Đau thần kinh tọa khi mang thai hay phụ nữ mang thai bị đau thần kinh tọa thì sẽ như thế nào? Có nguy hiểm không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Để giải đáp thắc mắc này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu câu trả lời ở nội dung dưới đây.
Mang thai đau dây thần kinh tọa có ảnh hưởng không?
Mang thai là hành trình hạnh phúc nhưng cũng rất vất vả và tồn tại nhiều mối nguy hiểm cho cả mẹ và bé, bất kỳ một tác động nào đến cơ thể người mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của thai nhi. Có không ít chị em phụ nữ gửi đến chúng tôi câu hỏi rằng mang thai bị đau dây thần kinh tọa có ảnh hưởng gì không? Câu trả lời là có.
Tuy bệnh không trực tiếp đe dọa đến tính mạng người bệnh nhưng sẽ gây ra những tác động tiêu cực của bệnh với thai phụ là:
- Thai phụ thường xuyên phải chịu đựng những cơn đau nhức từ vai gáy lan xuống đến bàn chân, cơn đau có thể kéo sang vùng chậu và hai bên hông. Những cơn đau liên tục, âm ỉ và đột ngột sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy rất mệt mỏi,đau đớn và khó chịu. Việc di chuyển, vận động gặp nhiều khó khăn, cùng với sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai sẽ sinh ra tâm lý bất ổn, căng thẳng, trầm uất cho mẹ bầu. Bị đau thần kinh tọa khi mang thai, tâm lý người mẹ không ổn định sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển toàn diện của thai nhi trong bụng.
- Nếu bệnh do thoát vị đĩa đệm có thể sẽ khiến mẹ bầu bị suy giảm chức năng vận động. Nguy cơ tê liệt tứ chi là rất cao. Nếu không có biện pháp khắc phục sớm và hiệu quả nguy cơ bị bại liệt là biến chứng rất khó tránh khỏi.
Với những mối nguy hiểm của bệnh khi mang thai kể trên, chị em tuyệt đối không nên chủ quan với bệnh lý này. Hãy tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe của bản thân và của thai nhi một cách tốt nhất.
Đau thần kinh tọa khi mang thai cần làm gì?
Khi mang thai bị đau dây thần kinh tọa, những vấn đề mẹ bầu cần thực hiện để cải thiện các triệu chứng đau hiệu quả nhất là:
-
- Cố gắng kiểm soát cân nặng khi mang thai. Tránh để cơ thể tăng cân quá mức trong thời gian ngắn, điều này sẽ hạn chế tạo áp lực đột ngột lên các dây thần kinh tọa, giúp mẹ bầu ngăn ngừa nguy cơ bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Mẹ bầu nên hạn chế làm việc quá sức, tránh mang vác vật nặng. Thiết lập chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Cố gắng thả lỏng cơ thể, bên cạnh đó người bệnh cũng không nên suy nghĩ quá nhiều, tránh tạo áp lực lên hệ thần kinh.
- Khi đi ngủ, mẹ bầu hãy lựa chọn tư thế ngủ phù hợp, khiến bạn dễ chịu nhất hoặc bạn nên nằm nghiêng về bên phía không bị đau, nên ngủ trên nệm cứng để giúp cho vùng xương chậu không bị cong vẹo, gây đau đớn hơn cho mẹ bầu.
- Nếu cho thể chị em khi mang thai bị đau dây thần kinh tọa hãy lựa chọn bộ môn thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe để giúp cơ thể dẻo dai, săn chắc hơn, nâng cao thể lực, làm giảm các cơn đau do thần kinh tọa gây ra.
- Chị em nên thường xuyên nắn bóp chân tay và hệ cơ xương, tích cực tập luyện vật lý trị liệu để hạn chế các cơn đau nhức của bệnh.
- Bị đau thần kinh tọa khi mang thai, người bệnh không được tự ý mua thuốc điều trị tại nhà khi chưa có sự thăm khám và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Việc sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đúng công dụng và không đủ liệu trình không những không giúp mẹ bầu chữa được bệnh mà còn gây ra những dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Vì sức khỏe của mình và của em bé, mẹ bầu nên đặc biệt lưu ý đến vấn đề này.
Xem thêm: Xem cách và phiếu chăm sóc bệnh nhân đau thần kinh tọa chính xác
Trên đây là những biện pháp giúp phụ nữ mang thai cải thiện nhanh các triệu chứng đau nhức do bệnh gây ra. Những giải pháp này khá đơn giản và dễ thực hiện, người bệnh có thể làm tại nhà vào bất kỳ khi nào rảnh rỗi. Tuy nhiên, đây chỉ là những giải pháp hỗ trợ chứ không thể thay thế thuốc chữa bệnh, do đó nếu bạn cảm thấy các triệu chứng đau không có biểu hiện thuyên giảm, thậm chí còn có xu hướng trầm trọng hơn thì hãy thăm khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.
Cách giảm đau thần kinh tọa khi mang thai bằng mẹo
Hiện nay đang có khá nhiều mẹo làm giảm triệu chứng bệnh được các mẹ bầu truyền tai nhau áp dụng. Nếu bạn cũng đang mang thai và mắc bệnh, hãy áp dụng những mẹo dưới đây:
Đau thần kinh tọa khi mang thai có thể chườm nóng
Khi cơn đau quá sức chịu đựng hoặc trước khi đi ngủ, bạn hãy chườm nóng vị trí bị đau để giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn, giúp bạn dễ dàng chìm vào ngủ hơn. Mẹ bầu hãy dùng túi nước nóng để chườm lên vị trí bị đau, nước nóng sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu, làm giảm sự căng tức của các dây chằng vùng lưng và mông, mẹ bầu sẽ có cảm giác thoải mái hơn, dễ ngủ hơn.
Tích cực tập yoga
Yoga được biết đến là bộ môn thể dục khá phổ biến giúp người tập thư giãn tinh thần và thể chất rất tốt, với mẹ bầu bài tập này cũng có ý nghĩa rất lớn. Nếu chị em lựa chọn tư thế tập phù hợp các triệu chứng đau nhức cơ khớp do đau thần kinh tọa gây ra sẽ thuyên giảm nhanh chóng. Khi tập mẹ bầu cố gắng mở rộng 2 chân hết sức có thể để tránh gây sức ép lên bụng bầu. Luyện tập yoga đều đặn mỗi ngày khoảng 30 phút sẽ mang lại kết quả rất khả quan cho bạn.
Thường xuyên mát-xa vùng bụng dưới và vùng thắt lưng
Thường xuyên mát-xa, xoa bóp vùng thắt lưng và phía bụng dưới sẽ giúp các cơ khớp tại đây được thư giãn, nghỉ ngơi. Đây là một trong số mẹo giảm đau thần kinh tọa một cách tự nhiên, hiệu quả cao và rất dễ thực hiện. Mỗi lần mát-xa, xoa bóp bụng và vùng lưng dưới, mẹ bầu đã giải phóng được một lượng lớn endorphin, các cơn đau nhức do thần kinh tọa gây ra được đẩy lùi rõ rệt. Do đó, mẹ bầu hãy tích cực mát-xa những bộ phận này càng nhiều càng tốt nhé.
Lựa chọn loại thuốc có nguồn gốc rõ ràng để chữa bệnh
Thuốc Đông y được bào chế từ các dược liệu tự nhiên với các thành phần chính là thảo mộc, được bào chế một cách công phu, kỹ lưỡng, có sự chọn lọc và giám sát chặt chẽ của chuyên gia. Vì vậy, thuốc sẽ rất an toàn cho cả mẹ và bé. Khi bệnh vượt quá sức chịu đựng hoặc tập vật lý trị liệu mà không cải thiện được, mẹ bầu hãy tìm đến thuốc Đông y, thuốc sẽ giúp bạn “chia tay” bệnh một cách nhanh chóng.
Đau thần kinh tọa khi mang thai là căn bệnh có thể xảy ra ở nhiều bà me. Đối với phụ nữ, khi mang thai bệnh sẽ gây ám ảnh, đau đớn và gây ra nhiều hậu quả hơn cả. Vì vậy, mẹ bầu nên chú ý giữ gìn sức khỏe và cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa khi các triệu chứng bệnh tăng nặng hơn.
Bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng sinh ngày 25/06/1959, ông nguyên là phó khoa Đông y của Viện Y học cổ truyền Quân đội. Bác sĩ Vưỡng hiện đang làm việc tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường và tác giả biên soan, chịu trách nhiệm nội dung trên trên website tamminhduong.com của Nhà thuốc Tâm Minh Đường.