Đau Bả Vai Lan Xuống Cánh Tay Phải Trái Là Bệnh Gì?

Đau bả vai gáy lan xuống cánh tay là triệu chứng đau nhức rất khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong đa số nguyên nhân, tình trạng này thường bắt nguồn từ một bệnh xương khớp nào đó. Nếu không được điều trị kịp thời, các cơn đau này còn gây ra nhiều biến chứng về vận động rất nguy hiểm.

Đau bả vai lan xuống cánh tay là bệnh gì?

Chưa đề cập đến những nguyên nhân liên quan đến chấn thương do tai nạn, vận động mạnh hay làm việc ở tư thế sai, tình trạng đau vai gáy chạy lan xuống cánh tay có thể bắt nguồn từ những bệnh lý nguy hiểm dưới đây:

  • Đau bả vai gáy lan xuống cánh tay do thoát vị đĩa đệm cổ

Thoát vị đĩa đệm cổ là một trong những bệnh lý rất phổ biến trong nhóm bệnh thoát vị đĩa đệm. Phần xương cột sống ở người có tất cả 24 đốt sống, bắt đầu từ đốt sống cổ cho đến thắt lưng.

Phần giữa các đốt sống được ngăn cách nhau bởi một đĩa đệm có nhân nhầy bên trong và bao xơ bên ngoài. Bản thân đĩa đệm có vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ, bảo vệ các đốt sống cũng như giúp cho quá trình vận động của cơ thể dễ dàng và an toàn hơn.

Khu vực đốt sống cổ do thường xuyên phải vận động nên rất dễ tổn thương. Vì lý do nào đó, phần bao xơ đĩa đệm tại đốt sống cổ bị lỏng lẻo, rách (có thể do lão hóa hoặc chấn thương). Điều này kết hợp với việc cử động cổ của cơ thể khiến cho nhân nhầy bị thoát vị ra khỏi bao xơ rồi chèn ép lên rễ thần kinh cột sống.

đau bả vai lan xuống cánh tay

Với mỗi mức độ chèn ép, tình trạng đau vai gáy lan sang 2 cánh tay sẽ gây ra các cơn đau có tính chất khác nhau và cơn đau bả vai gáy lan xuống cánh tay là một trong những triệu chứng rất điển hình. Ngoài ra, người bệnh còn có thể đối mặt với các triệu chứng khác như tê cứng, mất cảm giác ở tay, ngứa hoặc cảm giác châm chích rất khó chịu.

  • Đau vai gáy lan xuống cánh tay do thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh lý đặc trưng cho tình trạng lão hóa xương khớp ở người. Bệnh này rất thường gặp ở người từ 50 tuổi trở lên và ngày càng có xu hướng trẻ hóa do tính chất công việc tác động hoặc yếu tố chấn thương, di truyền.

Đặc trưng của tình trạng thoái hóa đốt sống cổ là phần xương và sụn ở cột sống cổ bị suy yếu dần do đĩa đệm bị khô và co lại, dây chằng cột sống bị xơ cứng và các cơn đau do tủy sống, dây thần kinh bị chèn ép.

Ngoài ra, người bệnh còn phải đối mặt với những cơn đau vai gáy lan xuống cánh tay. Các cơn đau này thường âm ỉ trong thời gian dài, khiến người bệnh cử động rất khó khăn, ảnh hưởng xấu đến chất lượng sống.

  • Đau bả vai lan xuống cánh tay do hẹp đốt sống cổ

Mỗi đốt sống của xương cột sống đều có một lỗ sống cho tủy sống xuyên qua. Ống sống là phần khoang rỗng được tạo ra bởi các lỗ sống. Phần này ngoài chứa tủy sống thì còn có chứa rễ thần kinh cột sống.

Hẹp đốt sống cổ là hiện tượng ống sống do nguyên nhân nào đó mà bị thu hẹp lại, chèn ép vào tủy sống và rễ thần kinh. Đây là một bệnh rất phổ biến ở người từ 50 tuổi trở lên, thường xuất hiện sau chấn thương cột sống cổ hay do yếu tố di truyền.

Bệnh hẹp đốt sống cổ đặc trưng bởi nhiều triệu chứng khác nhau. Trong đó, đau bả vai lan xuống cánh tay là một trong những triệu chứng điển hình bên cạnh triệu chứng tê nhức, co cứng, đau mỏi vùng cổ lan xuống lưng.

Đau nhức bả vai và cánh tay phải, trái nguy hiểm không?

Đau bả vai gáy lan xuống cánh tay là một tình trạng nguy hiểm và cần được xử lý và điều trị kịp thời.

Ban đầu, tình trạng này có thể sẽ chỉ gây ra những cơn đau nhức, co cứng khiến cho việc vận động cổ khó khăn hơn. Đặc biệt, các cơn đau mỏi sẽ thường trầm trọng nhất là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.

Tuy nhiên, càng về sau nếu không chữa trị thì tình trạng này sẽ diễn tiến càng nặng. Đáng sợ nhất là những trường hợp đau vai gáy lan xuống cánh tay gây ra do các bệnh lý xương khớp kể trên. Bởi lẽ, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với những biến chứng cực kỳ nguy hiểm như:

  • Rối loạn tiền đình gây thiếu máu não: Biến chứng này thường xảy ra trong bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ. Khi tình trạng chèn ép rễ thần kinh ở đốt sống cổ trầm trọng sẽ gây ra việc chèn ép mạch máu não. Điều này gây cản trở cho việc cung cấp oxy và dưỡng chất lên não khiến cho người bệnh bị đau vai gáy lan xuống cánh tay, đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, suy giảm trí nhớ.
  • Tủy sống vùng cổ bị chèn ép: Tình trạng này có thể kéo theo hàng loạt tai biến nguy hiểm khác như rối loạn thần kinh thực vật, mất cảm giác ở tay chân, liệt nửa người, liệt tứ chi.
  • Tổn thương ở đám rối thần kinh vùng cánh tay: Biến chứng này rất thường gặp trong bệnh thoát vị đĩa đệm cổ hay hẹp đốt sống cổ. Khi biến chứng này xảy ra, nó gây ra các triệu chứng như tê bì đến mức mất cảm giác ở tay, giảm khả năng vận động, teo cơ, thậm chí gây liệt ở cánh tay, bàn tay, ngón tay.

Cách chữa đau nhức cánh tay và bả vai

Tùy vào tình trạng tình trạng đau nặng hay nhẹ, đã có tổn thương do chèn ép dây thần kinh hay chưa mà các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị thích hợp nhất.

Cách giảm đau bả vai lan xuống cánh tay

  1. Chú ý cử động cổ nhẹ nhàng, không cố quay đầu nếu quá đau, hạn chế cử động đầu và cổ để vùng cột sống cổ được tự hồi phục.
  2. Dùng túi chườm ấm để giảm đau.
  3. Xoa bóp nhẹ nhàng vùng cổ, bả vai, gáy, cánh tay trong 15 phút để hỗ trợ máu lưu thông tốt hơn.
  4. Tắm bằng nước ấm để thư giãn cơ thể.
  5. Chú ý không ngồi trong phòng máy lạnh hoặc ngồi trực tiếp trước quạt mạnh.

Cách chữa đau nhức cánh tay phải, trái và bả vai

  1. Thuốc giảm đau, thuốc chống viêm: Có tác dụng giúp người bệnh giảm bớt cường độ của các cơn đau bả vai gáy lan xuống cánh tay. Một số loại thuốc thường được dùng theo chỉ định là: Paracetamol, Diclofenac, Ibuprofen…
  2. Dùng các miếng dán giảm đau: Miếng dán giảm đau như Salonpas có chứa các hoạt chất chống viêm giúp giảm đau nhức tại chỗ.
  3. Thuốc giãn cơ: Có tác dụng giảm cường độ của các cơn co thắt, giảm đau cho người bệnh. Decontractyl là một loại thuốc điển hình được chỉ định.
  4. Vitamin nhóm B: B1, B6, B12 để kích thích quá trình dẫn truyền thần kinh.

Trường hợp tất cả các biện pháp giảm đau và điều trị đau vai gáy lan sang cánh tay kể trên không có tác dụng thì bác sĩ sẽ có những chỉ định cụ thể, người bệnh tuyệt đối không tự ý tiêm thuốc giảm đau hay chữa theo mẹo để tránh những tác dụng phụ nguy hiểm.

Trên đây là những thông tin về chứng đau bả vai gáy lan xuống cánh tay. Hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích!

Cách chữa đau bả vai lan xuống cánh tay nhờ An cốt nam

Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (Nguyên giảng viên Đại học Y dược TP.HCM), việc áp dụng các mẹo giảm đau bả vai lan xuống cánh tay kể trên có khả năng giúp giảm đau, tăng tuần hoàn máu hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào các mẹo trên thì không thể dứt điểm chứng đau bả vai lan xuống cánh tay được.

an cốt nam ưu điểm 2

Theo YHCT, chứng đau bả vai lan xuống cánh tay chỉ có thể được giải quyết tận gốc bằng cách khu phong tán hàn, đào thải độc tố, phục hồi tổn thương, nuôi dưỡng cột sống và phòng ngừa tái phát. Hiện nay chỉ có bài thuốc An Cốt Nam cùng phác đồ “Kiềng 3 chân” có thể giải quyết toàn diện những yêu cầu trên.
Dựa trên thực tế điều trị bằng An Cốt Nam của hàng ngàn người bệnh cho thấy: 25% trường hợp dứt điểm cơn đau nhức sau 10 ngày điều trị, 65-85% người bệnh đạt kết quả tối đa sau 20 ngày tiếp theo, nhiều năm không tái phát. Đây là một kết quả được nhiều chuyên gia đánh giá là rất đáng mừng và có tính khả quan cao.

Nói về hiệu quả và những ưu điểm trong điều trị của An Cốt Nam, Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn (Bệnh viện 108) đã dành nhiều lời khen ngợi và ông cũng trực tiếp giới thiệu bài thuốc này với khán giả cả nước trên sóng truyền hình VTV2, qua chương trình “Sống khỏe mỗi ngày”. Độc giả quan tâm muốn theo dõi lại chương trình có thể xem thêm tại video sau:

Những “nhân chứng sống” từ thực tế điều trị là bằng chứng thiết thực nhất về hiệu quả của An Cốt Nam. Một trong số đó là trường hợp của MC Quyền Linh chiến thắng căn bệnh thoát vị đĩa đệm chỉ sau 30 ngày. Để hiểu rõ hơn, mời bạn đọc theo dõi video:

Và có hàng ngàn bệnh nhân khác cũng đã thoát khỏi ám ảnh của căn bệnh đau bả vai lan xuống cánh tay, mời bạn đọc lắng nghe chia sẻ của họ tại đây:

Bạn cần bác sĩ trực tiếp tư vấn cho trường hợp của mình?

Bấm vào đây để liên hệ ngay!

hotline miền bắc hotline sài gòn

Theo yêu cầu của bạn đọc ở số trước, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ nhà thuốc:

địa chỉ

0983340246