7 loại thuốc trị tê bì chân tay tốt nhất hiện nay

Thuốc trị tê bì chân tay trên thị trường hiện nay có nhiều loại khác nhau, khiến cho người bệnh khó khăn trong việc lực chọn loại thuốc nào phù hợp. Bên cạnh đó, cách sử dụng liều lượng, thời gian dùng thuốc như nào để đạt được hiệu quả trị bệnh tốt nhất, phòng tránh phát sinh những rủi ro không muốn cũng là mối quan tâm của người bệnh. Bài viết này tổng hợp các thuốc trị tê bì tay chân, cách dùng, lưu ý khi sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả, cùng tìm hiểu ngay nhé!

Các loại thuốc trị tê bì chân tay tốt nhất giảm nhanh tê bì khó chịu

Trong những trường hợp cần thiết, thuốc trị tê bì tay chân mới được sử dụng, tùy thuộc vào nguyên nhân, triệu chứng mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Dưới đây là những loại thuốc thường được sử dụng để điều trị tê bì chân tay:

Thuốc giảm đau thông thường

Ngoài tê chân tay, bạn sẽ thấy đi kè là những cơn đau khó chịu. Rất nhiều trường hợp, những cơn đau nhức khiến cho tình trạng tê bì trở nên trầm trọng hơn. Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một vài loại thuốc giảm đau thông thường để giảm đau.

Paracetamol là thuốc giảm đau thường được sử dụng, thuốc đáp ứng tốt những cơn đau nhẹ đến trung bình, đồng thời có tác dụng hạ sốt. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, siro, viên sủi và bột pha uống. Dùng được cho cả người lớn, trẻ nhỏ, còn phụ nữ đang mang thai và cho con bú có thể sử dụng với liều lượng cho phép.

Thuốc trị tê bì chân tay

Thuốc chống viêm không steroid

Hệ thống dây thần kinh bị chèn ép do một số tình trạng viêm trong cơ thể dẫn đến tê bì chân tay. Trường hợp này bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc chống viêm không steroid. Sử dụng thuốc chống viêm không steroid nhằm giảm đau, giảm phản ứng viêm trong cơ thể, nhất là ở hệ thống xương khớp. Nhờ vậy mà giảm được tình trạng chèn ép dây thần kinh gây đau và tê bì chân tay.

Những loại thuốc chống viêm không steroid thường được sử dụng như:

  • Ibuprofen: Giảm đau, chống viêm, giảm chèn ép dây thần kinh
  • Naproxen: Sử dụng trong trường hợp bị tê bì chân tay nguyên nhân do bị đau nhức xương khớp, căng cơ, đau mỏi vai gáy, đau thắng lưng, đau lưng
  • Celecoxib: Được dùng trong trường hợp tê bì chân tay do viêm khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm cột sống dính khớp
  • Aspirin: Có tác dụng giảm đau, kháng viêm, hạ sôt, giảm nguy cơ bị đau tim, một trong những nguyên nhân cũng có thể gây tê bì chân tay

Dùng thuốc chống viêm không steroid có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, khó tiêu, đầy hơi, ợ nóng, huyết áp tăng, niêm mạc dạ dày bị kích ứng.

Chống chỉ định: Người bị suy gan thận, người bị viêm loét dạ dày tiến triển, phụ nữ có thai và đang cho con bú.

Thuốc giảm đau thần kinh

Tê bì chân tay có thể do đau thần kinh ngoại biên hoặc đau thần kinh tiểu đường gây ra. Khi đó, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các thuốc giảm đau thần kinh để khắc phục. Gabapentin là thuốc giảm đau thần kinh được sử dụng phổ biến nhất. Ngoài đáp ứng với trường hợp bị đau thần kinh, động kinh thì Gabapentin còn được dùng để điều trị hội chứng chân không yên.

Liều dùng Gabapentin phổ biến cho người lớn bị đau thần kinh:

  • Liều đầu khoảng 100 – 300mg vào buổi tối
  • Tăng dần liều lượng theo đáp ứng của cơ thể sau 3 – 7 ngày
  • Liều tối đa: 1800 – 3600mg chia đều làm 3 lần uống mỗi ngày

Nếu dùng thuốc Gabapentin 3 lần mỗi ngày thì cần chú ý các lần uống không nên cách nhau quá 12 giờ. Tuyệt đối không dừng sử dụng thuốc đột ngột và cần giảm liều dần dần trước khi ngừng thuốc.

Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm: Buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, nhìn đôi, giảm thị lực, mất điều hoa, tăng huyết áp, khô miệng, phát ban, phù ngoại biên, rung giật nhãn cầu.

Thuốc giãn cơ

Sử dụng thuốc giãn cơ có thể giúp làm giảm tê bì chân tay do các cơ được thư giãn và làm giảm căng thẳng lên các dây thần kinh. Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng thuốc chống co thắt hoặc thuốc chống co cứng.

Thuốc chống co thắt

Các thuốc chống co thắt có tác dụng làm giãn cơ vân tác động trung ương. Nhờ vậy, cơ được thư giãn và làm giảm co thắt cơ bắp. Các thuốc thuộc nhóm này hoạt động bằng cách tạo tác dụng an thần và ngăn chặn dây thần kinh gửi tín hiệu đau lên não.

Thuốc chống co thắt thường được bác sĩ chỉ định dùng trong khoảng 2 – 3 tuần. Các loại thuốc này tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ hơn NSAIDs và Acetaminophen.

Một số thuốc chống co thắt được dùng bao gồm: Cyclobenzaprin, Carisoprodol, Methocarbamol, Chlorzoxazone, Orphenadrine, Metaxalone.

Các tác dụng phụ có thể gặp bao gồm: Đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ, căng thẳng, hạ huyết áp khi đứng, nước tiểu đổi màu.

Thuốc chống co cứng

Triệu chứng tê bì chân tay có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi cơ bị co cứng. Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng một số loại thuốc chống co cứng, tuy nhiên không sử dụng thuốc chống co cứng trong trường hợp cơ bắp bị co thắt.

Một số loại thuốc chống co cứng thường dùng:

  • Dantrolene: Dùng trong trường hợp bị co cứng cơ do chấn thương tủy sống, bại não hoặc đột quỵ. Thuốc Dantrolene hoạt động bằng cách tác động trực tiếp đến cơ xương để giúp giãn cơ bị co cứng. Có thể gặp phải một số tác dụng phụ là buồn ngủ, chóng mặt, choáng, mệt mỏi.
  • Baclofen: Sử dụng để cải thiện tình trạng co cứng gây ra bởi bệnh đa xơ cứng. Thuốc Baclofen có thể ngăn chặn các tín hiệu thần kinh từ tủy sống gây ra chứng cơ co cứng. Tác dụng phụ có thể gặp phải: Chóng mặt, buồn ngủ, suy nhược, mệt mỏi.
  • Diazepam: Dùng trong trường hợp co cứng cơ do viêm hay chấn thương. Thuốc Diazepam hoạt động bằng cách làm tăng hoạt tính của chất dẫn truyền thần kinh, nhờ vậy làm giảm sự xuất hiện co cứng cơ. Thuốc Diazepam là một loại thuốc an thần. Tác dụng phụ có thể gặp là buồn ngủ, suy nhược cơ bắp, mệt mỏi.

Thuốc trị tê bì chân tay - thuốc chống co cứng

Thuốc chống trầm cảm Milnacipran

Một vài loại thuốc chống trầm cảm có thể kiểm soát được tình trạng tê bì chân tay. Trường hợp tê bì chân tay do đa xơ cứng hoặc đau cơ xơ hóa gây ra thường được sử dụng thuốc chống trầm cảm. Nhóm thuốc này được sử dụng ngay cả khi người bệnh không có dấu hiệu trầm cảm, loại thuốc được dùng phổ biến nhất là Milnacipran.

Milnacipran là thuốc chống trầm cảm có khả năng ức chế hấp thu norepinephrine hơn cả serotonin. Thuốc có tác dụng điều trị tê bì chân tay do ảnh hưởng của các mô sụn, dây chằng hoặc cơ bắp. Cơ chế hoạt động là khôi phục sự cân bằng chất dẫn truyền thần kinh bên trong não bộ.

Liều dùng thuốc đói với người trưởng thành như sau: Liều đầu 5 – 100ng mỗi lần và có thể uống ngày 2 lần. Sau đó tăng liều lượng dần lên theo từng ngày tùy thuộc vào sự đáp ứng của cơ thể.

Một số tác dụng phụ có thể gặp phải như buồn nôn, nôn ói, chán ăn, hoa mắt, chóng mặt, khô miệng, mặt đỏ bùng, vàng da, nước tiểu sẫm màu, tăng huyết áp, tim đập mạnh, co giật, đau bụng, dễ bị bầm tím, chảy máu…

Chống chỉ định: Những người bị dị ứng với thành phần của thuốc, người bị mắc bệnh về gan, thận, gia đình có tiền sử mắc bệnh tim mạch, tâm thần…

Corticosteroid

Trường hợp tê bì chân tay trở nên nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định dùng Corticosteroid . Loại thuốc này giúp giảm đau, kháng viêm mạnh mẽ, có ở dạng uống và dạng tiêm.

Corticosteroid đường uống

Sử dụng trong trường hợp tê bì tay chân do viêm khớp gây ra, các loại thuốc khác không đáp ứng tốt.

Hai loại Corticosteroid  đường uống được dùng phổ biến nhất là Methylprednisolone và Prednisone. Cách dùng như sau:

  • Methylprednisolone: Dùng cho thanh thiếu niên và người trưởng thành liều lượng 4 – 160mg mỗi ngày hoặc 2 ngày. Có thể dùng như 1 liều đơn hoặc chia thành liều nhỏ.
  • Prednisone: Dùng cho người lớn và thành thiếu niên liều lượng 5 – 200mg mỗi ngàyhoặc 2 ngày. Có thể dùng như 1 liều đơn hoặc chia thành liều nhỏ.

Các thuốc Corticosteroid đường uống có thể tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như giảm sức đề kháng của cơ thể với nhiễm trùng. Do đó khi có bất cứ triệu chứng bất thường nào cần phải thông báo ngay cho bác sĩ.

Corticosteroid đường tiêm

Tiêm Corticosteroid ở vị trí dây thần kinh bị ảnh hưởng sẽ giảm viêm tại chỗ, có thể tiêm vào màng cứng, trong màng cứng, mặt khớp.

Tiêm Corticosteroid không làm giảm áp lực và sự chèn ép lên dây thần kinh do thoát vị đĩa đệm, lồi đĩa đệm hoặc lỗ thông hẹp nhưng giúp giảm sưng đau lâu để dây thần kinh phục hồi được.

Cách thực hiện tiêm Corticosteroid như sau: Đến bệnh viện bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chỉ định tiêm. Chỉ tiêm tối đa 3 lần/năm và cần chú ý theo dõi sau tiêm.

Tác dụng phụ khi sử dụng Corticosteroid đường tiêm có thể xảy ra gồm: Nhiễm trùng, chảy máu tại chỗ, nóng mặt, tăng tiết mồ hôi, tăng phản ứng tiêm, tăng đường huyết, giảm sức đề kháng

Thuốc điều trị tê bì chân tay do bệnh tiểu đường

Tê bì chân tay có thể là triệu chứng của bệnh tiểu đường. Để khắc phục tình trạng tê bì do tiểu đường cần chú ý kiểm soát bệnh tiểu đường tốt. Một số loại thuốc để kiểm soát đường huyết có thể được bác sĩ chỉ định giúp làm giảm mức độ ảnh hưởng của tiểu đường lên hệ thống thần kinh như: Insulin, Metformin, Thiazolidinedione, Acarbose, Sulfonylurea…

Thuốc điều trị tê bì chân tay do bệnh tiểu đường

Thực phẩm, viên uống bổ sung tốt cho xương khớp

Nguyên nhân gây tê bì chân tay thường gặp nhất là di thiếu hụt chất dinh dưỡng. Chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin, khoáng chất cần thiết gây tê bì, đau nhức xương khớp. Trường hợp này ngoài bổ sung thực phẩm, đồ ăn thì các bác sĩ cũng khuyên nên dùng thêm thực phẩm, viên uống bổ sung dưỡng chất, tốt cho xương khớp như:

  • Viên uống bổ sung Canxi và Vitamin D3 Ostelin Calcium & Vitamin D3
  • Viên uống bổ sung canxi Kirkland Calcium 600mg D3
  • Zs Chondroitin – Viên uống bổ xương khớp hiệu quả từ Nhật Bản
  • Viên uống Glucosamine Orihiro 1500mg tăng cường sức khỏe xương khớp
  • Viên uống Blackmores Glucosamine chắc khỏe xương khớp
  • Viên uống bổ xương khớp, hỗ trợ sụn khớp Blackmores Joint Formula Advanced
  • Viên uống Kirkland Glucosamine HCL 1500mg

Thành phần của những loại viên uống này chăm sóc toàn diện, nâng cao sức khỏe xương khớp, cải thiện tê bì tay chân, đau nhức xương khớp do thay đổi thời tiết, tuổi tác hoặc lao động nặng nhọc trong thời gian dài.

Ngoài ra, các sản phẩm này còn có tác dụng phòng ngừa hiệu quả những bệnh liên quan đến xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp, đau nhức xương khớp…. Vì thế, khi sử dụng những sản phẩm này, người dùng sẽ thấy xương khớp được khỏe mạnh hơn, dẻo dai và linh hoạt hơn.

Lưu ý khi dùng thuốc trị tê bì chân tay

Để đạt được hiệu quả trị tê bì chân tay tốt nhất, cải thiện các triệu chứng đi kèm và phòng tránh những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra, khi sử dụng thuốc trị tê bì chân tay, người bệnh cần chú ý những điều sau:

  • Không tự ý mua thuốc về uống mà cần thăm khám bác sĩ để được chỉ định loại thuốc phù hợp
  • Sử dụng thuốc đúng, đủ theo liều lượng, thời gian, tránh dừng thuốc đột ngột hoặc tự ý tăng giảm liều lượng
  • Hầu hết thuốc trị tê bì chân tay tiềm ẩn tác dụng không mong muốn nên khi có triệu chứng bất thường thì cần thông báo ngay cho bác sĩ
  • Nếu tê bì chân tay do bệnh lý gây ra thì cần điều trị triệt để nguyên nhân
  • Có thể kết hợp cách chữa tê bì chân tay tại nhà cùng với chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để bệnh nhanh khỏi hơn

Trên đây là tổng hợp các loại thuốc trị tê bì chân tay thường được sử dụng. Mong rằng chia sẻ này giúp người bệnh có thêm kinh nghiệm chăm sóc, điều trị và phòng ngừa sức khỏe xương khớp toàn diện.

>> Xem thêm: Mẹo cách chữa tê bì chân tay tại nhà đơn giản, hiệu quả

0983340246