Đau lưng dưới xảy ra có thể do các tác nhân cơ học nhưng cũng có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Vậy đây là dấu hiệu bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa trị như thế nào?
Đau lưng dưới là triệu chứng của bệnh gì?
Phần lưng dưới là nơi chịu áp lực lớn nhất để nâng đỡ trọng lượng phần trên cơ thể và giúp chúng ta có thể vận động một cách linh hoạt. Đa phần đau lưng dưới là hệ quả của một số chấn thương cơ, dây chằng bao quanh các khớp hoặc đĩa đệm.
Theo các chuyên gia xương khớp cho biết, nếu đau lưng chỉ xuất hiện khoảng dưới 6 tuần (cơn đau cấp tính) thì không có gì quá lo ngại. Nhưng khi những cơn đau kéo dài trên 6 tuần mà không có dấu hiệu thuyên giảm, cộng thêm mức độ đau tăng dần thì người bệnh cần phải đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện thăm khám. Bởi đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm theo từng vị trí cụ thể khác nhau.
Đau lưng dưới ở giữa
Hầu hết nhức cơn đau nhức lưng phía dưới ở giữa là do các tổn thương cột sống gây ra, đây có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như:
- Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: Nhân nhầy trong bao xơ đĩa đệm bị tràn ra bên ngoài, gây tình trạng chèn ép rễ dây thần kinh gây ra các cơn đau lưng dưới ở giữa. Các cơn đau nhức có thể lan dần xuống vùng mông, đùi và thậm chí là cả 2 chân.
- Gai cột sống: Khi các đốt sống có dấu hiệu bị tổn thương, cơ thể chúng ta thường sẽ tự sửa chữa tổn thương đó và trong quá trình bù đắp tổn thương sẽ tự sản sinh ra các mỏm gai xương. Phần gai xương thường xuất hiện ở rìa các đốt sống gây tình trạng chèn ép dây thần kinh bao quanh từ đó có thể gây ra tình trạng đau vùng thắt lưng.
- Thoái hóa cột sống lưng: Phần lớn căn bệnh này là do vấn đề về tuổi tác, tuổi càng thì quá trình thoái hóa tự nhiên của cơ thể diễn ra càng nhanh. Lúc này ở các đốt sống đang dần bị bào mòn theo thời gian, việc cọ xát với các dây thần kinh gây ra tình trạng đau âm ỉ vùng lưng sau đó có thể lan xuống và gây tình trạng đau nhức lưng ở giữa cột sống.
Đau lưng dưới bên trái
Phía bên trái vùng lưng dưới là vị trí của nhiều cơ quan trong cơ thể, khi xuất hiện các cơn đau nhức lưng dưới ở bên trái thì rất có thể đây là biểu hiện của các căn bệnh như:
- Bệnh sỏi thận: Đây là một trong những căn bệnh có thể gây ra tình trạng đau ở phía bên lưng trái. Kèm theo đó là một số những triệu chứng điển hiện như tiểu buốt, tiểu khó, tiểu ra máu, buồn nôn, ói mửa.
- Viêm ruột thừa: Khi người bệnh bị viêm ruột thừa, những cơn đau âm ỉ sẽ xuất hiện ở vùng bụng dưới, cơn đau sẽ lan dần sang 2 bên hông lưng. Đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm cần phải được điều trị kịp thời.
Đau lưng dưới bên phải
- Bệnh viêm tụy: Do vị trí của tụy nằm sát với dạ dày nên khi tuyến tụy có dấu hiệu tổn thương những cơn đau có thể lan sang vùng bụng và lưng bên trái.
- Viêm đau đại tràng: Các cơn đau ở đại tràng do tình trạng viêm đại tràng co thắt hoặc mãn tính gây ra cũng có thể làm bạn bị đau vùng lưng dưới phía bên phải bất cứ lúc nào.
Ngoài những vị trí đau phổ biến trên, còn một điểm đau nữa mà theo các chuyên gia có tới 5 căn bệnh nguy hiểm, có thể gây mất mạng ở điểm đau này đó là Đau lưng giữa
Nguyên nhân gây đau lưng dưới khác
Đây không chỉ là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm mà nó cũng có thể là kết quả của những tác động, chấn thương cơ học từ bên ngoài.
- Do tính chất công việc: Những người lao động chân tay nặng nhọc thường xuyên phải khuân vác đồ trên lưng khiến cho vùng cột sống lâu ngày có dấu hiệu bị tổn thương và đau âm ỉ phần thắt lưng. Hơn nữa, công việc được thực hiện trong nhiều năm sẽ khiến cho quá trình thoái hóa cột sống tăng nhanh.
- Tư thế sinh hoạt và làm việc không khoa học: Ngồi, đứng quá lâu ở một vị trí, ngủ không đúng tư thế, làm việc sai tư thế,… là những yếu tố tác động rất lớn lên cột sống.
- Chấn thương: Những chấn thương do tập luyện thể thao, tại nạn lao động, giao thông,.. Gây ảnh hưởng trực tiếp tới cột sống. Tình trạng này cần phải được điều trị kịp thời và dứt điểm, nếu không sẽ xuất hiện những cơn đau lưng dưới âm ỉ kéo dài.
- Tập luyện quá sức: Thực hiện những bài tập quá sức, tập luyện không điều độ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau thắt lưng.
- Lười vận động: Những người không thường xuyên vận động nếu đột ngột hoạt động nhiều sẽ có thể khiến cho cột sống bị đau nhức dẫn đến những cơn đau bất thường vùng lưng dưới.
- Béo phì: Sự dư thừa về trọng lượng của cơ thể, khiến làm tăng áp lực lên cột sống, nhất là phần cột sống thắt lưng khiến cho chúng dễ bị bào mòn gây ra đau ở vùng thắt lưng dưới.
Nếu nguyên nhân gây đau lưng dưới là do những nguyên nhân nghiêm trọng sau thì cần phải đến bệnh viện để được chăm sóc y tế ngay lập tức, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra:
- Nhiễm trùng gây đau lưng dưới khi liên quan đến đốt sống như viêm tủy xương, viêm khớp giữa cột sống và xương chậu, viêm đĩa đệm
- Khối u ở vùng lưng dưới do ung thư di căn từ nơi khác trong cơ thể
- Hội chứng chùm đuôi ngựa gây tiểu không tự chỉ, tổn thương thần kinh, bại liệt vĩnh viễn nếu không được điều trị
- Phình động mạch chủ bụng AAA gây đau lương dưới, cơn đau ngày càng tăng nặng cho thấy phình động mạch ngày càng lớn và có nguy cơ cao bị vỡ cần phải được thăm khám ngay
- Sỏi thận gây ra các cơn đau nhói lưng dưới
Cách điều trị đau lưng dưới phổ biến hiện nay
Hiện nay, có rất nhiều những phương pháp điều trị, giảm đau buốt lưng được áp dụng. Trong đó có việc sử dụng các loại thuốc tây, bài thuốc nam và các động tác, bài tập hỗ trợ.
Sử dụng thuốc giảm đau
Việc sử dụng các loại thuốc Tây hoặc thuốc Nam trong quá trình điều trị những cơn đau buốt lưng ở phía dưới gần mông, bên trái hoặc bên phải,… là rất phổ biến. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng nhưng đều đem lại những giá trị nhất định.
- Thuốc giảm đau: Paracetamol, Acetaminophen,… giúp cho người bệnh có thể giảm đau vùng lưng dưới và các cơn đau quanh cột sống.
- Thuốc kháng viêm không Steroid: Một số loại thuốc như Diclofenac, Aspirin,… sẽ có thể được chỉ định sử dụng để giúp kháng viêm hiệu quả.
- Thuốc giãn cơ: Diazepam, Myonal,… Thuốc sẽ được chỉ định sử dụng để giúp giảm cơ cứng cột sống và hỗ trợ giảm đau hiệu quả.
- Nhóm Vitamin B: B1, B6, B12,… Có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống tình trạng viêm nhiễm cột sống.
- Chữa đau lưng dưới bằng ngải cứu: Người bệnh cần sử dụng 1 nắm lá ngải cứu, ngâm vào 1 bát nước nóng, cùng với muối hột trong khoảng 20 phút. Sau đó vớt ngải cứu và đắp trực tiếp lên vùng bị đau nhức. Bài thuốc này giúp người bệnh giảm đau nhức hiệu quả.
- Bài thuốc nam từ cây xương rồng: Chuẩn bị 2 – 3 nhánh xương rồng tai thỏ, bỏ hết phần gai, rửa sạch. Sau đó hơ nóng trên bếp lửa đến khi thấy xương rồng đi mang ra đắp lên vùng đau nhức khoảng 15 phút.
- Mật ong và bột quế: Sử dụng 1 muỗng cafe mật ong và 1 muỗng cafe bột quế. Sau đó trộn đều với nhau và uống sau bữa ăn. Sử dụng bài thuốc ngày 2 lần, dùng liên tục trong vòng 2 tuần sẽ thấy những cơn đau thuyên giảm nhanh chóng.
Chữa đau lưng dưới bằng bài tập hỗ trợ
Ngoài việc sử dụng các bài thuốc và phác đồ điều trị từ bác sĩ, thì người bệnh có thể kết hợp các bài tập hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh, giúp giải phóng sự chèn ép của cột sống và giúp cho xương khớp trở nên linh hoạt và dẻo dài hơn.
Dưới đây là một số bài tập mà người bệnh có thể áp dụng tại nhà giúp hỗ trợ điều trị đau lưng dưới hiệu quả.
- Bài tập 1 – Bài tập cúi người: Người thực hiện bắt đầu với tư thế quỳ gối, 2 đầu gối chạm sàn, 2 tay đặt sau gáy, lưng thẳng. Từ từ gập người xuống sàn sao cho lưng song song với mặt sàn, bụng gập, đồng thời hít sâu, giữ nguyên tư thế trong 3 giây. Sau đó từ từ đưa người về vị trí ban đầu và thở ra. Thực hiện động tác nhẹ nhàng 10 lần.
- Bài tập 2 – Bài tập đạp xe: Người thực hiện bắt đầu với tư thế nằm ngửa, 2 tay đặt sau gáy. Giữ cho phần đầu và phần chân không được chạm sàn, 1 chân duỗi thẳng, chân còn lại co về phía trước ngực. Co phần đầu gối trái về phía vai phải, đồng thời chân phải duỗi thẳng co lên cao giống tư thế đạp xe. Đổi tư thế với chân còn lại, kết hợp hít thở đều đặn. Thực hiện động tác nhịp nhàng 10 – 15 lần.
Ngoài những phương pháp điều trị trên người bệnh đau lưng dưới có thể áp dụng những phương pháp như massage, bấm huyệt, xoa bóp, châm cứu và áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu dưới giảm nhanh những cơn đau và giúp cân bằng cơ thể.
Cách chữa dứt điểm đau lưng dưới nhờ An Cốt Nam
Chữa đau lưng dưới bằng các bài thuốc dân gian tuy có an toàn và lành tính nhưng lượng dược chất không cao nên hiệu quả đạt được thấp. Theo đó, người bệnh có thể tham khảo phác đồ toàn diện, khoa học và tác dụng tối ưu với tên gọi An Cốt Nam của phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường, An Dược.
Đây cũng chính là phác đồ được nhắc đến trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” của đài VTV2, do chính Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn (viện 108) giới thiệu. Bác sĩ Toàn khẳng định, An Cốt Nam là phác đồ hiệu quả, an toàn và có khả năng điều trị dứt điểm các bệnh lý xương khớp hiện nay.
Phác đồ An Cốt Nam là sự giao thoa và kết hợp tinh tế của 3 liệu pháp: Thuốc uống, cao dán, vật lý trị liệu và bài tập chuyên sâu. Mỗi một liệu pháp đóng một vai trò riêng biệt và có thế mạnh riêng trong điều trị đau lưng dưới.
Trong đó, bài thuốc uống đóng vai trò quan trọng nhất với những ưu điểm riêng biệt:
- 100% thành phần bào chế từ thảo dược tươi được thu hái tại Viện Dược liệu (Bộ Y tế), đạt tiêu chuẩn CO-CQ.
Kế thừa từ hai bài thuốc cổ phương “Độc hoạt tang ký sinh” và “Quyên tý thang”. - Gia giảm nhiều vị thuốc quý hiếm: Bý Kỳ Nam, Sâm Ngọc Linh, Thiên Niên Kiện, Dây Đau Xương…
- Bài thuốc phù hợp nhất với cơ địa của người Việt Nam hiện đại.
- Điều chế dưới dạng thuốc sắc cô cao lỏng bằng phương pháp chiết tinh chất trong nồi cao áp suốt 24 giờ liên tục.
- Làm tròn 2 nhiệm vụ: Đào thải độc tố, làm lành tổn thương, tăng cường tuần hoàn máu và cung cấp dinh dưỡng nuôi xương khớp, tăng sức đề kháng.
Ngoài thuốc uống, người bệnh còn được chỉ định dùng thêm cao dán giảm đau nhức nhằm hạn chế phụ thuốc vào thuốc kháng sinh giảm đau – vốn là các loại thuốc rất có hại với dạ dày.
Ngoài ra, vật lý trị liệu chuyên sâu với 5 bước: Lồng xông ngải, xoa bóp bấm huyệt bằng áp lực hơi, châm cứu, kéo giãn cột sống và đỉnh cao là kỹ thuật đốt thuốc ống tre Nhật Bản… Những kỹ thuật này giúp cho quá trình hồi phục đau lưng dưới nhanh hơn, tăng cường tuần hoàn máu hiệu quả.
Năm 2018, An Cốt Nam đã góp phần giúp Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường đạt được danh hiệu “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng” do chính người tiêu dùng bình chọn. Đây là những ghi nhận của cộng đồng về hiệu quả điều trị và uy tín của nhà thuốc.
Bạn cần bác sĩ trực tiếp tư vấn cho trường hợp của mình?
Bấm vào đây để liên hệ ngay!
Theo yêu cầu của bạn đọc ở số trước, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ nhà thuốc:
Bác sĩ Lương Đức Chương sinh ngày 02/2/1954, ông nguyên là Thượng tá – Bác sỹ của Học viện Quân Y. Hiện nay, bác sĩ Chương đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường