Bệnh vảy nến thể giọt là gì và các phương pháp điều trị

Bệnh vảy nến thể giọt được biết đến là một trong những bệnh lý viêm da mãn tính, gặp phải ở rất nhiều người. Để hiểu hơn về căn bệnh này và phương pháp điều trị bệnh, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin ở nội dung bài viết dưới đây.

Vảy nến thể giọt là gì?

Bệnh với tên tiếng anh là Guttate, bệnh thường xuất hiện trên da dưới dạng các đốm có màu đỏ, xuất hiện các mảng vảy nhỏ có hình giọt nước. Căn bệnh này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, nhưng bệnh thường phổ biến nhất ở độ tuổi từ 15-35 tuổi.

Vảy nến thể giọt là bệnh tự miễn, có nghĩa cơ thể sẽ tự “xử lý” khi bệnh xuất hiện trên da và không để lại sẹo trên da. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bệnh không tự biến mất, lúc này người bệnh bắt buộc phải áp dụng các biện pháp y khoa để giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh.

vảy nến nhỏ giọt

Bệnh không có tính chất truyền nhiễm. Nó không thể truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp da kề da, tuy nhiên bệnh lại có thể lan rộng sang những vùng da khác trên chính cơ thể người bệnh. Nhưng căn bệnh này lại có dấu hiệu rất mật thiết tới yếu tố di truyền.

Bệnh thường được chia thành 3 giai đoạn tiến triển khác nhau bao gồm:

  • Giai đoạn 1: Trên vùng da mắc bệnh chỉ xuất hiện một vài đốm nhỏ, bao phủ khoảng 2,5% diện tích bề mặt da.
  • Giai đoạn 2: Các thương tổn chiếm khoảng 3-10% vùng da của người bệnh.
  • Giai đoạn 3: Các tổn thương bao phủ trên 10% hoặc nhiều hơn và cũng có thể xuất hiện dấu hiệu bao phủ toàn bộ cơ thể.

Tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh mà có thể ảnh hưởng ít nhiều tới cuộc sống hằng ngày của người bệnh theo những mức độ nhất định. Bệnh sẽ gây rất nhiều phiền toái và làm ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của người bệnh.

Thông thường, bệnh vảy nến thể giọt xuất hiện một cách rất đột ngột. Các triệu chứng phổ biến mà người bệnh cần phải hết sức chú ý:

  • Da xuất hiện những nốt nhỏ có màu đỏ có nước giống hạt mưa. Các hạt này có ranh rới rõ ràng nhưng lại không dày như bệnh thể mảng.
  • Các nốt đỏ xuất hiện nhiều tại các khu vực trên cánh tay, chân, vùng ngực,… nhưng không có dấu hiệu xuất hiện ở khu vực lòng bàn tay, lòng bàn chân như các thể bệnh khác.
  • Các nốt đỏ thường có dấu hiệu khởi phát vào mùa đông hoặc khi gặp thời tiết có không khí nóng khô và thường có dấu hiệu lây lan nhanh vào mùa hè.

Bệnh vảy nến thể giọt có nguy hiểm?

Nếu người bệnh phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời thì bệnh sẽ hoàn toàn không gây nguy hiểm, cũng không để lại sẹo trên vùng da tổn thương. Nhưng nếu trường hợp bệnh đã bị nặng và không được điều trị một cách hiệu quả thì bệnh rất dễ xảy ra biến chứng.

Một số biến chứng của bệnh vảy nến thể giọt có thể  kể đến như viêm khớp vảy nến, huyết áp cao, trầm cảm, bệnh thận, tiểu đường, loãng xương, bệnh tim mạch, bệnh Crohn, rối loạn tự miễn dịch. Chính vì vậy, hãy thăm khám sớm và để phát hiện bệnh kịp thời để giảm thiểu nguy cơ biến chứng có thể xảy ra.

Bệnh không phải là bệnh truyền nhiễm nên  không có dấu hiệu lây lan trong cộng đồng. Tuy nhiên, bệnh lại có tốc độ lan truyền từ vùng da này sang vùng da khác của người bệnh rất nhanh. Chính vì thế người bệnh cần hết sức lưu ý tới vấn đề chăm sóc da và quá trình điều trị bệnh của mình.

Phương pháp điều trị bệnh vảy nến thể giọt

Để điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt nhất, hiện nay có rất nhiều phương pháp cần được kể đến như điều trị bệnh bằng thuốc Tây, bằng các bài thuốc nam hoặc thuốc Đông Y.

Điều trị bệnh bằng thuốc Tây

Để đạt được hiệu quả tốt nhất trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh cần đến các cơ sở y tế bệnh viện để được sự thăm khám từ bác sĩ.

Dưới đây là một số loại thuốc điều trị bệnh thường được bác sĩ chỉ định:

  • Corticosteroid: Người bệnh được chỉ định các loại thuốc này có tác dụng giúp giảm đỏ, ngứa và viêm hiệu quả.
  • Cyclosporine: Thuốc này được chỉ định trong trường hợp bệnh có liên quan tới hệ miễn dịch.
  • Thuốc Methotrexate: Thuốc có tác dụng giúp làm ức chế hệ thống miễn dịch, thường được chỉ định sử dụng đối với người bệnh trong một số trường hợp nặng hoặc khi mà các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả tích cực.

Ngoài ra, sẽ còn một số loại thuốc khác sẽ được chỉ định sử dụng trong quá trình điều trị bệnh được bác sĩ kê đơn. Để việc điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần chú ý tuân thủ theo đúng các chỉ định từ phía bác sĩ về việc sử dụng thuốc, liều lượng sử dụng và chế độ sinh hoạt.

Chữa vảy nến thể giọt bằng thuốc nam

Từ xa xưa, ông cha ta đã biết và áp dụng rất nhiều các cây thuốc tự nhiên giúp điều trị bệnh hiệu quả. Phần lớn các cách chữa này đều sử dụng nguyên liệu tự nhiên có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, giúp đẩy nhanh các triệu chứng của bệnh một cách  hiệu quả.

Dưới đây là một số phương pháp thường được nhiều người bệnh áp dụng trong quá trình điều trị bệnh:

  • Chữa bệnh bằng lá lốt: Sử dụng khoảng một nắm lá lốt tươi, rửa sạch để loại bỏ các bụi bẩn, sau đó giã nát rồi đắp lên vùng da bị tổn thương trong 20 phút. Người bệnh cần lưu ý vệ sinh sạch vùng da mắc bệnh trước khi đắp, sau đắp thì nên rửa lại vết thương với nước sạch.
  • Chữa vảy nến thể giọt bằng dầu dừa: Sử dụng dầu dừa nguyên chất để bôi lên vùng da bị tổn thương do bệnh trong khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Áp dụng đều đặn hằng ngày sẽ giúp giảm các triệu chứng của bệnh một cách hiệu quả.

Mặc dù, đều là các nguyên liệu tự nhiên có tính sát khuẩn, chống viêm giúp người bệnh làm giảm tình trạng ngứa ngáy, bong tróc da. Tuy nhiên những phương pháp này chỉ áp dụng trong trường hợp bệnh ở giai đoạn nhẹ. Nên người bệnh cần chú ý để áp dụng đúng trong một số trường hợp.

Vậy bệnh vảy nến thể giọt là gì, bệnh có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất. Câu hỏi đã được chúng tôi giải đáp đến bạn. Hy vọng, với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị bệnh.

0983340246