Bị Sỏi Thận Uống Gì Cho Hết, Uống Nước Dừa Được Không?

Bị sỏi thận uống gì cho hết, uống nước dừa, mật ong… được không là vấn đề được nhiều người quan tâm với mong muốn chữa bệnh mà không cần can thiệp phẫu thuật lấy sỏi. Bài viết sau đây đề cập đến một số thức uống thông dụng, phù hợp và nên tránh đối với người bị căn bệnh này.

Bị sỏi thận uống gì cho hết?

Người bị suy thận cần chú ý chế độ ăn uống, vậy người bệnh nên uống gì cho hết? Một số gợi ý người bệnh có thể tham khảo và lựa chọn loại nước uống phù hợp:

Sỏi thận có uống được mật ong không?

Mật ong là một thức uống lành tính và được y học đánh giá cao trong hiệu quả làm tan dần viên sỏi. Tuy nhiên, mật ong cần được kết hợp với một thức uống khác để gia tăng hiệu quả. Đó là giấm táo.

Bạn chỉ cần pha hai thìa canh mật ong và hai thìa canh giấm táo vào một ly nước ấm, uống hàng ngày để làm tan dần sỏi có trong thận. Ngoài giấm táo, mật ong còn có thể hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến sỏi thận và mật với công thức bài thuốc sau đây:

Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: Mật ong nguyên chất, siro phong nguyên chất, rễ mùi tây, chanh, dầu ô liu.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch chanh và cắt thành lát mỏng
  • Rửa sạch rễ mũi tây và cắt thành những khúc nhỏ, vắt chanh vào rễ mùi tây và trộn đều với mật ong nguyên chất, dầu oliu và siro.
  • Có thể chế biến hỗn hợp trên với số lượng lớn, cho vào hũ thủy tinh sạch rồi bảo quản dài ngày trong tủ lạnh.

Uống 1 muỗng canh hỗn hợp này mỗi buổi sáng trước khi ăn và mỗi tối trước khi đi ngủ để thấy hiệu quả làm tan sỏi. Để phương pháp này thật sự đạt hiệu quả, bạn nên kiên trì thực hiện mỗi ngày.

Bị sỏi thận uống gì cho hết

Sỏi thận có uống được tinh bột nghệ không?

Dù tinh bột nghệ cũng được coi là dược phẩm lành tính nhưng đây lại là điều “cấm kỵ” đối với bệnh nhân có sỏi trong thận. Một tạp chí khoa học của Mỹ đã khẳng định người thường xuyên dùng nghệ và các sản phẩm liên quan đến loại củ này có hàm lượng Oxalate cao trong nước tiểu.

Khi Oxalate kết hợp với Canxi trong cơ thể sẽ tạo điều kiện hình thành một loại sỏi rất phổ biến là sỏi Canxi Oxalate.

Sỏi thận có uống được Canxi và Vitamin C không?

Theo các chuyên gia, nếu trong thận có sỏi người bệnh không nên bổ sung Canxi bằng thuốc nhưng vẫn nên duy trì bổ sung Canxi qua đường ăn uống hàng ngày từ những thực phẩm giàu dinh dưỡng. Bởi, sự thiếu hụt Canxi cũng là nguyên nhân hình thành soi trong mật và trong thận.

Vitamin C có gây ra sỏi thận không là vấn đề hiện vẫn đang gây tranh cãi trong y học vì nhiều kết quả nghiên cứu khác nhau. Nhiều người cho rằng, Vitamin C khi được hấp thu vào cơ thể sẽ chuyển hóa một phần thành Oxalate – chất tác dụng với Canxi tạo nên loại sỏi phổ biến nhất hiện nay.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu lại cho rằng, Vitamin C tác động một phần rất nhỏ và không đáng kể đến căn bệnh này, cụ thể chỉ là 0,15%. Với con số này, không thể kết luận rằng, Vitamin C là nguyên nhân hình thành sỏi ở cơ thể con người.

Sỏi thận có uống được Canxi và Vitamin C không

Sỏi thận uống nước gì?

Người bị sỏi thận có nên uống nhiều nước, uống được nước dừa hay sữa anlene không….được quan tâm rất nhiều, cùng tìm hiểu ngay nhé:

Bị sỏi thận có nên uống nhiều nước?

Nước là thức uống rất quan trọng đối với người bệnh thận. Nước giúp điều hòa hệ bài tiết, giảm gánh nặng cho thận và ngăn chặn quá trình phát triển kích thước của sỏi. Các chuyên gia khuyên bệnh nhân bị sỏi cần đảm bảo uống 2-2.5 lít nước mỗi ngày nhằm hạn chế sự phát triển của bệnh.

Bên cạnh đó, cung cấp đầy đủ nước cho người bình thường cũng là phương pháp giúp ngăn chặn sỏi hình thành.

Sỏi thận có uống nước dừa được không?

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh nước dừa rất tốt cho người bệnh có sỏi trong thận. Đây là phương thuốc giúp lợi tiểu tự nhiên và rất tốt cho hệ bài tiết. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nước dừa có khả năng bào mòn các viên sỏi, giúp khai thông hệ bài tiết và chữa trị tiểu rắt, tiểu buốt.

Tuy được cho là thần dược tự nhiên nhưng người bệnh chỉ nên uống một quả dừa mỗi ngày. Khi uống, người bệnh không nên cho thêm đường và nên uống luôn khi dừa mới bổ. Các dưỡng chất chữa bệnh trong quả dừa sẽ mất đi nếu để lâu, kể cả khi được bảo quản trong tủ lạnh. Kèm theo đó, bệnh nhân cũng có thể pha nước dừa chung với nước ép dứa và chanh để tăng hiệu quả bào mòn sỏi.

Bên cạnh đó, đối với người bị bệnh sỏi thận, các bác sĩ cũng khuyên nên sử dụng nước ép rau ngổ chung với nước dừa vì hai loại thực phẩm này có thể kết hợp với nhau giúp ngăn ngừa sưng viêm thận và đường tiết niệu do ma sát với viên sỏi.

Sỏi thận có uống nước dừa được không

Bị sỏi thận có uống sữa Anlene được không?

Sữa Anlene là loại sữa bỏ sung hàm lượng Canxi cho cơ thể con người. Cho đến nay, khoa học vẫn chưa có một nghiên cứu nào cho rằng người bị bệnh sỏi không nên uống sữa nói chung và sữa Anlene nói riêng dù đây là nguồn cung cấp hàm lượng Canxi lớn.

Như đã đề câp ở trên, bổ sung Canxi và những dưỡng chất cho cơ thể vẫn là điều cần thiết cho các hoạt động bình thường của con người. Tuy nhiên, lượng sữa Anlene cần được uống điều độ, nhất là đối với bệnh nhân có sỏi trong các cơ quan tiết niệu.

Sỏi thận uống bia được không?

Hiện tại, y học vẫn chưa có khẳng định nào về việc bệnh nhân không được uống bia. Một số ý kiến còn cho rằng bia có chứa men tự nhiên giúp ngăn cản sự lắng đọng chất vôi trong đường tiết niệu và phòng ngừa sỏi phát triển.

Tuy nhiên, người uống nhiều bia sễ gặp tình trạng khô họng, khát nước và tiểu nhiều. Tiểu quá nhiều lại là nguyên nhân khiến sỏi dễ hình thành hơn.  Các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân chỉ nên uống nhiều nhất 0,5 lít bia mỗi ngày. Liều lượng này giúp giảm đến 40% nguy cơ hình thành sỏi trong thận.

Sỏi thận uống lá cây gì?

Ngoài những thực phẩm trên, nhiều người bệnh cũng mong muốn tìm được một bài thuốc dân gian an toàn, hiệu quả từ các loại lá cây thảo dược. Một gợi ý lý tưởng cho bệnh nhân trong y học là bài thuốc từ lá cây sa kê.

Sỏi thận uống lá cây gì

Cây sa kê là một loại dược liệu quý trong y học cổ truyền. Các bộ phận của cây đều có thể được sử dụng trong chữa bệnh bao gồm: nhựa cây, vỏ cây, rễ và lá. Trong đó, lá cây có công dụng lợi tiểu, chống viêm, tiêu độc tự nhiên, được các bác sĩ đánh giá cao trong hiệu quả giảm kích thước sỏi. Để phát huy công dụng của lá cây Sa kê, các bác sĩ khuyên bệnh nhân nên kết hợp với dưa chuột và cây cỏ xước. Cách thực hiện bài thuốc với lá cây Sa kê chữa bệnh như sau:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Lá cây sa kê tươi =200g
  • Dưa chuột = 200g
  • Cỏ xước khô = 50g
  • Nước = 1 lít

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá cây Sa kê, để ráo nước, phơi qua 1-2 nắng rồi đem sao vàng
  • Đun lá cây Sa kê đã sao vàng, dưa chuột tươi và cỏ xước khô với 1 lít nước trong 15 phút.
  • Vớt bỏ bã, phần nước chia làm nhiều lần uống trong ngày thay cho trà

Nếu kiên trì áp dụng bài thuốc này hàng ngày, bệnh nhân sẽ thấy triệu chứng đau lưng do sỏi thận được thuyên giảm đáng kể. Thực chất, loại hỗn hợp nước uống này có thể giúp bào mòn dần các viên sỏi có trong thận.

>> Xem ngay: Thuốc Trị Sỏi Thận Tốt Nhất Hiện Nay Bào Mòn Ngay Mà Hiệu Quả

Hy vọng với những thông tin hữu ích trên, độc giả đã có câu trả lời cho việc bị sỏi thận nên uống nước gì. Với chế độ ăn uống khoa học kết hợp với bài thuốc từ lá cây Sa kê, bệnh nhân bị sỏi trong thận có thể được điều trị hiệu quả mà không cần có sự can thiệp từ phương pháp phẫu thuật.

0983340246