Cách chữa sỏi thận bằng quả sung tươi nhờ tính an toàn và mang lại hiệu quả được rất nhiều bệnh nhân đón nhận. Vậy điều này liệu có đúng hay không, sử dụng quả sung như thế nào và cần lưu ý gì? Để có câu trả lời chính xác về phương pháp dân gian này, bạn đọc hãy tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.
Tác dụng của quả sung chữa sỏi thận
Hiện nay, sỏi thận đã trở nên ngày càng phổ biến, do nhiều nguyên nhân mà những khoáng chất và muối bị lắng cặn lại trong cơ quan này. Bệnh lý này gây nên những triệu chứng vô cùng khó chịu và ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của người bệnh như: Đau lưng và mạn sườn, gặp các vấn đề khi tiểu tiện, buồn nôn, sốt…
Nếu không có phương pháp chữa trị nhanh chóng, bệnh có thể diễn biến xấu và tác động trực tiếp đến sức khỏe của người mắc. Bên cạnh việc dùng thuốc Tây, nhiều người đang truyền tai nhau về phương pháp dân gian chữa bệnh bằng quả sung tươi. Vậy loại quả này có những tác dụng như thế nào?
Trong y học cổ truyền, quả sung mang tính mát, vị ngọt và hơi chát, có công dụng đào thải độc tố, lợi tiểu, tiêu viêm, bổ máu, sát trùng… Ngoài ra, trong loại quả này còn có nhiều khoáng chất bao gồm: Vitamin B, A, sắt, photpho, magie… và một số axit ở dạng hữu cơ.
Những chất này trong quả sung chữa bệnh sỏi thận rất tốt khi những tác dụng của chúng đi vào cơ thể sẽ tác động tới viên sỏi khiến nó mềm và tan dần, cuối cùng là thải qua hệ thống bài tiết. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này còn phải dựa theo tình trạng nặng nhẹ của người bệnh, không phải ai cũng giống nhau.
Thực tế, dùng quả sung chữa bệnh chỉ là cách để hỗ trợ quá trình điều trị, cải thiện triệu chứng. Do đó, nếu viên sỏi trong thận của người bệnh có kích thước nhỏ thì cách chữa này có thể đem lại hiệu quả. Ngược lại, khi bệnh ở mức nặng sẽ cần tới những phương pháp điều trị phù hợp hơn mới có thể loại bỏ dứt điểm.
Cách chữa sỏi thận bằng quả sung
Người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp chữa bệnh bằng quả sung mà chúng tôi chia sẻ dưới đây để áp dụng nhằm cải thiện những triệu chứng khó chịu.
Uống nước sắc từ quả sung
Với những khoáng chất tự nhiên có sẵn, quả sung tươi có thể sử dụng để sắc thành nước để uống mà không cần phải kết hợp thêm nguyên liệu nào. Phương pháp này thực hiện khá đơn giản, tuy nhiên người bệnh sẽ mất một chút thời gian để làm khô quả sung.
Xem Thêm: Cách chữa sỏi thận bằng rau ngót đem lại hiệu quả vượt trội
Chuẩn bị:
Khoảng 2 lạng sung tươi.
Cách thực hiện:
- Sung tươi đem rửa sạch, để một lúc cho ráo nước.
- Cắt sung thành từng lát nhỏ và mỏng, sau đó phơi nắng hoặc đem sấy trong lò cho khô. Người bệnh cũng có thể giã dập quả sung cho nhanh thay vì cắt lát.
- Với cách chữa sỏi thận bằng quả sung này, sau khi sung đã khô lại thì cho lên chảo sao cho vàng, sau đó đổ xuống phần đất sạch (dân gian gọi là “hạ thổ”).
- Cho sung vào ấm sắc cùng khoảng 500ml nước, đến khi thấy còn lại khoảng 200ml thì dừng lại.
- Chắt lấy phần nước sắc, chia 3 phần để uống sau 3 bữa chính. Áp dụng đều đặn hàng ngày.
Để tiết kiệm thời gian hơn, người bệnh có thể mua sẵn quả sung khô về sử dụng. Liều lượng dùng và cách thực hiện cũng giống như sung tươi.
Kết hợp quả sung cùng những dược liệu khác
Ngoài cách chỉ dùng quả sung chữa sỏi thận, việc kết hợp cùng một số vị thuốc trong Đông y sẽ giúp tăng thêm hiệu quả cải thiện bệnh. Do phải sử dụng khá nhiều dược liệu thiên nhiên, vì vậy người bệnh hãy tìm mua tại những địa chỉ uy tín, chất lượng để không làm ảnh hưởng tới chất lượng thuốc và sự an toàn của sức khỏe.
Chuẩn bị:
- Sung khô: Khoảng 50g
- Gừng tươi: 5 lát
- Đảng sâm: 20g
- Bạch truật, nghệ vàng: Mỗi loại 12g
- Thổ phục linh, lá vọng cách, kê nội kim, hoa atiso, nhân trần: Mỗi loại 10g
- Cây chó đẻ, râu ngô, cam thảo: Mỗi loại 8g.
Cách thực hiện chữa sỏi thận bằng quả sung khô:
- Cắt nhỏ các dược liệu, cho vào ấm để sắc cùng 500ml nước với lửa nhỏ cho đến khi nước cạn còn 200ml thì bắc xuống bếp, lọc lấy phần nước thuốc để riêng.
- Tiếp tục sắc các vị thuốc thêm 1 lần, để cạn tới 100ml thì dừng lại, cũng chắt phần nước thuốc.
- Hòa 2 phần nước thuốc đã sắc sau 2 lần vào cùng với nhau, sau đó chia làm 2 hoặc 3 phần uống khi ăn xong. Thực hiện đều đặn mỗi ngày trong khoảng 1 tháng.
Lưu ý khi dùng quả sung trị sỏi thận
Mặc dù phương pháp dùng quả sung chữa bệnh được đánh giá là an toàn, tuy nhiên người bệnh vẫn cần phải lưu ý một số điều sau đây:
- Đây là phương pháp dân gian cổ truyền, chính vì vậy hiệu quả của nó không thể tới nhanh chóng như khi dùng thuốc Tây. Người bệnh cần kiên trì áp dụng cách chữa sỏi thận bằng quả sung tươi đều đặn đúng liều lượng cần thiết mỗi ngày, tuyệt đối không được tăng liều dùng với mong muốn sẽ khỏi nhanh.
- Nếu người bệnh đang sử dụng một loại thuốc trị bệnh nào đó thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi chữa bệnh bằng quả sung tươi, tránh trường hợp chúng tương tác lẫn nhau làm giảm công dụng hoặc gây hại cho sức khỏe.
- Phần nước thuốc sắc từ quả sung phải dùng hết trong ngày, không để qua đêm sau đó sử dụng. Thuốc nên được sắc mới mỗi ngày để đảm bảo an toàn và giữ được tác dụng dược tính. Cách chữa sỏi thận bằng quả sung tươi nên được thực hiện đều đặn hằng ngày dần dần mới có thể phát huy được hiệu quả trong điều trị bệnh.
- Về chế độ dinh dưỡng, người bệnh sỏi trong thận cần bổ sung vào thực đơn hàng ngày những thực phẩm giàu canxi, vitamin A, D, chất xơ, đồng thời uống đầy đủ nước. Hạn chế tối đa đồ chiên xào dầu mỡ, đồ ăn nhanh, món ngọt, thực phẩm giàu đạm và kali, muối, đường…
- Không hút thuốc lá, uống cafe, rượu bia… Những chất kích thích này sẽ ảnh hưởng xấu tới chức năng hoạt động của thận, làm tăng nguy cơ tạo sỏi hoặc khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, người bệnh hãy nghỉ ngơi hợp lý và tích cực vận động nhằm nâng cao sức khỏe.
Bài viết trên đây đã đưa tới những thông tin về cách chữa sỏi thận bằng quả sung tươi để mọi người có thể tham khảo. Người bệnh nên lưu ý đối với những trường hợp bệnh nặng chỉ nên dùng cách chữa dân gian này để hỗ trợ quá trình điều trị, để loại bỏ dứt điểm sỏi trong thận sẽ phải cần tới những phương pháp khác hiệu quả hơn.
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957. Nguyên là giảng viên cấp cao của trường Học viện YHCT Tuệ Tĩnh. Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương hiện đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường.