Tiểu buốt là gì? Nguyên nhân gây tiểu buốt ở nữ và nam giới

Tiểu buốt gây khó chịu, đau đớn cho người bệnh khi đi tiểu. Do đó xác định được nguyên nhân gây tiểu buốt ở nữ và nam giới sẽ có biện pháp điều trị, phòng ngừa hiệu quả. Cùng tìm hiểu tiểu buốt là gì, nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa như thế nào ngay sau đây nhé!

Tiểu buốt là gì?

Tiểu buốt là triệu chứng đau đớn, nóng rát, khó chịu khi đi tiểu. Cơn đau có thể bắt nguồn từ bàng quang, đáy chậu hoặc niệu đạo. Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu nằm bên ngoài cơ thể. Ở nam giới, đáy chậu là khu vực nằm giữa bìu và hậu môn. Ở phụ nữ, đáy chậu là khu vực nằm giữa hậu môn và phần mở đầu của âm đạo.

Tiểu buốt là hiện tượng khá phổ biến ở cả phụ nữ và nam giới. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng hiểu rõ về nguyên nhân và cách phòng ngừa hữu hiệu cho tình trạng này.

Tiểu buốt là gì

Nguyên nhân tiểu buốt ở nữ và nam giới

Tiểu buốt ở phụ nữ và nam giới do những nguyên nhân khác nhau gây ra, cụ thể như sau:

Nguyên nhân tiểu buốt ở nữ

Phụ nữ bị tiểu buốt có thể do những nguyên nhân chính là:

  • Bị viêm đường tiết niệu: Niệu đạo của nữ giới rất ngắn, bằng 1/3 so với nam giới, lại gần với hậu môn nên tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm dễ dàng. Khi bị viêm đường tiết niệu, chị em bị đau buốt, bỏng rát khi đi tiểu, đôi khi có thể có dịch chảy ra từ niệu đạo.
  • Bệnh lậu: Sau 3 – 5 ngày bị nhiễm vi khuẩn lậu, chị em sẽ gặp phải tình trạng tiểu buốt, đi tiểu nhiều lần, khí hư bất thường, âm đạo chảy mủ…
  • Bị viêm âm đạo do nấm: Một trong những dấu hiệu cảnh báo viêm âm đạo do nấm là tiểu buốt. Khi bị viêm âm đạo do nấm, chị em sẽ cảm thấy ngứa ngáy ở cả bên ngoài và bên trong âm đạo, có khí hư dạng bã đậu, niêm mạc tổn thương gây tiểu buốt, viêm loét.
  • Tiểu đường: Lượng đường trong máu quá cao sẽ gây dư thừa và được bài tiết qua đường nước tiểu, tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài ra, hệ miễn dịch của bệnh nhân tiểu đường thường bị suy yếu nên các loại vi khuẩn nhiễm trùng có điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh, gây tiểu buốt, khó chịu.
  • Mãn kinh: Khi bước vào độ tuổi mãn kinh, việc sản xuất estrogen ở nữ giới giảm mạnh, làm cho độ pH của âm đạo bị thay đổi, mất cân bằng nấm men và vi khuẩn ở trong âm đạo làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu, nguyên nhân gây tiểu buốt ở phụ nữ.
  • Sỏi thận: Căn bệnh này có thể gây viêm nhiễm đường tiết niệu là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi. Vì thế, khi có hiện tượng tiểu buốt, đau lưng thì chị em nên đến gặp bác sĩ thăm khám để phát hiện sớm và có biện pháp điều trị dứt điểm sỏi thận.
  • Nhịn tiểu: Nhịn tiểu trong 6 giờ trở lên sẽ làm tăng nguy cơ bị tiểu buốt do những vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào bàng quang. Do đó, chị em không nên nhịn tiểu quá lâu.
  • Táo bón: Táo bón kéo dài do uống ít nước, lười ăn rau xanh… gây áp lực cho bàng quang dẫn đến tình trạng tiểu buốt ở nữ.
  • Mất nước: Cơ thể bị thiếu nước, tiểu ít sẽ giảm khả năng loại bỏ vi khuẩn trong đường tiết niệu dễ gây ra hiện tượng tiểu buốt. Ví thế, chị em nên uống nhiều nước để cung cấp đủ nước cho cơ thể và giảm nguy cơ bị tiểu buốt.
  • Mặc quần lót quá chật: Chị em mặc quần lót quá trật có thể gây viêm đường tiết liệu gây tiểu buốt. Do đó, chị em nên mặc quần lót thoải mái, thông thoáng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
  • Dùng băng vệ sinh sai cách: Không thay băng vệ sinh trong thời gian dài hoặc chọn nhầm loại băng vệ sinh gây kích ứng da, hết hạn… có thể gây viêm đường tiết niệu, triệu chứng điển hình là tiểu buốt.

Cao tiêu sỏi Tâm Minh Đường tốt không, giá bao tiền? Tác dụng và cách dùng

Nguyên nhân tiểu buốt ở nam giới

Các nguyên nhân gây tiểu buốt ở nam giới thường gặp đó là:

  • Viêm bàng quang: Bệnh lý này là một dạng nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn trong bàng quang gây ra, tỷ lệ bị viêm bằng quang cao, bệnh dễ tái phát và không điều trị được triệt để. Người bệnh có các triệu chứng đặc trưng như tiểu buốt, nước tiểu có mùi hôi, đục, tiểu nhiều lần, có thể xuất hiện tiểu ra máu, người mệt mỏi, đau hai bên thắt lưng, đau ở cơ quan sinh dục….
  • Viêm niệu đạo: Ống niệu đạo đóng vai trò vận chuyển nước tiểu, dẫn tinh dịch, khi bị viêm sẽ làm chu vi niệu đạo bị thu hẹp lại gây tiểu buốt, tiểu rắt.
  • Viêm tuyến tiền liệt: Nguyên nhân do vi khuẩn gram âm đường tiêu hóa cùng với vi khuẩn sinh dục tiết niệu gây ra, triệu chứng điển hình của bệnh là tiểu rắt, tiểu buốt.
  • Viêm bể thận: Được hiểu là tình trạng thận bị nhiễm trùng nguyên nhân do biến chứng nhiễm trùng đường tiết niệu. Bệnh gây ra tình trạng tiểu buốt khó chịu, nóng rát, đau khi đi tiểu ở cơ quan snh dục, nước tiểu có mùi hôi, đục, đi tiểu nhiều lần, ăn không ngon, người mệt mỏi, cơ thẻ suy nhược.
  • Sỏi tiết niệu: Bao gồm các loại sỏi như sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo. Nguyên nhân dẫn đến các căn bệnh sỏi tiết niệu là do những loại muối khoáng hòa tan ở trong nước tiểu lắng đọng lại, hình thành sỏi. Các triệu chứng của sỏi tiết niệu thường gặp là tiểu buốt, nước tiểu đục, bí tiểu ở giai đoạn cấp tính, đau âm ỉ hoặc đau thành cơn ở vùng thắt lưng, tiểu ra máu, tiểu ngắt quãng….
  • Ung thư tuyến tiền liệt: Xảy ra khi các tế bào ác tính phát triển không kiểm soát, sau một thời gian dài sẽ hình thành khối u tuyến tiền liệt, chèn ép bàng quang, niệu đạo gây tiểu buốt, tiểu rắt và nhiều triệu chứng khác kèm theo như nước tiểu lẫn máu, tiểu nhiều lần, tiếu không tự chủ….
  • U xơ tiền liệt tuyến hay phì đại tuyến tiền liệt: Tuyến tiền liệt phình to, rồi chèn ép vào bàng quang, ống niệu đạo gây rối loạn đường tiểu, điển hình là tiểu buốt. U xơ tiền liệt tuyến thường xảy ra ở nam giới tuổi trung niên.
  • Bệnh lậu: Một trong những triệu chứng của bệnh lậu ở nam giới là tiểu buốt. Căn bệnh này lây qua đường tình dục có thể gặp ở cả nam và nữ. Người bệnh bị tiểu buốt, nóng rát, dương vật tiết ra dịch màu vàng, trắng, xanh lá cây, tinh hoàn bị sưng đau.

Nguyên nhân tiểu buốt ở nam giới

Nguyên nhân khác gây tiểu buốt

Ngoài những nguyên nhân chính ở trên, nguyên nhân khác gây tiểu buốt đó là:

  • Do bị mắc bệnh Chlamydia
  • Tác dụng phụ của một vài loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc điều trị bệnh ung thư, dung dịch vệ sinh…
  • Quan hệ tình dục quá độ
  • Mắc bệnh herpes sinh dục
  • Mới làm thủ thuật đường tiết niệu
  • Bị dị ứng với sản phẩm chăm sóc cá nhân, xà phòng
  • Bị viêm ống dẫn trứng, hẹp niệu đạo
  • Căng thẳng, stress, áp lực tâm lý
  • ……

Tiểu buốt có nguy hiểm không?

Khi xảy ra hiện tượng tiểu buốt, người bệnh sẽ rất khó chịu khi đi tiểu, sợ đi tiểu, làm suy giảm sức khỏe sinh lý, mất tự tin, e ngại khi quan hệ…. Về lâu dài nếu không điều trị sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt vợ chồng, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

Ngoài ra, tiểu buốt cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra biến chứng khôn lường, có thể vô sinh, hiếm muộn, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Do đó, khi bị tiểu buốt tốt nhất người bệnh nên đến gặp bác sĩ thăm khám để có chẩn đoán chính xác và điều trị đúng, kịp thời.

Tiểu buốt có nguy hiểm không

Chẩn đoán tiểu buốt

Bác sĩ hỏi tiền sử sức khỏe của người bệnh, đưa ra những câu hỏi về sức khỏe tổng thể và tiền sử các lần bị tiểu buốt trước. Có thể bác sĩ hỏi cả số lần quan hệ, số lần đi tiểu… Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định làm phương pháp xét nghiệm phù hợp.

Thông thường, bác sĩ sẽ yêu cầu lấy mẫu nước tiểu sau đó dùng que thử nước tiểu kiểm tra, tìm ra nguyên nhân tiểu buốt. Biện pháp này sẽ giúp phát hiện vi khuẩn và máu. Sau đó, mẫu nước tiểu sẽ gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra dưới kính hiển vi, xác định nguyên nhân gây bệnh.

Sau khi thăm khám, chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận và chỉ định biện pháp phù hợp.

Phòng ngừa và điều trị tiểu buốt

Để phòng ngừa và điều trị tiểu buốt hiệu quả hơn, người bệnh có thể áp dụng những biện pháp sau:

  • Hạn chế dùng đồ ăn cay nóng, nước ngọt có ga, chất kích thích, bia rượu…. do có thể gây kích thích bàng quang
  • Thực đơn ăn uống nên bổ sung thêm trái cây mọng nước hư bưởi, cam, dưa hấu, bổ sung thêm rau xanh
  • Quan hệ tình dục an toàn, tránh mắc bệnh xã hội
  • Sinh hoạt vợ chồng điều độ
  • Không nhịn tiểu, tốt nhất là nên tạo thói quen đi tiểu vào khung giờ cố định ở trong ngày
  • Luôn giữ vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ, đúng cách, trước và sau khi quan hệ
  • Uống đủ nước mỗi ngày nhưng tránh uống vào ban đêm, vào lúc trước khi đi ngủ tránh nửa đêm tỉnh giấc vì mắc tiểu
  • Hạn chế ăn đồ ăn có tính acid cao để bàng quang có thời gian phục hồi
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, phòng ngừa được nhiều bệnh tật

Trên đây là giải đáp tiểu buốt là gì, nguyên nhân nào gây hiện tượng tiểu buốt ở nam giới và phụ nữ, đồng thời cách điều trị, phòng ngừa như thế nào. Mong rằng chia sẻ này giúp ích cho người bệnh.

0983340246