình điều trị bệnh.
Cách chữa bệnh vảy nến hiệu quả
Hiện nay, có rất nhiều các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả như việc sử dụng thuốc Tây, các bài thuốc dân gian và cả Đông Y. Ở nội dung này chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một bài thuốc Đông Y chữa bệnh vảy nến được nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng.
Ngưu bì giải độc ẩm là một trong những bài thuốc Đông Y được nghiên cứu và phát triển bởi các chuyên gia và bác sĩ của Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường. Với sự kết hợp của các loại thảo dược bao gồm: Liên Kiều, Kế Đầu Ngựa, Hoàng Kỳ, Hoàng Liên, Kinh Giới, Hoàng Cầm, Kim Ngân Hoa, Kinh Giới, Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo, Cam Thảo, Xích Thược, Đầu Ké Ngựa.
Với các loại thảo dược trên các chuyên gia nhà thuốc đã tạo ra 3 dạng thuốc đó là: Thuốc uống, thuốc ngâm và thuốc bôi. Tác dụng của thuốc này bao gồm:
- Thuốc uống: Thuốc có tác dụng giúp cơ thể giải độc, tiêu viêm, phục hồi hiệu quả chức năng gan thận, giúp cơ thể thải các chất độc hiệu quả thông qua da, đồng thời giúp cho cơ thể tăng cường hiệu quả sức đề kháng, chống lại các dị nguyên gây bệnh từ bên trong.
- Thuốc ngâm: Với tác dụng giúp người bệnh vảy nến giảm tình trạng ngứa, loại bỏ các bụi bẩn bám sâu trong lỗ chân lông, giúp loại bỏ hiệu quả độc tố và một số dầu thừa trên bền mặt của da, giúp da được sạch sâu từ bên trong.
- Thuốc bôi: Có tác dụng giúp làm lành các thương tổn trên da, ngăn ngừa quá trình hình thành sẹo và vết thâm, phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng da rất hiệu quả.
Với Ngưu bì giải độc ẩm thì tùy vào tình trạng bệnh mà phác đồ điều trị bệnh vảy nến cũng sẽ không giống nhau. thông thường đối với người bệnh nặng thì cần phải sử dụng tối đa là 3 liệu trình/1 tháng. Người bệnh sẽ cảm thấy các triệu chứng nhẹ nhàng hơn chỉ sau 1 liệu trình sử dụng.
Bệnh vảy nến là gì, chữa được không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa hiệu quả đã được chúng tôi giải đáp đến bạn trong bài viết này. Hy vọng, với những thông tin trên sẽ giúp bạn phần nào hiểu hơn về bệnh và cách điều trị. Chúc bạn sớm khỏi bệnh!!!
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957. Nguyên là giảng viên cấp cao của trường Học viện YHCT Tuệ Tĩnh. Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương hiện đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường.