Cây mật nhân hay còn được gọi là cây bá bệnh, cây mật nhơn, cây bách bệnh,… được biết đến như một loại thảo dược chữa bệnh hiệu quả trong dân gian. Vậy cây mật nhân là gì, tác dụng và cách sử dụng loại cây này ra sao? mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Cây mật nhân là cây gì?
Cây mật nhân có tên khoa học là Eurycoma longifolia Jack (Crassula pinnata Lour), thuộc họ Thanh thất Simaroubaceae, chi Eurycoma. Cây thường mọc dưới tán lá những cây lớn, cao khoảng 15m. Cây mật nhân có lông ở nhiều bộ phận. Lá cây dạng kép không cuống gồm từ 13 – 42 lá nhỏ sánh đôi và đối nhau.
Lá cây mật nhân có cấu tạo dạng kép, không có cuống, mặt trên màu xanh, mặt dưới của lá có màu trắng, 1 lá lớn gồm 13 – 42 lá nhỏ đối nhau. Mật nhân là loại cây đơn tính, nên không giống với các loại cây khác, mỗi cây mật nhân chỉ có 1 loại hoa (cái hoặc đực). Hoa mật nhân mọc thành chùm kép hoặc chùm tán, phát triển ở ngọn có màu đỏ nâu, hoa thường nở vào tháng 3 – 4 hằng năm. Quả mật nhân có hình trứng hơi dẹt, có rãnh ở giữa, chứa 1 hạt, trên mặt hạt có nhiều lông nhẵn, quả lúc non có màu xanh, khi chín thì đổi sang màu vàng hoặc đỏ sẫm.
Cây mật nhân là giống cây mọc hoang, thường được phân bố trong những cánh rừng thưa vùng Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cây tập trung nhiều ở các tỉnh miền Trung, Tây nguyên và miền Đông Nam bộ.
Cây mật nhân sau khi thu hái sẽ được sơ chế và dùng với nhiều mục đích khác nhau như hãm trà, ngâm rượu,.. để chữa bệnh. Hiện nay, cây mật nhân vẫn được nhiều người sử dụng như một vị thuốc dân gian theo kinh nghiệm đã được cha ông lưu truyền qua hàng ngàn năm. Tuy nhiên, hiệu quả nếu quá lạm dụng và không sử dụng đúng cách sẽ rất đến những tác hại khó lường.
Đặc điểm những bộ phận của cây mật nhân
Người ta thường sử dụng các bộ phận rễ, lá, thân mật nhân trong việc điều trị bệnh. Dưới đây là một số đặc điểm và tác dụng mà các bộ phận này mang tới cho sức khỏe con người.
Rễ cây mật nhân
Một đặc điểm có thể nhận thấy bằng mắt thường về rễ cây mật nhân đó chính là hình dáng trụ của rễ, vỏ ngoài có màu vàng nâu, trơn láng, bên trong rễ có màu màu vàng hoặc vàng nhạt. Rễ mật nhân có vị đắng gắt, tính bình, mùi thơm nhẹ mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người dùng. Rễ mật nhân có khối lượng khá lớn, có những bộ rễ lên tới hàng chục kg. Rễ là bộ phận có chứa nhiều dược tính nhất nên được sử dụng nhiều trong việc điều trị bệnh, dùng để ngâm rượu, pha trà,…
Lá mật nhân
Lá mật nhân thuộc dạng lá kép lông chim, mặt trên màu xanh, mặt dưới lá có màu trắng, mỗi cành lớn sẽ gồm 13 – 42 lá nhỏ xếp đối xứng nhau. Lá có dạng hình trứng dài, dày và nhẵn, cuống cành có đỏ nâu, khá dài.
Thân cây mật nhân
Mật nhân là loài cây thân gỗ, có chiều cao trung bình từ 10 – 15m, mặc dù là thân gỗ nhưng cây có đường kính khá nhỏ. Thân cây mật nhân có màu nâu nhạt, được ưa chuộng sử dụng để ngâm rượu và pha trà có tác dụng tăng cường sinh lý cho nam giới.
Cây mật nhân có tác dụng gì?
Mật nhân có tính mát, vị đắng, với các hoạt chất như: Alkaloid, quassinoid, hợp chất triterpen: niloticin… được nghiên cứu rất tốt cho 2 kinh can và thận. Dưới đây là một số tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây mật nhân:
- Tăng cường sức khỏe cơ thể, sức khỏe sinh lý cho nam giới:
Một trong những công dụng quan trọng nhất của cây mật nhân là chức năng tăng cường chức năng sinh lý nam giới. Các hoạt chất có trong cây mật nhân có tác dụng giúp cơ thể nam giới tăng tiết hooc môn giới tính nam một cách tự nhiên, kích thích sự hưng phấn, tăng cường khả năng sinh lý, giúp phái nam đẩy nhanh và duy trì trạng thái cường dương. Không chỉ vậy, loại dược liệu này cũng giúp bổ sung năng lượng, tạo ra sức bền cho cơ thể, tăng hệ miễn dịch, hỗ trợ điều hòa và ổn định huyết áp…
Bên cạnh đó, thành phần tritecpenoit, quassinoid, alcaloid… có chứa trong vỏ và thân của cây mật nhân có thể ngăn chặn sự suy giảm sinh lực khi bước vào độ tuổi trung niên. Hỗ trợ điều trị tình trạng tinh dịch kém, xuất tinh sớm, phòng ngừa tăng số lượng tinh trùng, tinh dịch, mật độ tinh trùng lưu động, hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn cương dương ở nam giới.
- Giảm căng thẳng, bảo vệ gan:
Tác dụng giảm căng thẳng, tăng cường trí óc của cây mật nhân đối với sức khỏe bởi hoạt tính Anxiolytic có trong loại cây này. Một số nghiên cứu khác cho thấy, việc kết hợp cây mật nhân với cà gai leo sẽ có tác dụng hiệu quả trong việc bảo vệ gan, ngăn chặn quá trình xơ gan diễn ra.
- Tác dụng bồi bổ khí huyết, điều trị bệnh xương khớp:
Bên cạnh những tác dụng bên trên, cây mật nhân còn chứa rất nhiều dưỡng chất giúp tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, đào thải độc tố ra khỏi khỏi cơ thể. Loại cây này đặc biệt phù hợp với những người có cơ thể gầy yếu, suy nhược, ăn uống không tiêu, khí huyết kém. Cây mật nhân cũng có tác dụng hỗ trị điều trị các bệnh xương khớp hiệu quả.
- Cây mật nhân tốt cho phụ nữ:
Không chỉ có tác dụng với nam giới, mật nhân cũng được đánh giá cao trong việc giảm triệu chứng đau bụng khi hành kinh, kinh nguyệt không đều ở chị em phụ nữ.
Cách dùng cây mật nhân
Có rất nhiều cách điều trị bệnh khác nhau với cây mật nhân, dưới đây là một số phương pháp kết hợp đơn giản, bạn có thể áp dụng ngay tại nhà:
Cây mật nhân nấu nước uống
Có thể sắc nguyên cây mật nhân hoặc kết hợp với các thảo dược khác như: cây xạ đen, cà gai leo,cây cỏ ngọt để giảm bớt vị đắng của dược liệu và dễ uống hơn.
Chuẩn bị: 15gr mật nhân khô, một lượng vừa phải các thảo dược kể trên mà bạn ưa thích
Cách làm:
- Lấy khoảng 15gram mật nhân khô, chẻ nhỏ, rửa sạch, cho thêm thảo dược nếu muốn
- Đun với 1 lít nước sôi 85 độ C, sau đó sử dụng
- Sử dụng 3 lần 1 ngày sau mỗi bữa ăn
Cây mật nhân ngâm rượu
Bạn hoàn toàn có thể sử dụng rễ và thân mật nhân để ngâm rượu để điều trị các chứng yếu sinh lý, mất ngủ, suy nhược cơ thể, đau nhức xương khớp.
Chuẩn bị nguyên liệu: 1kh mật nhân khô, 7 lít rượu trắng, bình thủy tinh to.
Cách làm:
- Rửa sạch dược liệu, để ráo rồi cho vào bình thủy tinh
- Đổ rượu vào bình tới khi ngập dược liệu
- Ngâm trong vòng 3 tháng để rượu ngấm thuốc là có thể sử dụng
- Mỗi ngày uống 1 chén nhỏ, không nên dùng nhiều.
- Bạn có thể kết hợp ngâm thêm hoa atiso hoặc chuối hột rừng để giảm vị đắng của mật nhân.
Lưu ý: Phụ nữ mang thai không nên dùng loại dược liệu này.
Cây mật nhân mua ở đâu?
Chính bởi mật nhân có nhiều tác dụng tốt, nên thời gian gần đây mọi người đổ xô đi tìm loại cây này. Nhưng một số người vì quá cả tin nên đã mua phải mật nhân giả, thuốc không phát huy tác dụng mà còn gây ra một số bệnh khác.
Trên thị trường, nhiều nơi rao bán rễ mật nhân với giá cực kỳ thấp, từ 80.000 VNĐ – 100.000 VNĐ/ kg, có nơi còn bán mật nhân với giá 40.000 VNĐ. Người tiêu dùng cần hết sức cảnh giác khi tìm mua loại thuốc này, cần lựa chọn những cơ sở lớn, uy tín với mức giá phù hợp, bởi không có gì vừa rẻ lại vừa tốt.
Hiện nay, theo khảo sát, có rất nhiều mức giá mật nhân khác nhau, sự chênh lệch này phụ thuộc vào độ tuổi của cây, mật nhân có độ tuổi càng cao, giá càng đắt. Đây là một trong những căn cứ quan trọng giúp người tiêu dùng có thể lựa chọn được những cây mật nhân đạt tiêu chuẩn, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Giá mật nhân chuẩn sẽ dao động trong khoảng 120.000 VNĐ – 150.000 VNĐ.
Bạn có thể tìm mua loại dược liệu này tại các trung tâm, cây giống và vườn ươm lớn, hoặc các Trung tâm YHCT nổi tiếng.
Không thể phủ nhận những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây mật nhân, nhưng bạn cũng không nên quá làm dụng trong quá trình điều trị. Việc sử dụng quá liều lượng hoặc không đúng cách có thể sẽ gây nên những hệ quả xấu. Trong khi dùng, khi phát hiện những dấu hiệu bất thường bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957. Nguyên là giảng viên cấp cao của trường Học viện YHCT Tuệ Tĩnh. Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương hiện đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường.