Có rất nhiều người thắc mắc bị tê tay chân là thiếu chất gì? Các bác sĩ của Tâm Minh Đường sẽ giúp giải đáp câu hỏi trên và gợi ý cho bạn những món ăn bổ dưỡng giúp cải thiện tình trạng tay chân bị tê qua bài viết này.
Tê tay chân là thiếu chất gì?
Hiện tượng tê tay chân là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau, quá trình sinh hoạt và lao động sai tư thế. Ngoài ra, cơ thể thiếu dưỡng chất cũng là một nguyên nhân phổ biến mà nhiều người không ngờ tới.
Nếu thường xuyên bị tê chân tay, có thể bạn đang thiếu một số chất dinh dưỡng dưới đây:
Canxi
Hàm lượng canxi tập trung trong cơ thể chiếm tới 99% ở xương và răng. Khi thiếu hụt canxi sẽ dẫn đến bệnh mất xương, loãng xương. Triệu chứng ban đầu của các căn bệnh này là tê chân tay, đau nhức xương khớp.
Kali
Là một trong những chất rất quan trọng trong việc duy trì hoạt động của hệ tim mạch và tiêu hóa, kali có ảnh hưởng rất lớn đến chức năng của não và hàm lượng oxy trong máu. Chính vì thế, lượng máu đến tay chân ít làm cho các bộ phận này dễ bị tê bì.
Magie
Đây là một chất khoáng có tác dụng kiểm soát các xung động của hệ thần kinh, hình thành xương và tái tạo năng lượng. Khi mức magie trong cơ thể quá thấp sẽ dẫn đến chân tay bị tê bì.
Thiếu vitamin B1
Hiện tượng cơ thể thiếu hụt vitamin B1 còn được gọi là Berieri. Nếu thiếu vitamin B1 sẽ làm hoạt động của tế bào và quá trình tạo năng lượng của cơ thể bị giảm sút. Các triệu chứng người mệt mỏi, chân tay bị tê cứng, các cơ như bị kim châm.
Vitamin B12
Đây là một loại vitamin hòa tan trong nước và không thể thiếu trong quá trình sản xuất máu đỏ, tổng hợp chất béo và DNA. Do đó, nếu cơ thể không đủ vitamin B12 sẽ dẫn đến thiếu máu, suy giảm khả năng nhận thức và tay chân hay bị tê bì.
Acid Folic
Chất này đóng vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất các tế bào mới, đặc biệt là bạch cầu và hồng cầu. Ngoài ra, acid folic còn tham gia vào quá trình tổng hợp vitamin B12 và chất dẫn truyền thần kinh. Tình trạng chân tay bị tê có thể là biểu hiện cơ thể thiếu acid folic.
Để xác định chính xác bị tê tay chân là thiếu chất gì, bạn nên đến các trung tâm y tế để được kiểm tra. Từ đó có phác đồ điều trị bệnh tốt nhất.
>> Bên cạnh việc thiếu hụt chất dinh dưỡng, tê tay chân cũng là dấu hiệu cảnh báo nhiều mối nguy hiểm đối với sức khỏe. Do đó, nếu bạn đang gặp phải những biểu hiện bất thường này, hãy xem ngay bài viết: Tê bì tay chân khám ở đâu tốt nhất để có thêm những địa chỉ y tế đáng tin cậy cho bản thân cũng như gia đình nhé
Các món ăn bổ sung dưỡng chất cho người tê tay chân
Ngoài sử dụng các loại thuốc để điều trị bệnh, việc sử dụng những món ăn là phương pháp trị chứng tê chân tay hiệu quả.
Đặc biệt, đối với những người bị tê chân tay do thiếu chất dinh dưỡng thì bổ sung các món ăn bổ dưỡng sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện được tình trạng này. Dưới đây là một số món ăn rất tốt cho ai bị tê bì chân tay.
Cháo đậu xanh và mướp
Trong y học, mướp có vị ngọt, tính bình và không có độc. Đậu xanh có tính mát, thanh nhiệt giải độc rất tốt và chứa nhiều chất dinh dưỡng.
Chính vì thế, khi kết hợp 2 nguyên liệu này sẽ tạo ra món ăn giàu chất dinh dưỡng, có lợi cho việc bồi bổ cơ thể và cải thiện tình trạng tê.
Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm:
- Đậu xanh 50g
- Gạo nếp 100g
- Mướp 50g
Cách thực hiện:
- Gạo nếp vo sạch cùng với đậu xanh, mướp gọt vỏ.
- Cho đậu xanh và gạo nếp lên bếp ninh nhừ.
- Sau cùng, bạn cho mướp vào đun đến khi chín, nêm gia vị vừa ăn.
- Dùng 50g đậu xanh nguyên vỏ lụa, 100g gạo nếp vo qua cho hết bụi bẩn, rồi ninh nhừ.
Người bị tê tay chân nên dùng khi cháo còn nóng để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Cháo đậu đỏ và gừng tươi
Đậu đỏ cũng là một nguyên liệu rất lành tính, có vị chua, tính bình và không chứa độc tố. Từ xa xưa, người ta đã dùng đậu đỏ để làm bài thuốc chữa tê bì chân tay, giải độc, thanh nhiệt.
Gừng có tính nóng, kháng khuẩn, kháng viêm giúp giảm các cục máu đông và vết sưng tấy.
Chuẩn bị:
- 50g gạo tẻ
- 50g đậu đỏ
- Một vài lát gừng tươi và ít lá bạc hà
Thực hiện:
- Rửa sạch lá bạc hà, đun sôi để lấy nước.
- Cho gạo tẻ, đậu đỏ và gừng tươi lên bếp ninh nhừ.
- Thêm đường cho vừa ăn, khuấy đều rồi cho nước lá bạc hà vào, đun sôi.
Món ăn này rất tốt đối với những người bị tê bì chân tay, nhất là vào những ngày thời tiết giá lạnh.
Gà xương đen hầm rượu trắng
Gà xương đen chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là tăng cường khí huyết, cải thiện chứng thiếu màu. Vì vậy, những ai bị tê tay chân do thiếu chất dinh dưỡng có thể sử dụng món ăn này để bồi bổ cơ thể và hỗ trợ điều trị bệnh.
Nguyên liệu:
- 1 con gà xương đen khoảng 500g
- 500ml rượu trắng
Thực hiện:
- Gà xương đen làm sạch, bỏ nội tạng
- Cho gà vào ninh nhừ cùng với rượu trắng
- Khi gà chín, nêm gia vị cho vừa ăn
Bạn nên thực hiện món ăn này 2 lần/tuần để bồi bổ cơ thể và hỗ trợ chữa trị bệnh tê chân tay.
Một số lưu ý cho người hay bị tê tay chân
Chứng tê bì chân tay làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu và gây ra nhiều khó khăn trong quá trình sinh hoạt. Để hạn chế những triệu chứng của tê chân tay và sớm thoát khỏi căn bệnh này, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
- Thăm khám để biết được chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phương pháp điều trị tốt nhất.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, ăn thành nhiều bữa trong ngày.
- Các thực phẩm nên sử dụng là các loại thịt, cá biển, trái cây tươi và rau xanh.
- Người bị tê tay chân nên kiêng bia rượu, chất kích thích, đồ ăn nhiều dầu mỡ,../
- Thường xuyên bổ sung vitamin B, K, acid folic và sắt.
- Thực hiện một số biện pháp như ngâm chân vào nước ấm, xoa bóp nhẹ nhàng để khí huyết lưu thông.
- Luôn làm việc và ngủ đúng tư thế, không đứng hoặc ngồi quá lâu làm ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn màu.
- Nên tập luyện thể dục thể thao hàng ngày, lựa chọn các bài tập phù hợp với thể trạng để tránh các chấn thương.
- Thường xuyên tắm nắng để bổ sung vitamin D tự nhiên cho cơ thể, giúp xương cốt khỏe mạnh.
Trên đây là giải đáp của các chuyên gia về vấn đề tê tay chân là thiếu chất gì và những cách để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc sớm tìm ra giải pháp để ngăn chặn tình trạng tê bì chân tay.
An Cốt Nam: Giải pháp toàn diện cho người bệnh tê tay chân
Thực hiện chế độ dinh dưỡng “tê tay chân là thiếu chất gì” rất quan trọng trong điều trị. Tuy nhiên, để thực sự dứt điểm được bệnh này thì cần điều trị triệt để từ nguyên nhân.
Trong Đông y, tê tay chân hay chứng ma mộc xảy ra khi khí huyết lưu thông kém do kinh mạch ứ trệ, để chữa trị thì cần trừ phong hàn và khai thông kinh lạc. Điều trị tận gốc bệnh này, hiện nay chỉ có bài thuốc và phác đồ “Kiềng 3 chân” An Cốt Nam đáp ứng đầy đủ các nguyên tắc trong điều trị.
Thuốc uống có vai trò quyết định đến 75% hiệu quả điều trị tê tay chân của cả phác đồ. Bài thuốc uống là sự kết tinh của 100% thảo dược quý hiếm như Sâm Ngọc Linh, Bý Kỳ Nam, Trư Lung Thảo… được thu hái tại Viện Dược liệu (Bộ Y tế). Các vị thuốc được gia giảm với nhau theo một “Tỷ lệ vàng” để phù hợp nhất với cơ địa người Việt hiện đại.
Ngoài ra, công thức bào chế thuốc tươi thành dạng cao lỏng giàu dược chất truyền thống được sử dụng. Nhờ được đun nấu, chiết suất tinh chất cầu kỳ ở nhiệt độ cao trong suốt 24 giờ liên tục nên toàn bộ dược tính quý của thảo mộc được bảo toàn, nâng cao hiệu quả điều trị. Thuốc ở dạng cao lỏng cũng dễ dàng được cơ thể hấp thụ và phát huy hiệu quả điều trị nhanh hơn.
Ngoài uống thuốc, người bệnh kết hợp dùng cao dán giảm đau, giảm tê nhức tại chỗ và làm vật lý trị liệu, luyện tập theo hướng dẫn chi tiết để đả thông kinh lạc, tăng cường tuần hoàn máu đến các chi, mở đường cho thuốc uống tác động sâu hơn.
Hơn 85% trường hợp đã dứt điểm chứng tê mỏi tay chân phiền toái nhờ tuân thủ phác đồ điều trị An Cốt Nam trong 1 – 1,5 tháng. Đây là một kết quả rất khả quan và được nhiều chuyên gia đánh giá cao.
Bạn cần bác sĩ trực tiếp tư vấn cho trường hợp của mình?
Bấm vào đây để liên hệ ngay!
Trong thực tế, An Cốt Nam không phải là một cái tên quá xa lạ với nhiều người bệnh xương khớp. Trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” – VTV2, Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn (Bệnh viện 108) đã từng dành rất nhiều lời khen ngợi cho An Cốt Nam. Bạn đọc quan tâm có thể theo dõi thêm:
Theo yêu cầu của bạn đọc, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ nhà thuốc:
Bác sĩ Lương Đức Chương sinh ngày 02/2/1954, ông nguyên là Thượng tá – Bác sỹ của Học viện Quân Y. Hiện nay, bác sĩ Chương đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường