Thoát Vị Đĩa Đệm Có Mang Thai Được Không, Có Ảnh Hưởng Sinh Sản?

Thoát vị đĩa đệm có mang thai được không, có ảnh hưởng đến sinh sản, sinh lý không là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ và các đấng mày râu. Một số luồng ý kiến cho rằng mang thai trong thời gian phát bệnh sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể mẹ và bào thai và cả vấn đề về sinh sản và sinh lý ở 2 giới. Vậy đâu là nhận định đúng về vấn đề này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Thoát vị đĩa đệm có mang thai được không?

Tình trạng đĩa đệm bị thoát vị là bệnh lý về xương khớp, cột sống, trong khi đó mang thai lại liên quan đến khả năng sinh sản của người mẹ. Thực chất, hai vấn đề này không liên quan đến nhau nên người bị thoát vị đĩa đệm hoàn toàn có thể mang thai được, và bệnh cũng sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bào thai.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia cho rằng, người mẹ không nên mang thai trong quá trình điều trị, bởi bệnh sẽ tác động tiêu cực đến cơ thể mẹ.

Đặc biệt, nếu mắc phải những căn bênh cột sống như thoát vị, người mẹ sẽ trải qua 9 tháng mang thai đầy khó chịu với những hậu quả sau:

  • Lúc này, dây chằng và sụn khớp của bệnh nhân vừa bị tổn thương bởi thoát vị đĩa đệm vừa phải chịu áp lực từ độ lớn của bào thai. Sự phát triển của bào thai tỷ lệ thuận với sự gia tăng của những cơn đau. Người mẹ trong giai đoạn này phải chịu đựng những cơn đau dai dẳng từ thắt lưng và vùng xương chậu.
  • Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, bà bầu không được dùng thuốc giảm đau trong lúc mang thai. Vì những loại thuốc này dẫn đến sự chậm phát triển ở trẻ, hoặc gây ra những dị tật về sau.
  • Những cơn đau luôn xuất hiện mọi lúc mọi nơi, khiến cơ thể mẹ cảm giác khó chịu và mệt mỏi. Điều này khiến sức khỏe của bà bầu suy sút, gián tiếp tác động đến quá trình phát triển của bé.

Thoát vị đĩa đệm có mang thai được không

Nhìn nhận được những khó khăn đó, các bác sĩ khuyên rằng phụ nữ bị thoát vị đĩa đệm nên mang thai khi bệnh tình được kiểm soát tốt. Ngoài ra, người bệnh cũng nên kết hợp áp dụng các biện pháp giúp quá trình dưỡng thai diễn ra thuận lợi hơn.

  • Tăng cường luyện tập thể dục, chọn chơi một môn thể thao nhẹ nhàng như Yoga, giúp điều hòa thân thể, dưỡng thai hiệu quả.
  • Thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung những dưỡng chất có lợi cho sức khỏe hệ xương khớp, mẹ và bé.
  • Nhẹ nhàng massage các khu vực vai gáy, cổ, thắt lưng,.. giúp lưu thông khí huyết, thư giãn khớp, giảm đau hiệu quả.

Thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Như đã nói ở phần trên, bệnh lý xương khớp và chức năng sinh lý, khả năng sinh sản là các phạm trù hoàn toàn khác nhau. Thế nên, khả năng sinh sản không chịu ảnh hưởng từ căn bệnh thoát vi mà ngược lại phụ thuộc vào chất lượng của tinh trùng và trứng.

Sức khỏe sinh lý nam nữ và tần suất sinh hoạt vợ chồng là hai yếu tố chính yếu tác động đến khả năng sinh sản của nữ giới và chức năng sinh lý ở người nam.

⇒ XEM THÊM: Bị thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không, TẠI SAO?

Tuy nhiên, theo nhiều bác sĩ chuyên khoa cho biết bệnh lại tác động đến đời sống tình dục của các cặp vợ chồng. Căn bệnh này khiến người bệnh có cảm giác lười yêu, giảm hứng thú trong chuyện ấy.

Đặc biệt, trong một vài tư thế yêu có thể gây ra các cơn đau nhức cho người bệnh, dẫn đến tâm lý chán nản, mệt mỏi khi quan hệ. Để khắc phục tình trạng này, người bệnh thoát vị đĩa đệm cần điều trị theo liệu trình của bác sĩ kết hợp với chăm sóc cơ thể tại nhà. Cụ thể:

  • Massage khu vực thắt lưng, cổ để giúp cơ thư giãn trước khi lâm trận.
  • Tìm nhiều cách kích thích hứng thú vợ chồng, xua tan đi những cơn đau do đĩa đệm bị thoát vị.
  • Giảm thiểu cảm giác sợ hãi, lo lắng khi quan hệ bằng cách giải trí, xem phim hài, nghe nhạc,…
  • Hạn chế sử dụng những tư thế tác động trực tiếp đến vùng bị đau, thay vào đó hãy chọn những tư thế thoải mái cho cả hai.
  • Tăng cường luyện tập thể dục để giúp cơ xương khớp linh hoạt, dẻo dai hơn.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Bổ sung những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt tiêu thụ những món ăn có lợi cho hệ xương khớp, sức khỏe sinh lý nam nữ.

Nhiều bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đã kết hôn lâu mà vẫn chưa mang thai được, nghi ngờ nguyên nhân do căn bệnh này. Đây là một nhận định sai hoàn toàn. Lúc này, người bệnh nên duy trì quan hệ một thời gian nữa, nếu vẫn không thấy có tiến triển, người bệnh nên đến bệnh viện để thăm khám cụ thể. Các bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm và đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

Tỷ lệ sinh con ở người bệnh thoát vị đĩa đệm?

Ở người bị tổn , tỷ lệ sinh con giống như những đối tượng khác, hoàn toàn không chịu ảnh hưởng từ căn bệnh này. Người bệnh nếu lo sợ vì mắc bệnh mà sẽ làm giảm khả năng sinh con thì nên chuẩn bị thận trọng từ trước khi mang thai cho đến khi đã sinh con. Cụ thể:

1. Trước khi lâm trận

Luôn massage thắt lưng thật kỹ để giúp thư giãn khớp, quá trình lưu thông khí huyết diễn ra thuận lợi hơn. Đặc biệt, người bệnh chú ý đến việc lựa chọn các tư thế phù hợp.

2. Trong quá trình mang thai

  • Không dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, sẽ gây ảnh hưởng xấu đến bào thai.
  • Chườm nóng, lạnh tại nhà.
  • Bấm huyệt, xoa bóp giúp giảm các cơn đau nhanh chóng.
  • Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu nhẹ nhàng, cải thiện các triệu chứng.
  • Chú ý ăn đúng bữa, đủ chất dinh dưỡng, không ăn khuya.
  • Tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…

3. Sau khi đã sinh bé

Nếu bệnh vẫn còn dai dẳng và có xu hướng diễn biến nặng hơn, người bệnh nên suy nghĩ đến phương pháp phẫu thuật.

Trên đây là những thông tin về thoát vị đĩa đệm có mang thai được không, có ảnh hưởng đến sinh sản không. Hy vọng qua bài viết trên người bệnh đã tìm được lời giải đáp phù hợp, đồng thời biết cách trải qua thai kỳ một cách khỏe mạnh nhất.

0983340246