Thuốc paracetamol được sử dụng phổ biến trong nhiều dạng bệnh lý nhưng không phải ai cũng biết rõ thông tin liên quan về dược phẩm này. Loại thuốc này được phân loại thế nào? Cách sử dụng ra sao? Giá tiền bao nhiêu? Hãy theo dõi và tìm ra câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Paracetamol là thuốc gì?
Paracetamol được phân loại vào nhóm thuốc analgesics, hay còn gọi là thuốc giảm đau liều nhẹ đến trung bình. Thông thường, nó còn sử dụng trong các trường hợp sốt nhẹ để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể người bệnh. Thuốc cũng đã được tổ chức y tế thế giới WHO công nhận là loại thuốc thiết yếu trong hệ thống y dược cơ bản.
Thuốc paracetamol là loại dược phẩm không cần kê đơn và bạn có thể dễ dàng tìm mua tại bất kỳ nhà thuốc nào. Thuốc được bào chế dưới nhiều hình thức như viên nén, viên nang con nhộng và dung dịch lỏng. Tại Việt Nam, thuốc còn được biết đến với tên gọi khác là acetaminophen.
Thuốc acetaminophen đã được phát minh vào năm 1893 và được sử dụng chính thức trong ngành y tế và dược phẩm từ năm 1953. Sáu năm sau đó, vào năm 1959, loại thuốc này trở thành thuốc điều trị có sẵn không cần kê toa. Thế nhưng cho đến hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra chính xác cơ chế hoạt động của paracetamol như thế nào.
Rất nhiều giả thuyết đã được đề ra, trong đó giả thuyết thuốc tác dụng chủ yếu lên hệ thần kinh trung ương, gồm não bộ và cột sống, là nhận được nhiều sự đồng tình nhất. Thuốc được dùng chủ yếu trong các trường hợp bệnh xương khớp như đau vai gáy, viêm khớp hoặc thoái hóa khớp gây đau nhức khó chịu,…
Paracetamol được cho rằng có khả năng làm giảm tín hiệu cường độ đau truyền đến nơron thần kinh. Mặt khác, thuốc cũng ức chế sự giải phóng của một số chất trong cơ thể như prostaglandins – chất làm tăng cảm giác đau đớn và nhiệt độ cơ thể.
Phân loại thuốc paracetamol
Có rất nhiều cách để phân loại thuốc, ví dụ như dạng điều chế, tên thương hiệu,…Tuy nhiên, cách phân loại phổ biến nhất hiện nay chính là dựa vào liệu lượng. Cụ thể như sau:
Paracetamol 100mg
Giống như tên gọi, dạng 100mg là thành phần chính là 100mg hoạt chất paracetamol, kèm theo đó là các tá dược như lactose monohydrate, tinh thể cellulose, tinh bột sắn dây,… Thuốc thường được điều chế dưới dạng viên nén bao phim với hình tròn, màu trắng hoặc hồng nhạt.
Paracetamol 200mg
Thuốc giảm đau dạng 200mg có thành phần chính là hoạt chất paracetamol với liều lượng 200mg, cùng với đó là các thành phần phụ liệu như nước RO, titan dioxide, PVP,…Dược phẩm này cũng được bào chế dưới dạng viên nén, hình bầu dục và có màu trắng nước gạo.
Paracetamol 500mg
Nồng độ paracetamol trong dạng thuốc này khá cao, chiếm đến 500mg. Bên cạnh đó, thuốc còn có một số các thành phần tá dược khác như gelatin, ethanol, magie stearate,…Acetaminophen loại 500mg thường được điều chế dưới dạng viên nén tròn, màu trắng đục hoặc dạng viên nang con nhộng một nửa trắng, một nửa đỏ.
Paracetamol 750mg
Ở nước ta, dạng thuốc 750mg khá hiếm, thông thường thuốc đều đến từ các thương hiệu nước ngoài như Brazil, Mỹ, Đức,…Thành phần dược liệu chính của thuốc cũng là paracetamol liều lượng 750mg và các tá dược khác vừa đủ 1 viên. Thuốc được sản xuất dưới dạng viên nén bao phim, màu trắng phấn và hình bầu dục. Một số các tên thương hiệu phổ biến của acetaminophen 750mg là generico teuto, tylex,…
Paracetamol 1000mg
Không giống như các loại kể trên, dạng thuốc 1000mg được điều chế thành hai dạng: Dung dịch lỏng và viên nén. Với dạng lỏng, thành phần thuốc gồm có 100mg paracetamol, nước cất tinh khiết, mannitol, axit citric, natri hydroxide,…Còn với dạng viên, thuốc có thành phần chính là paracetamol 1000mg và tá dược đi kèm vừa đủ.
Ở Việt Nam hiện nay thì dạng thuốc 1000mg dạng dung dịch tiêm là phổ biến nhất, còn dạng viên nén 1000mg thường được nhập khẩu từ nước ngoài.
Paracetamol extra
Dạng thuốc giảm đau extra này ở nước ta được bán dưới các tên thương hiệu như panadol extra, paralmax extra, hapacol extra,…Điểm chung của thuốc là đều có thành phần gồm 500mg paracetamol và 65mg caffeine. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, có màu trắng và hình bầu dục dẹp.
Tác dụng của thuốc paracetamol
Thuốc paracetamol có tác dụng chính là giảm đau và hạ sốt. Thuốc được dùng trong các trường hợp: Đau vùng đầu, đau nhức cơ, viêm sưng khớp, đau thắt lưng, đau răng, sốt nóng và cảm lạnh. Với viêm khớp, thuốc chỉ có hiệu quả với tình trạng khởi phát dạng nhẹ.
Tuy rằng thuốc có công dụng tốt trong nhiều vấn đề sức khỏe, thế nhưng thuốc vẫn có thể gây ra một số các tác dụng phụ dưới đây:
- Đi ngoài ra máu hoặc trong phân thải ra có lẫn máu.
- Nước tiểu đục ngầu hoặc có lẫn các gợn máu. Lượng nước tiểu cũng giảm đi đáng kể.
- Các cơn đau buốt như dao đâm vùng thắt lưng (xảy ra với trường hợp không dùng paracetamol để trị đau cơ, đau thắt lưng).
- Trên da xuất hiện các đốm đỏ, mảng da nổi mề đay và cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
- Xuất hiện những vết lở loét màu trắng nhỏ li ti trong miệng, đặc biệt là phần lợi.
- Cơ thể mệt mỏi, mất sức, xanh xao, vàng da và chán ăn. Trên có thể cũng có thể xuất hiện các mảng da bầm tím bất thường.
Lưu ý: Các tác dụng phụ này thường khá hiếm gặp, nhất là khi bạn tuân thủ liều lượng và lộ trình uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Thuốc paracetamol có thể được dùng để phụ trợ mysobenal trong các trường hợp bệnh thoái hóa xương khớp. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về thuốc mysobenal tại đây!
Cách dùng thuốc paracetamol
Dù là thuốc không cần đơn kê nhưng trước khi sử dụng bạn cũng nên tham khảo hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất cũng như sự tư vấn của bác sĩ hay dược sĩ.
Cách dùng thuốc paracetamol gồm một số vấn đề dưới đây:
- Liều lượng tối đa cho một lần sử dụng thuốc là một gram, với người lớn không nên dùng quá 4 gram một ngày. Cần đặc biệt thận trọng với trường hợp bệnh nhân là người nghiện đồ có cồn và trẻ em.
- Tùy vào dạng điều chế của paracetamol mà bạn có cách tiêu thụ khác nhau. Đối với dạng viên nén, viên con nhộng, bạn nên dùng nhiều nước mỗi khi uống thuốc để tránh làm hại dạ dày. Tuyệt đối không nghiền thuốc hoặc hòa tan thuốc với các loại nước ngọt hay nước trái cây để sử dụng. Còn đối với thuốc dạng lỏng, bạn cần có dụng cụ đong đếm đạt chuẩn y tế để chắc chắn rằng bản thân không sử dụng quá liều.
- Thời gian dùng paracetamol là sau bữa ăn, bạn không nên uống thuốc khi bụng rỗng. Trong quá trình dùng thuốc điều trị, bạn có thể chuyển sang ăn thức ăn dạng mềm như cháo, súp, đồ hầm,..để giảm thiểu nguy cơ táo bón do dùng thuốc giảm đau lâu ngày.
- Nếu bạn bỏ quên một liều thuốc, bạn không cần bổ sung thêm lượng thuốc vào liều kế tiếp mà vẫn thực hiện theo lộ trình bình thường.
- Nếu bạn lỡ uống thuốc quá liều, bạn nên ngừng sử dụng và theo dõi tình trạng sức khỏe. Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường như tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn mửa, bạn cần tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay.
Thuốc paracetamol giá bao nhiêu?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhãn hiệu thuốc paracetamol khác nhau. Tùy thuộc vào nhà sản xuất cũng như đơn vị phân phối mà giá thành của thuốc cũng có sự khác biệt đáng kể.
Lời khuyên tốt nhất cho bạn là nên tìm mua thuốc tại các nhà thuốc trực thuộc bệnh viện hoặc các đơn vị tư nhân uy tín. Bạn cũng có thể đặt mua trên các trang bán hàng online hoặc website thương mại. Tuy nhiên, bạn cần thận trọng để tránh mua phải hàng quá hạn, hàng nhái và hàng kém chất lượng.
Bài viết chia sẻ một số các loại thuốc paracetamol cùng giá bán trên thị trường Việt Nam hiện nay để bạn đọc tham khảo:
- Loại thuốc 100mg dạng viên nén, số lượng 500 viên/lọ có giá bán là 17.500 VNĐ.
- Loại 200mg dạng viên nén, 10 vỉ x 10 viên có giá là 126.000 VNĐ/hộp.
- Paracetamol 500mg dạng viên nén, 5 vỉ, mỗi vỉ 10 viên có giá bán là 32.500 VNĐ.
- Acetaminophen 1000mg dạng lỏng có giá 40.000 VNĐ/lọ. Thuốc 1000mg dạng viên nén (tên thương hiệu Doliprane) có giá 150.000 VNĐ với một hộp có 8 viên.
- Loại extra dạng viên nén nhiều thương hiệu có giá trung bình rơi vào khoảng 200.000 VNĐ cho một hộp thuốc.
>> Xem thêm: Thuốc Myderison 50 mg là thuốc gì? Giá tiền, tác dụng và cách dùng
Bài viết trên đây hy vọng đã giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin bổ ích về chủ đề thuốc paracetamol. Để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc, bạn cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ cũng như tránh tiêu thụ nhiều loại thuốc trong cùng thời gian nhằm làm giảm các tương tác thuốc nguy hiểm có thể xảy ra.
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957. Nguyên là giảng viên cấp cao của trường Học viện YHCT Tuệ Tĩnh. Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương hiện đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường.