Bị trào ngược dạ dày nên ăn gì, kiêng ăn gì? Đây là thắc mắc của rất nhiều người bệnh, bởi chế độ ăn uống, sinh hoạt ảnh hưởng nhiều đến quá trình điều trị bệnh. Cùng tìm hiểu người bị trào ngược nên ăn gì, không nên ăn gì ngay sau đây nhé!.
Bị trào ngược dạ dày ăn gì?
Khi bị trào ngược dạ dày, bạn nên sử dụng các loại đồ uống, thức ăn không chứa thành phần gây hại đến hoạt động của dạ dày. Sau đây là lý giải về một số loại thực phẩm mà bạn nên bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày.
Trào ngược dạ dày nên ăn rau gì?
Việc bổ sung các loại rau trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể tình trạng bệnh. Khi bị trào ngược dạ dày, bạn nên ăn các loại rau sau:
- Rau mơ: Thành phần carotene, vitamin C, protein có trong lá mơ có tác dụng kháng viêm rất tốt. Ngoài ra, loại rau này còn giúp ức chế sự tăng tiết dịch axit trong thành dạ dày, hỗ trợ điều trị chứng trào ngược hiệu quả.
- Rau cải xanh: Trong rau cải xanh có chứa rất nhiều các loại vitamin như vitamin A, B, C… albumin, carotene, chất xơ. Bổ sung rau cải xanh trong chế độ ăn uống hàng ngày, hệ tiêu hóa của bạn sẽ được ổn định. Từ đó sẽ phòng ngừa được tình trạng xuất huyết, viêm loét dạ dày,…
- Rau mùi: Các loại vitamin và khoáng chất canxi, sắt, photpho…có ở rau mùi giúp loại bỏ đáng kể nồng độ axit bị dư thừa ở trong niêm mạc và thành dạ dày
- Rau mương: Đây là một loại cây có tính hàn, vị ngọt nhẹ, giúp thanh nhiệt, giải độc và tiêu viêm khá tốt. Loại rau này được sử dụng rất phổ biến trong các món ăn hàng ngày. Không chỉ vậy, đây còn là vị thuốc thảo dược giúp điều trị các bệnh như sình bụng, viêm nhiễm, tiêu chảy và tăng cường chức năng hệ tiêu hóa hiệu quả.
Nghệ vàng và gừng tươi
Gừng tươi và nghệ vàng chó tính chống viêm nên đối với người bị trào ngược dạ dày rất tốt. Người bệnh nên bổ sung gừng và nghệ vàng vào trong thực đơn ăn uống.
Bột yến mạch
Người bị trào ngược sử dụng yến mạch vào buổi sáng vừa giúp cung cấp chất dinh dưỡng, năng lượng cần thiết cho cơ thể lại vừa hấp thụ được lượng axit dạ dày dư thừa sau một đêm ngủ dài.
Bánh mì
Bánh mì là lựa chọn tuyệt vời cho người bị trào ngược dạ dày và bệnh dạ dày nói chúng. Bởi bánh mì hút được lượng axit trong dạ dày, từ đó làm giảm tổn thương do loại axit này gây ra cho dạ dày.
Đậu, đỗ và những thực phẩm giàu chất xơ
Đậu, đỗ, thực phẩm giàu chất xơ tốt cho sức khỏe nên người bị trào ngược có thể ăn được. Tuy nhiên, các loại đậu như đậu đen, đậu tương, đậu xanh,… chứa carbohydrat phức hợp có thể gây ra tình trạng đầy hơi nên cần phải làm mềm trước khi ăn và chỉ nên ăn với lượng nhỏ.
Trào ngược dạ dày ăn khoai lang được không?
Khi bị trào ngược, bạn hoàn toàn có thể sử dụng được khoai lang. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, thành phần dinh dưỡng có trong khoai lang không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn cải thiện các vấn đề như táo bón, trào ngược hoặc các chứng bệnh tổn thương dạ dày…
Khoai lang có hàm lượng protein khá dồi dào. Lượng protein này có tác dụng làm ngăn cản tình trạng ung thư ở ruột kết. Ngoài ra, chất xơ có trong khoai lang còn tăng cường chức năng hệ tiêu hóa, giúp cho việc chuyển hóa các chất trong dạ dày diễn ra thuận lợi hơn. Hơn thế nữa, các loại vitamin C, vitamin D, vitamin B6 còn rất tốt cho tim mạch. Đồng thời còn hỗ trợ cải thiện các vấn đề tiêu hóa.
Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn khoai lang khi đã được nấu chín. Khi khoai lang còn sống, các loại enzyme gây hại có trong khoai sẽ gây nên tình trạng buồn nôn, ợ hơi, ợ chua và tạo cho người sử dụng cảm giác khó chịu.
Xem Thêm: Trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua không và uống sữa tươi được không?
Trào ngược dạ dày nên ăn hoa quả gì?
- Dưa chuột: Trong dưa chuột có chứa rất nhiều các loại khoáng chất cần thiết như vitamin C, chất béo, folate, canxi. Những chất này không chỉ cung cấp nguồn dưỡng chất cho cơ thể mà còn làm giảm các triệu chứng như ợ chua, ợ nóng, trào ngược thực quản.
- Việt quất: Hàm lượng chất chống oxy hóa có trong việt quất rất cao. Nhờ đó mà loại quả này có khả năng làm lành các vết viêm loét ở thành dạ dày khá hiệu quả. Để đem đến hiệu quả điều trị tốt nhất, bạn nên dùng nước ép việt quất mỗi ngày.
- Mận khô: Trong mận khô có một hoạt chất tên là Dihydroxyphenyl. Chúng có tác dụng kích thích đường ruột và giúp dạ dày co bóp thức ăn. Không chỉ vậy, hàm lượng chất xơ, magie, sorbitol còn cung cấp nước và giúp cho hệ tiêu hoá hoạt động hiệu quả hơn.
Bị trào ngược dạ dày không nên ăn gì?
- Thực phẩm có hàm lượng chất béo cao: Mỡ động vật, đồ chiên rán qua nhiều dầu mỡ là những thực phẩm có hàm lượng chất béo rất cao. Dạng chất béo này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của tim mạch mà còn tăng thêm tình trạng bệnh.
- Thực phẩm có tính axit: Một số loại thực phẩm chứa lượng lớn axit hoàn toàn không phù hợp cho người bệnh. Bởi lẽ, khi được hấp thụ vào cơ thể, chúng sẽ khiến cho nồng độ axit trong dạ dày bị tăng cao. Từ đó gây nên các vết loét ở vùng thực quản và dạ dày, tạo điều kiện để căn bệnh trào ngược dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Cam, quýt, chanh, xoài… là những loại quả chứa lượng axit rất lớn mà bạn nên hạn chế sử dụng.
- Các chất kích thích, đồ uống có cồn: Những chất kích thích chứa nhiều cafein không chỉ là tác nhân gây nên tình trạng mất ngủ thường xuyên mà còn kích thích sự giãn cơ vòng ở phía dưới thực quản. Đồng thời làm tăng sự tiết dịch vị axit có trong dạ dày và tạo điều kiện để phần thức ăn dư thừa bị trào ngược lên trên. Một số đồ uống chứa cồn và cafein mà bạn nên hạn chế sử dụng như các loại nước ngọt, cà phê, nước trà xanh…
- Thực phẩm chứa nhiều muối và đồ ăn mặn: Để tình trạng bệnh không trở nên trầm trọng, bạn nên hạn chế tiêu thụ muối. Bởi lẽ, khi muối được hấp thụ vào trong cơ thể, vùng cổ họng và vùng thượng vị sẽ có cảm giác nóng rát. Ngoài ra, thường xuyên ăn muối và đồ ăn mặn sẽ gây nên tình trạng táo bón, mất nước, hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả.
- Đồ ăn cay nóng: Việc ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng như tiêu, ớt… là một trong số những thói quen gây nên căn bệnh trào ngược dạ dày. Khi được hấp thụ vào niêm mạc ruột, chúng sẽ gây nên sự kích ứng và khiến cho vùng thượng vị phải chịu những cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội. Từ đó, bệnh sẽ khó kiểm soát hơn do lượng axit trong dạ dày bị tăng cao.
Trên đây là những thông tin cần thiết liên quan đến vấn đề người bị trào ngược dạ dày nên ăn gì, ăn rau gì và không nên ăn uống gì? Có thể nói, việc chữa trị không chỉ phụ thuộc vào phương pháp điều trị mà chế độ ăn uống cũng nắm giữ vai trò khá quan trọng. Chính vì vậy, mỗi người nên có ý thức bổ sung chế độ dinh dưỡng hàng ngày để tình trạng bệnh nhanh chóng được cải thiện nhé.
Bác sĩ Lương Đức Chương sinh ngày 02/2/1954, ông nguyên là Thượng tá – Bác sỹ của Học viện Quân Y. Hiện nay, bác sĩ Chương đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường