Chàm khô: Hình ảnh, biểu hiện và cách điều trị bệnh

Bệnh chàm khô là gì, bệnh ở trẻ em có nguy hiểm không, biểu hiện và cách điều trị bệnh như thế nào để mang lại hiệu quả? Những thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp đến bạn ở nội dung bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về bệnh chàm khô

Chàm khô được biết đến là một trong những thể chàm thường gặp ở rất nhiều người, bệnh với đặc trưng là xuất hiện những vùng da bị khô, tăng sừng hóa, bong vảy.

Bệnh được nhiều người biết đến với tên gọi là bệnh chàm tiếp xúc khi bệnh ở giai đoạn mãn tính. Đặc trưng của bệnh là triệu chứng khô ráp xuất hiện trên da, dày sừng, da bong tróc, nứt nẻ tứa máu và thường xuyên gây ra tình trạng ngứa rát rất khó chịu. Bệnh xảy ra do tình trạng lớp sừng của da có dấu hiệu bị tổn thương gây mất nước và làm da bị khô, căng tức đồng thời kích thích cơ thể gây hiện tượng tăng sinh tế bào sừng.

Bệnh thường gây ảnh hưởng tới những khu vực da có mật độ tiếp xúc nhiều, như tay, ở mặt, bàn chân. Do các vị trí này thường xuyên phải tiếp xúc với nước, hóa chất và tác nhân gây bệnh bên ngoài nên thường có xu hướng khô và ráp hơn nhiều so với những vị trí da khác và là vùng tạo điều kiện thuận lợi để các dị nguyên có thể xâm nhập gây tình trạng kích ứng và tổn thương da.

chàm khô

Các triệu chứng của bệnh thường ở bên ngoài da nên không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Tuy nhiên, vì bệnh tính chất dai dẳng nên rất  khó khăn trong quá trình điều trị, bệnh thường tái phát nhiều lần nên đây luôn là một trong những bệnh lý da liễu khiến người bệnh mất ăn mất ngủ vì nó ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt hằng ngày và thẩm mỹ.

Biểu hiện chàm khô

Việc nắm rõ các dấu hiệu của bệnh sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm, từ đó sẽ tìm ra hướng điều trị phù hợp.

Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của bệnh mà bạn có thể tham khảo:

  • Da khô cứng, bong tróc, sần sùi, ngứa ngáy là những dấu hiệu rất dễ có thể nhận biết.
  • Một biểu hiện của bệnh cũng dễ có thể nhận biết đó là khi lớp sừng dày bong tróc sẽ để lộ lớp da non mỏng màu đỏ và gây ngứa âm ỉ.
  • Theo thời gian, vùng da bị tổn thương do bệnh chàm khô có xu hướng bị liken hóa, lớp da sẽ bị dày lên, thâm sạm trong một khoảng diện tích bề mặt da rộng.
  • Nếu có tình trạng bội nhiễm xảy ra, những tổn thương trên da có thể đi kèm với hiện tượng sưng nóng, xuất hiện các vùng viêm gây tình đau nhức kèm sốt cao…

Các dấu hiệu phần lớn thường xuất hiện trên vùng da của người lớn khi mắc bệnh. Còn đối với trẻ nhỏ, triệu chứng bệnh sẽ nhẹ hơn. Ngoài ra, còn một có thể sẽ còn một số những triệu chứng của bệnh không được chúng tôi liệt kê ở đây, để tìm được câu trả lời đầy đủ nhất thì bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Chàm khô ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Khi bị bệnh bé sẽ cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, quấy khóc nhiều, ít ngủ, biếng ăn. Các triệu chứng của bệnh thường không giống nhau ở từng độ tuổi.

Hiện nay, theo các chuyên gia cho biết nguyên nhân gây bệnh ở trẻ em vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, theo nhận định của các bác sĩ thì có hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bệnh là do yếu tố môi trường và yếu tố di truyền gây nên.

Căn bệnh chàm khô này không gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Tuy nhiên, nó lại có ảnh hưởng lớn tới quá trình phát triển của trẻ vì các triệu chứng của bệnh như trẻ đau rát, khó chịu dẫn tới việc quấy khóc, bỏ ăn, khó ngủ… gây ra những ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của bé.

Ở trẻ sơ sinh thì bệnh thường có dấu hiệu xuất hiện ở vùng má, cằm, trán và vùng da đầu.  Bệnh sẽ lan rộng đến những vùng da khác nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Lúc này, da của trẻ sẽ bị nổi ban, xuất hiện mụn nước và có dấu hiệu bị khô, nứt nẻ.

Với trẻ lớn, khi bị chàm khô thường dùng tay để gãi khiến cho vảy bị bong tróc. Từ đó, dẫn tới việc dùng da bị bệnh sẽ bị trầy xước làm tăng nguy cơ bội nhiễm khiến bệnh càng trở nên nghiêm trọng và khó khăn cho việc điều trị. Do đó, khi trẻ mắc bệnh, phụ huynh tuyệt đối không nên có thái độ chủ quan mà cần cho bé thăm khám sớm để có hướng điều trị bệnh phù hợp.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp giúp điều trị bệnh hiệu quả cho bé như việc sử dụng thuốc Tây, các bài thuốc dân gian mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo.

Cách điều trị bệnh chàm khô

Cho đến nay thì việc điều trị bệnh vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Mục đích của quá trình điều trị là giúp người giảm nhanh các triệu chứng như giảm ngứa, tìm ra tác nhân gây bệnh, cải thiện hiệu quả những tổn thương da và ngăn ngừa thấp nhất biến chứng có thể xảy ra.

điều trị chàm khô

Thuốc tây trị bệnh chàm khô

Để mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh thì người bệnh nên đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được sự thăm khám và điều trị bệnh từ phía bác sĩ. Dựa vào mức độ tổn thương hiện tại của bệnh, khả năng đáp ứng của da mà bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng một số nhóm thuốc như:

  • Thuốc bôi chứa corticoid: Nhóm thuốc này thường được sử dụng dưới dạng kem, dạng thuốc mỡ, thuốc có tác dụng chống viêm, giữ ẩm da  và giúp người bệnh giảm các dị ứng tại chỗ để giúp da dễ chịu hơn.
  • Thuốc kháng histamin H1: Có tác dụng gây ứng chế chất trung gian gây nên tình trạng kích ứng da,cải thiện hiệu quả tình trạng ngứa ngáy do bệnh chàm khô gây ra.
  • Nhóm thuốc ức chế calcineurin: Nhóm thuốc này được sử dụng với thuốc bôi để ngừa ngừa và làm giảm nguy cơ biến chứng có thể xảy ra.
  • Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp da có dấu hiệu bội nhiễm thì việc sử dụng kháng sinh sẽ giúp ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn.

Trong quá trình điều trị để tránh thấp nhất những tác dụng phụ có thể xảy ra, người bệnh cần phải chú ý sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm: Bệnh chàm sữa: Dấu hiệu và cách chữa trị các bậc cha mẹ cần biết

Chăm sóc người bệnh chàm khô

Ngoài việc sử dụng thuốc trong quá trình điều trị bệnh thì người bệnh cần chú ý tới một chế độ chăm sóc khoa học giúp hỗ trợ hiệu quả trong chữa trị giúp làm giảm triệu chứng bệnh và hạn chế tình trạng tái phát.

  • Uống đầy đủ nước mỗi ngày để giúp tăng độ ẩm cho da tránh tình trạng khô da, cải thiện hiệu quả tình trạng ngứa ngáy.
  • Nên chú ý sử dụng những loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau xanh, củ quả tươi.
  • Dưỡng ẩm đều đặn hằng ngày sau khi tắm, cần chú ý vệ sinh da bằng các sản phẩm dịu nhẹ, có nguồn gốc từ thiên nhiên và theo chỉ định từ bác sĩ, tránh vùng da mắc bệnh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
  • Tránh xa các loại hóa chất có hại. Người bệnh chàm khô nên sử dụng bao tay, đi ủng hoặc đồ bảo hộ trong trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc với hóa chất để có thể giúp giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng đến da mỗi khi tiếp xúc với các chất gây hại.
  • Khi thời tiết chuyển lạnh cần giữ ấm cơ thể, có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để trong nhà hoặc trong phòng ngủ để giúp đảm bảo da của bạn không bị thay đổi và mất nước một cách đột ngột.
  • Nên vệ sinh không gian sống thường xuyên, sạch sẽ để tránh thấp nhất nguy cơ  da tiếp xúc với nấm mốc, vi khuẩn kích ứng khác.
  • Có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về các sản phẩm giúp thúc đẩy quá trình làm lành và cải thiện sức khỏe của làn da như Vitamin C, kẽm, vitamin E omega 3, v… nếu cần thiết.

Ngoài những phương pháp trên, người bệnh chàm khô có thể áp dụng các phương pháp chữa trị khác như áp dụng các bài thuốc nam, các mẹo chữa dân gian kết hợp với cách chữa trị chính giúp nâng cao hiệu quả trong điều trị bệnh.

Bệnh chàm khô là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến gặp phải ở cả người lớn và trẻ nhỏ, gây ra rất nhiều những khó chịu, gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng bệnh và chủ động phòng tránh bệnh tái phát và hạn chế thấp nhất những biến chứng của bệnh có thể xảy ra.

0983340246