Mề đay mãn tính: Dấu hiệu và cách chữa bệnh cho người bị lâu năm

Mề đay mãn tính là tình trạng nổi mề đay kéo dài trong khoảng một tháng và không có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không có phương pháp điều trị bệnh phù hợp. Vậy tình trạng mề đay mãn tính có nguy hiểm không, cách chữa nào phù hợp thì hãy cùng tìm hiểu qua bài viết.

Mề đay mãn tính có nguy hiểm không?

Do bệnh có đặc thù kéo dài và có thể tái phát nhiều lần nhưng bệnh mề đay mãn tính ít gây nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, khi bị bệnh sẽ làm ảnh hưởng nhiều tới giấc ngủ, ngoại hình và có thể làm giảm đi chất lượng cuộc sống cũng như tâm lý của người bệnh trong giao tiếp.

Mề đay mãn tính có nguy hiểm không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người khi gặp phải tình trạng bệnh này. Bệnh không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp sẽ dẫn tới nhiều biến chứng cho cơ thể người bệnh như:

  • Thâm nhiễm da: Khi tình trạng bệnh kéo dài và gây ra những cơn ngứa âm ỉ khiến cho người bệnh thường xuyên phải gãi lên các vùng da bị tổn thương. Hành động này có thể khiến cho vùng da bị bệnh dày sừng lên và thâm nhiễm.
  • Chàm hóa trên da: Đây là hiện tượng da bị nổi mề đay đang có dấu hiệu bị dày sừng kèm theo các triệu chứng khô rát và nứt nẻ. Chàm hóa có thể làm cho vùng da bị bệnh mất thẩm mỹ, để lại sẹo.
  • Phát triển một số bệnh dị ứng: Mề đay mãn tính nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm cho hệ thống miễn dịch bị suy yếu. Đồng thời nồng độ IgE trong huyết thanh cũng tăng lên làm kích ứng một số bệnh lý trên da gây viêm mũi dị ứng hoặc viêm da cơ địa, chàm.
  • Sốc phản vệ: tình trạng này sẽ gây ra triệu chứng khó thở, chóng mặt, sưng môi làm ảnh hưởng tới sức khỏe.

Mề đay mãn tính

Để tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh khi thấy các triệu chứng của bệnh cần phải đến ngay trung tâm y tế để khám và có phương pháp điều trị phù hợp.

Xem thêm: Nổi mề đay ngứa vào ban đêm là do đâu và cần phải làm gì?

Bệnh mề đay mãn tính vô căn

Bệnh mề đay mãn tính vô căn là một dạng của bệnh không rõ nguyên nhân và các triệu chứng của bệnh, nhưng thời gian kéo dài bệnh dài hơn một tháng.

Bệnh mề đay vô căn mãn tính thường không gây ra nhiều biến chứng ngay. Tuy nhiên, khi xuất hiện tình trạng này sẽ khiến cho cơ thể bị sốc phản vệ rất nguy hiểm.

Bệnh mề đay mãn tính vô căn có thể được hình do bệnh dị ứng và bệnh truyền nhiễm kết hợp lại. Bệnh này cũng khiến cho hệ thống miễn dịch của người bệnh bị suy giảm.

Bệnh có thể do một số nguyên nhân gây ra như:

  • Người bệnh sử dụng những loại thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh hoặc thuốc có tác dụng an thân…
  • Bị côn trùng cắn
  • Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc do sự thay đổi thời tiết một cách đột ngột.
  • Sử dụng thực phẩm có chứa nhiều chất gây dị ứng.

Ngoài những nguyên nhân ở trên thì người bệnh cũng có thể mắc phải tình trạng này do bệnh lý về đường hô hấp.

Bệnh nổi mề đay mãn tính vô căn thường được phát hiện thông qua một số triệu chứng như:

  • Ngứa trên da kèm các đốm mẩn đỏ hoặc sần từng mảng trên diện rộng.
  • Phù mạch, sưng ở vùng mí mắt, cổ họng và ơ môi.
  • Cơ thể tăng nhiệt bất thường kèm theo đau đầu.
  • Người bệnh thường xuyên có cảm giác ớn lạnh
  • Nhiều trường hợp xuất hiện xuất huyết dưới da co gãi nhiều.

Những triệu chứng này sẽ kéo dài trong khoảng hơn 1 tháng và không có dấu hiệu giảm. Các triệu chứng này trở nên nặng mỗi khi người bệnh căng thẳng hoặc tiếp xúc với môi trường xấu.

Cách chữa bệnh mề đay mạn tính

Các triệu chứng của bệnh mề đay mạn tính các triệu chứng của bệnh sẽ không có xu hướng giảm khi chưa cho phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường các biện pháp có thể sử dụng để giúp giảm triệu chứng bệnh mạn tính.

Điều trị tại nhà

Để hạn chế được các triệu chứng bệnh thì có thể áp dụng theo một số mẹo dưới đây:

  • Chườm mát: đây là phương pháp tạm thời bằng cách cho đá lạnh vào khăn rồi chườm lên vùng da đang bị bệnh. Nhiệt độ lạnh sẽ giảm các kích ứng trên da và hạn chế các cơn ngứa hiệu quả.
  • Dùng da đam: Người bệnh có thể sử dụng một lá nha đam, rửa sạch, bóc bỏ đi lớp vỏ bên ngoài rồi sử dụng phần lõi bên trong thoa đều lên vùng da bị bệnh và vệ sinh lại với nước sạch. Cách này sẽ giúp vệ sinh vùng bị bệnh hiệu quả.
  • Tắm nước lá: Người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dân gian để giúp làm giảm đi các triệu chứng ngứa tạm thời của bệnh. Một số loại lá có thể sử dụng như lá trà xanh, lá tía tô, lá khế.. đun sôi nước và dùng để tắm.

Những cách này chỉ áp dụng đối với các triệu chứng bệnh nhẹ và nên kiên trì thực hiện để có được sự hiệu quả cao.

Sử dụng thuốc trị mề đay mạn tính

Khi bị mề đay mạn tính các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc kháng histamin và một số loại thuốc khác để điều trị

Dùng thuốc kháng histamin: Giúp giảm các triệu chứng mẩn đỏ và rát của bệnh. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, cần phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra, bác sĩ có thể cho người bệnh sử dụng thêm một số loại thuốc điều trị bệnh khác như:

  • Thuốc ức chế miễn dịch: Bác sĩ sẽ đưa cho người bệnh sử dụng Cyclosporine hoặc tacrolimus.
  • Thuốc Omalizumab: Đây là loại thuốc phù hợp cho điều trị các triệu chứng bệnh mề đay mạn tính.
  • Thuốc Zonalon: Giúp giảm triệu chứng ngứa cho người bệnh

Lưu ý: Hầu hết các loại thuốc này đều gây ra nhiều tác dụng phụ nên người bệnh nên tuân thủ đúng theo sự hướng dẫn của bác sĩ để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe. Đối với phụ nữ mang thai và đang cho con bú thì không nên sử dụng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Hy vong quan bài viết trên có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về căn bệnh mề đay mãn tính và biết thêm một vài phương pháp chữa hiệu quả. Cảm ơn các bạn đã quan tâm tới bài viết ở trên.

0983340246