Biến chứng men gan cao ở trẻ em cha mẹ cần phải làm gì?

Tình trạng men gan cao ở trẻ em ngày càng có xu hướng gia tăng ở thời điểm hiện tại. Ngày nay, rất nhiều bậc phụ huynh còn thiếu hiểu biết và lúng túng khi con em mình không may mắc phải men cao. Vậy tình trạng này thực chất là do đâu? Có các dấu hiệu nào và cha mẹ cần làm gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây.

Men gan cao ở trẻ em là gì?

Khi một tế bào gan chết đi, một loại enzyme sẽ được sản sinh ra đời. Loại enzyme này sẽ giúp một lượng men gan được phóng ra với nồng độ dưới 40 U/L. Tuy nhiên một số trường hợp lượng men gan có thể vượt quá 40 U/L, chỉ số này cảnh báo dấu hiệu bất thường của gan. Chính là tình trạng men gan tăng cao thường gặp phải ở trẻ nhỏ.

Không ít người luôn chủ quan cho rằng, men gan tăng cao chỉ xảy ra với người lớn do ăn uống, sinh hoạt thiếu điều độ. Tuy nhiên trên thực tế, trẻ em lại là đối tượng hoàn toàn có nguy cơ mắc men gan tăng cao. Thậm chí nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành của trẻ em.

Yếu tố hình thành men gan cao ở trẻ em

Men gan tăng cao ở trẻ em có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế, dưới đây có thể là một số yếu tố nguy cơ dễ gây tình trạng men gan tăng cao nhất ở trẻ em.

Men gan cao ở trẻ em

Do mắc viêm gan

Bệnh viêm gan hay nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến men gan tăng cao. Sự tích tụ lâu ngày của vi khuẩn virus sẽ dẫn tới men gan tăng cao. Mức độ gan viêm nhiễm càng nặng thì nồng độ men cao càng gia tăng nhanh chóng. Bệnh viêm gan có thể do di truyền từ mẹ sang con.

Do chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sức khỏe của con người. Đối với trẻ em, việc ăn uống không lành mạnh có thể dẫn tới men gan tăng cao từ sớm. Một số loại thực phẩm chức nhiều chất béo không lành mạnh, đồ ăn nhanh, đồ chiên rán… đều có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của gan. Khi hoạt động quá tải, gan sẽ bị tổn thương và dẫn đến các bệnh nguy hiểm sau này.

Do một số bệnh lý về gan

Trẻ em có thể mắc phải một số bệnh lý về gan dẫn đến tích tụ men gan cao trong máu. Thông thường, các bậc phụ huynh ít khi chú ý đến các vấn đề về gan khi các em còn nhỏ. Một số căn bệnh trẻ em có thể mắc phải như: xơ gan, gan nhiễm mỡ, rối loạn gan, gan to…

Do lạm dụng thuốc

Việc lạm dụng một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động gan của trẻ em. Một số loại thuốc có thể kể đến như: thuốc điều trị rối loạn thiếu tập trung tăng động, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống co giật…

Do bẩm sinh, di truyền

Một số trẻ em ngay từ khi sinh ra đã mắc tình trạng men gan cao. Nguyên nhân là bởi các bé có thể bị rối loạn chuyển hóa bẩm sinh. Một số trường hợp khác có thể do di truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai.

Biến chứng men gan cao ở trẻ em

Đối với trẻ nhỏ, không ít bậc cha mẹ vẫn luôn chủ quan trước các vấn đề về gan ở trẻ nhỏ, đặc biệt là men gan tăng cao. Nhiều trường hợp chỉ phát hiện ra bé mắc men gan tăng cao khi bệnh biến chứng nặng. Lúc nặng, trẻ có thể phải chịu những căn bệnh nguy hiểm khác. Một số biến chứng mà trẻ nhỏ có thể gặp phải khi men gan tăng cao có thể kể đến như: bệnh xơ gan, ứ đọng dịch trong cơ thể, bệnh suy gan, vàng da…

Trong thời gian dài không được phát hiện và chữa trị, men gan cao  ở trẻ sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của gan, suy giảm chức năng gan. Thậm chí lâu ngày có thể đe dọa đến tính mạng của các bé. Chính vì thế khi xuất hiện bất cứ dấu hiệu lạ nào, các bậc cha mẹ đưa con em mình đến cơ sở uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Trẻ bị men gan cao cha mẹ cần phải làm gì?

Trẻ em bị men gan tăng cao có thể chịu tổn thương gan sớm và gây ra biến chứng nghiêm trọng. Các bậc phụ huynh cần chủ động có các biện điều trị, nâng cao sức khỏe bảo vệ gan cho con em mình.

Đến các cơ sở y tế

Tìm đến các cơ sở y tế để được thăm khám là việc đầu tiên các bậc phụ huynh cần làm. Tại đây, các bé sẽ được tiến hành một số xét nghiệm cần thiết như: xét nghiệm nồng độ gan, xét nghiệm các sàng lọc bệnh lý, siêu âm gan, chụp cộng hưởng, sinh thiết gan… Sau khi tiến hành xét nghiệm, các chuyên gia y tế mới có thể chẩn đoán chính xác và đưa ra các phương pháp điều trị men gan tăng cao phù hợp.

Trẻ bị men gan cao

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ

Chế độ ăn uống là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng tới hoạt động của gan. Chính vì thế các bậc cha mẹ xây dựng lại chế độ dinh dưỡng tốt cho gan của các bé.

  • Một số loại thực phẩm nên tăng cường bổ sung: các loại rau xanh chứa nhiều vitamin, canxi, thực phẩm giàu chất xơ, nho, củ cải đường, dầu oliu, thực phẩm chức nhiều protein (thit nach, trứng, cá, các loại đậu…)
  • Một số loại thực phẩm nên tránh: nước ngọt, nước có gas, đồ ăn nhiều chất béo, muối và các đồ ăn nhiều muối, thực phẩm có quá nhiều tinh bột…

Xem thêm: 10+ Thuốc Hạ Men Gan Tốt Và Nhanh Nhất Hiện Nay Được Ưa Dùng

Khám định kỳ và tiêm vacxin

Nếu người mẹ mắc các bệnh về gan, bản thân cha mẹ cần chủ động phòng tránh men gan cao ở trẻ ngay từ khi còn là thai nhi. Các bà mẹ nên đi khám định kỳ, chẩn đoán sức khỏe thai nhi. Đồng thời tiêm vacxin cũng là cách hữu hiệu để chống lại các căn bệnh di truyền nguy hiểm như men gan tăng cao.

Men gan cao ở trẻ em cảnh báo tình trạng gan gặp các vấn đề thiếu ổn định. Các bậc phụ huynh tuyệt đối không được chủ quan khi con em mình gặp phải tình trạng này. Cần chữa dứt điểm men gan tăng cao, nếu không có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của trẻ sau này.

0983340246