Bệnh phong thấp (phong tê thấp) là một căn bệnh khá phổ biến và rất nguy hiểm gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị là việc cần thiết với bất cứ ai.
Bệnh phong thấp là gì, có nguy hiểm không?
Bệnh phong thấp hay còn gọi là phong tê thấp là chứng bệnh viêm đa khớp dạng thấp, gây tổn thương đến nhiều cơ quan. Đặc biệt là hệ các khớp xương gây ra hiện tượng thoái hóa, tổn thương phần sụn tại các đầu xương.
Phong tê thấp ảnh hưởng nghiêm trọng đến cột sống, hệ thần kinh và khiến các cơ khớp luôn ở tình trạng tấy đỏ, đau nhức… Cơn đau trở nên dữ dội hơn khi thay đổi thời tiết, duy trì thói quen xấu hoặc khi xảy ra va chạm, tai nạn.
Bệnh phong thấp được coi là một trong những bệnh xương khớp nhóm nguy hiểm bởi bệnh có thể mang theo nhiều biến chứng khôn lường. Ban đầu bệnh có thể chỉ gây nhức mỏi chân tay, thoái hóa khớp gối dẫn tới tình trạng đau nhức, tê buốt thời gian dài có nguy cơ dẫn tới bại liệt, teo cơ, tàn phế suốt đời.
Phân loại bệnh phong thấp
Theo y học cổ truyền, phong tê thấp được chia thành nhiều dạng và thể trạng bệnh khác nhau. Mỗi dạng bệnh lại có biểu hiện khác nhau. Sau đây là toàn bộ những thể phong thấp thường gặp:
- Phong tý: Còn được gọi là hành tý, thể này do huyết mạch bị thương tổn, đau khắp cơ thể, các khớp đau nhức không co duỗi vận động được, khớp đau sưng đỏ kèm theo chứng đau đầu.
- Thấp độc lưu chú: Đây là thể bệnh phong thấp hay thấp đàm lưu chú. Bệnh thường phát ở đùi chân hoặc ở một vài nơi sưng đau, nhẹ thì có màu tía, nặng có màu đen, vỡ chảy chảy nước không lành.
- Chứng thống phong (gút): Do uống rượu quá nhiều hoặc do khí huyết bị hư gây bệnh. Thể này khiến thân thể đau nhức, chỗ đau chuyển màu xanh, đau như lửa đốt
- Kê qua phong: Bệnh thể này thường gặp ở phụ nữ, do sau khi đẻ tắm rửa nước lạnh hoặc do phong hàn thâm nhập, gân mạch không được nuôi dưỡng. Biểu hiện toàn thân gân mạch co quắp, tay chân co như móng gà.
- Hạc tất phong: Biểu hiện gối sưng to, đau nhức xương khớp không thể co duỗi được.
- Thấp thũng: Cơ thể sưng từ lưng xuống chân, tê bì, cơ thể mệt mỏi.
- Bệnh phong thấp thể thấp cước khí: Do khí thấp xâm nhập, hai chân sưng phù, trường hợp nặng chạy đến tim thì cực kỳ khó trị.
- Chứng thiên khô (thiên phong): Dấu hiệu thể này là tay chân không thể cử động, liệt nửa người, teo chi, gân xương đau buốt. Sau một thời gian thân thể gầy gò, chân to phù nề, đổ mồ hôi lạnh màu vàng, sốt.
- Bệnh phong thấp – chứng dưỡng phong: Là bệnh da bị viêm ngứa, chảy nước. Do bế tắc kinh lac, da thịt không được bồi bổ, huyết khô gặp phong hỏa sinh bệnh.
- Phong thấp thể nhiệt: Phong thấp thể nhiệt là tifh trạng các khớp ngón chân, tay bị đau nhức, lưng vai nặng nề, thấp nhiệt dồn xuống chân thì gây phù nề
Triệu chứng bệnh phong thấp
Phong tê thấp cũng như nhiều bệnh lý khác thể hiện rất rõ ràng. Một số dấu hiệu bệnh phong tê thấp điển hình như sau:
- Triệu chứng cơ bản nhất có thể nhận ra bệnh phong thấp là triệu chứng sưng tấy, đau nhức, nóng đỏ ở các khớp xương. Cơn đau âm ỉ kéo dài kèm theo cảm giác tê bì. Vị trí thường gặp nhất đó là khớp xương ở bàn tay, bàn chân, khớp đầu gối.
- Các khớp co cứng dẫn tới khó cử động.
- Khi bị bệnh phong thấp sẽ xuất hiện tình trạng đau buốt tại các khớp đặc biệt là khi đứng hay ngồi lâu hoặc khi vừa thức dậy.
- Bệnh nhân cảm thấy rõ sự mệt mỏi, sốt nhẹ, chán ăn, ăn không ngon miệng.
- Các khớp kêu răng rắc, lục khục khi người bệnh đứng hoặc ngồi lâu trong thời gian dài.
- Sau một thời gian sưng tấy và đau buốt, các khớp xương sẽ xuất hiện thêm tình trạng biến dạng có thể dễ dàng nhận ra.
- Các cơ bắp xung quanh vùng khớp xương bị đau sẽ dần suy yếu.
Nguyên nhân gây ra bệnh phong thấp
Hiện tại, vẫn chưa có nhiều phương pháp để xác định chính xác nguyên nhân của chứng bệnh phong thấp. Nhưng ngành y học cũng đã có nhiều báo cáo nghiên cứu cho thấy những yếu tố di truyền, viêm nhiễm, miễn dịch và môi trường sống đều là nguyên do chính gây bệnh.
- Nguyên nhân do di truyền: Theo các báo cáo y học, yếu tố di truyền chiếm đến hơn 50% các trường hợp. Các gen không tốt có liên quan tới sự khởi phát của bệnh viêm khớp dạng thấp gồm PTPN22, HLA-DR, PADI4.
- Nguyên nhân gây bệnh phong thấp do truyền nhiễm: Do bệnh nhân nhiễm một số loại vi khuẩn, vi rút truyền nhiễm như vi rút cúm, vi rút Epstein-Barr, M. Tuberculosis và Parvovirus B19.
- Nguyên nhân do yếu tố nội tiết: Một số nghiên cứu chỉ chính xác rằng sự mất cân bằng của progesterone và estrogen là 1 trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh phong tê thấp.
- Một số yếu tố xảy ra trong đời sống: Nguyên nhân chủ yếu của bệnh phong thấp cũng có thể do mắc các bệnh xương khớp, do chấn thương, tai nạn, lạnh, hút thuốc lá hoặc tinh thần bị kích thích quá độ…
Chẩn đoán và phân loại bệnh phong thấp
Để điều trị bệnh được hiệu quả cần chẩn đoán chính xác bệnh, nguyên nhân gây bệnh và bệnh thuộc loại nào. Dưới đây là cách chẩn đoán và phân loại bệnh phong thấp:
Chẩn đoán bệnh
Khi bạn có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở các khớp hãy ngay lập tức tới bệnh viện để thực hiện chẩn đoán và làm các xét nghiệm cần thiết.
Một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh phong thấp như sau:
- Chụp X- quang tại các vị trí khớp xương bị sưng, đau có dấu hiệu của thoái hóa.
- Làm xét nghiệm máu.
Dựa vào các kết quả phân tích sau xét nghiệm cùng với triệu chứng lâm sàng, các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chẩn đoán và xây dựng phác đồ điều trị bệnh phong thấp phù hợp với bệnh nhân.
Cần phải luôn để ý tới sức khỏe bản thân phòng ngừa những căn bệnh nguy hiểm có thể xảy ra.
Cách phòng tránh bệnh phong tê thấp
Hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng của bệnh sẽ giúp chúng ta phòng tránh và chữa bệnh tốt hơn. Hãy chú ý thực hiện những điều sau đây để phòng ngừa phong tê thấp hiệu quả:
- Chế độ ăn hợp lý, khoa học, tuyệt đối tránh các loại đồ ăn nhanh, chứa nhiều dầu mỡ, tăng khẩu phần rau xanh, trái cây hàng ngày, bổ sung các loại thực phẩm chứa hàm lượng canxi cao giúp xương luôn khỏe mạnh.
- Để tránh bệnh phong thấp cần luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên. Vận động là cách làm tăng sự dẻo dai của xương khớp, hạn chế quá trình lão hóa. Đối tượng dân văn phòng, thợ kỹ thuật, lái xe… là nhóm đối tượng thường xuyên mắc bệnh.
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt khi trời trở gió, lạnh.
- Muốn tránh bị bệnh phong thấp cần hạn chế sử dụng bia rượu và các chất kích thích, phá hủy cấu trúc tế bào, gây tình trạng hẹp mao mạch và gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
- Tránh khuân, vác đồ vật nặng, cồng kềnh để tránh việc làm tổn thương các khớp xương. Mang vác, sinh hoạt đúng tư thế.
- Khám sức khỏe 6 tháng/ lần để kịp thời phát hiện và điều trị các căn bệnh có thể xảy đến.
Cách điều trị bệnh phong thấp
Những cách điều trị bệnh hiện nay gồm có:
Điều trị bằng Tây y
Sử dụng chủ yếu là các thuốc kháng viêm, chống sưng, giảm đau, ức chế miễn dịch đồng thời rèn luyện các bài tập vật lý trị liệu, chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi phù hợp để mau chóng hồi phục khả năng vận động của xương khớp. Các phương pháp điều trị bệnh phong thấp từ Tây y như sau:
- Nhóm thuốc giảm đau, chống viêm: Cox-2 inhibitors, Steroids, NSAIDs
- Thuốc ức chế miễn dịch: Methotrexate
- Vật lý trị liệu: xoa bóp, bấm huyệt, massage, châm cứu
- Nghỉ ngơi điều độ, ăn uống khoa học tuân thủ chỉ định của bác sĩ.
Cách chữa bệnh phong thấp bằng Đông y
- Bài thuốc từ cây trinh nữ: Sử dụng 200gr rễ cây trinh nữ kèm với 100gr rễ cây lá lốt, 10gr quế chi và 10gr gừng khô. Đem rửa sạch dược liệu và sắc lấy nước uống hàng ngày. Áp dụng bài thuốc một thời gian sẽ thấy các triệu chứng bệnh cải thiện rõ rệt.
- Bài thuốc từ muối và quế chi: Lấy 1 thìa muối cùng 1 thìa quế chi hòa tan vào chậu nước ấm. Sau đó ngâm các khớp xương bị sưng đau trong khoảng 15 phút. Bài thuốc này giúp giảm sưng đau, cứng khớp vô cùng hiệu quả.
- Chữa bệnh phong thấp bằng ngải cứu: Lấy một nắm ngải cứu và muối hạt to trộn với nhau đặt vào giấy bạc và đốt bên dưới. Hơ khớp xương bị đau vào khói từ thảo dược tỏa ra giúp thư giãn, giảm đau, giảm tê bì cực kỳ tốt.
Cách trị phong thấp bằng muối
Bệnh phong tê thấp chủ yếu xảy ra ở các khớp ngón tay, ngón chân, khuỷu tay, khuỷu chân. Chính vì vậy, việc sử dụng muối để áp dụng các liệu trình điều trị cũng khá dễ dàng.
- Bài thuốc ngâm chân nước muối
Ngâm chân với nước muối có tác dụng đả thông một số huyệt vị nằm ở bàn chân giúp thông kinh hoạt lạc, tăng cường lưu thông máu, giúp các khớp xương vận dộng dễ dàng và linh hoạt hơn.
Các hoạt chất trong dung dịch nước muối sẽ thẩm thấu vào bên trong và tác động tới các dây thần kinh trung ương giúp hạn chế sự dồn ép của trọng lượng cơ thể và các yếu tố nội sinh khác lên các dây thần kinh này.
Thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị một chậu nước ấm ở nhiệt độ từ 40-60 độ C. Lưu ý, không nên dùng nước quá nóng vì có thể khiến bạn bị bỏng, bàn chân sưng rộp. Thêm khoảng 100 g muối trắng loại hạt to, hòa tan.
- Bước 2: Đặt bàn chân ngâm trong dung dịch nước muối từ 15 – 20 phút hoặc đến khi nào nước nguội hẳn thì thôi.
Ngoài ra, để có thể kích ứng phát huy tối đa hiệu quả của bài thuốc, người bệnh nên cho một chút bột quế hoặc gừng vào ngâm cùng.
Thời gian thích hợp để ngâm chân là sau khi ăn xong hoặc trước lúc đi ngủ khoảng 1h. Tuyệt đối không nên sử dụng phương pháp này đối với những người có vết thương hở ở chân.
- Cách trị phong thấp bằng muối và ngải cứu
Từ xa xưa, ngải cứu được biết đến là một vị thuốc có thể điều trị phong tê thấp cực kỳ hiệu quả do đặc tính kháng khuẩn và chống viêm của nó. Tuy nhiên, việc sử dụng ngải cứu đơn lẻ thường sẽ không mang lại hiệu quả cao.
Chính vì vậy, trong dân gian bài thuốc kết hợp giữa muối và ngải cứu được xem như “cặp đôi hoàn hảo” giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý về xương khớp, trong đó có phong tê thấp.
Thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị một nắm lá ngải cứu (Khoảng 200 g) đem rửa sạch, để cho ráo nước, sau đó cho ngải cứu vào sao vàng cùng với muối.
- Bước 2: Sau khi sao nóng, cho hỗn hợp này vảo một miếng vải sạch rồi chườm trực tiếp nên vị trí khớp bị đau của bệnh nhân, ấn nhẹ trong quá trình chườm. Mỗi lần thực hiện từ 10 – 15 phút, ngày thực hiện từ 1 – 2 lần.
Cách điều trị phong tê thấp tại nhà nhờ An cốt Nam
Giải đáp về phương pháp đẩy lùi bệnh phong thấp tốt nhất hiện nay, trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” – VTV2, Th.Bs Hoàng Khánh Toàn (Bệnh viện 108) đã đánh giá cao hiệu quả của bài thuốc An Cốt Nam mang lại cho bệnh nhân.
An Cốt Nam là một trong những công trình nghiên cứu thành công của phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường. An Cốt Nam được xây dựng dựa trên hai bài thuốc cổ phương “Độc hoạt tang sinh ký” và “Quyên tý thang”, đồng thời gia giảm thêm một số dược liệu quý hiếm khác như Trư lung thảo, Bí kỳ nam, Sâm ngọc linh,…các vị thuốc được gia giảm với nhau theo tỷ lệ vàng nhằm phục hồi tổ chức sụn khớp tổn thương, tiêu viêm, tăng cường chức năng hoạt động xương khớp.
Ngoài bài thuốc uống chiếm vai trò chủ đạo, khi sử dụng An Cốt Nam, người bệnh sẽ được cung cấp thêm cao dán và vật lý trị liệu miễn phí tại phòng khám. Tổ hợp 3 liệu pháp này mang lại tác động đa chiều giúp điều trị bệnh phong thấp dứt điểm chỉ sau 2-3 liệu trình.
Lộ trình điều trị của An Cốt Nam:
- 10 ngày đầu: Dược chất của thuốc thẩm thấu trưc tiếp vào sụn khớp, giúp giảm đau nhức, sưng đỏ, máu lưu thông dễ dàng.
- 15 ngày tiếp theo: Tiêu viêm nhiễm, phục hồi chức năng cơ xương.
- Sau 1 tháng: Bồi bổ dưỡng chất cho hệ xương khớp, ngăn ngừa tái phát.
Theo số liệu thống kê tại phòng khám cho thấy, có tới hơn 90% bệnh nhân cảm thấy hài lòng khi sử dụng An Cốt Nam. MC Quyền Linh và NS Mạc Can cũng là hai trong số đó.
Bấm để được chuyên gia nhà thuốc tư vấn miễn phí!
Bài viết đã cung cấp những thông tin quan trọng về bệnh phong thấp mà ai cũng nên biết. Đây là một căn bệnh nguy hiểm và ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, cần chủ động phòng tránh, thăm khám sức khỏe và giữ một lối sống khoa học.
Bác sĩ Lương Đức Chương sinh ngày 02/2/1954, ông nguyên là Thượng tá – Bác sỹ của Học viện Quân Y. Hiện nay, bác sĩ Chương đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường