Bảo hiểm y tế rất quan trọng trong đời sống hiện đại, giúp con người chăm lo tốt hơn cho sức khỏe của bản thân và gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết luật bảo hiểm y tế là gì, thông tin sửa đổi và bổ sung mới nhất? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn làm sáng tỏ những thắc mắc trên.
Luật bảo hiểm y tế là gì?
Hiện nay, số người tham gia bảo hiểm y tế ngày càng gia tăng, nhưng để hiểu rõ về luật này thì không phải ai cũng biết.
Bên cạnh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm xã hội và vô số các loại bảo hiểm khác, chúng ta thường nhắc tới bảo hiểm y tế như một trong những giải pháp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe khỏi những rủi ro không may xảy tới: ốm đau, bệnh tật, tai nạn,…giúp giảm thiểu một khoản chi phí cho chính bạn và những người thân trong gia đình.
Theo đó, nhà nước và cơ quan có thẩm quyền cũng đưa ra những quy định luật nhất định để đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng, gồm các điều khoản luật cụ thể. Luật bảo hiểm y tế quy định về chế độ, chính sách bảo hiểm y tế, bao gồm đối tượng, mức đóng, trách nhiệm và phương thức đóng bảo hiểm y tế; thẻ bảo hiểm y tế; phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế; tổ chức khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế; thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; quỹ bảo hiểm y tế; quyền và trách nhiệm của các bên liên quan đến bảo hiểm y tế. Tiếp đó, luật cũng chỉ rõ đối tượng áp dụng là các tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có liên quan đến bảo hiểm y tế, không áp dụng đối với bảo hiểm y tế mang tính kinh doanh.
Bảo hiểm y tế có thể giúp người bệnh thanh toán các khoản chi phí liên quan tới quá trình khám chữa bệnh. Những người bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, thoái hóa đốt sống cổ,… Nếu tham gia bảo hiểm y tế đều sẽ được hưởng các quyền lợi từ luật bảo hiểm.
Luật bảo hiểm y tế 2008
Mức đóng bảo hiểm y tế được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, trợ cấp hoặc mức lương tối thiểu của khu vực hành chính.
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế:
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.
Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 12 của Luật bảo hiểm y tế tối đa bằng 6% mức tiền lương, tiền công tháng của người lao động, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3.
Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được tính vào thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục để hưởng chế độ bảo hiểm y tế.
Thời điểm thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng được quy định tại khoản 3, điều 50 của Luật bảo hiểm y tế.
Người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau đây:
Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;
Khám bệnh để sàng lọc, chẩn đoán sớm một số bệnh
Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với đối tượng quy định tại các khoản 9, 13, 14, 17 và 20 Điều 12 của Luật bảo hiểm y tế trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.
Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể điểm b khoản 1 Điều này; chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan ban hành danh mục thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.
Mức hưởng bảo hiểm y tế được quy định tại các điều khoản trong luật với mức từ 80% – 100%.
Các vấn đề liên quan tới bảo hiểm y tế, các quyền lợi với người khi tham gia bảo hiểm đều được nhà nước quy định rõ ràng. Bạn có thể tham khảo thêm.
Luật bảo hiểm y tế hợp nhất 2014
Bổ sung, chỉnh sửa những điều luật năm 2008, Luật năm 2014 có những điểm chính sau:
Trước hết, đối tượng tham gia bảo hiểm y tế mở rộng một cách đáng kể nhằm thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân. Theo đó, bổ sung đối tượng là người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo được đóng bảo hiểm bằng ngân sách nhà nước.
Các đối tượng được BHXH đóng BHYT bao gồm:
- Theo luật bảo hiểm y tế năm 2014, Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày;
- Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.
Thành viên trong hộ gia đình (trừ trường hợp đã tham gia BHYT theo HĐLĐ, theo chế độ với người có công, bảo trợ xã hội, HSSV…) cũng sẽ phải tham gia BHYT, mức đóng cụ thể như sau:
- Người thứ nhất đóng tối đa bằng 6% mức lương cơ sở;
- Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;
- Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Luật bảo hiểm y tế năm 2014 quy định BHXH chịu trách nhiệm đóng BHYT cho người đang nghỉ thai sản, tối đa bằng 6% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng.
Hồ sơ cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi không cần bản sao giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh, ngoài tờ khai tham gia bảo hiểm y tế chỉ cần bổ sung danh sách tham gia bảo hiểm y tế do UBND xã lập.
Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ thì không những phải đóng đủ số tiền chưa đóng và nộp số tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất liên ngân hàng (tăng gấp đôi so với trước đây)
Ngoài ra NSDLĐ còn phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ bảo hiểm y tế.
Luật bảo hiểm y tế 2019
Bên cạnh những điều đã được quy định, Luật bảo hiểm 2019 chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung sau:
Không in lại thẻ mới BHYT từ năm 2019, người tham gia BHYT sẽ vẫn tiếp tục sử dụng thẻ đã được cấp trước đó. Chính vì thế, một trong những điểm mới trên thẻ BHYT năm 2018 là không còn ghi thời hạn sử dụng của thẻ, mà chỉ ghi ngày thẻ bắt đầu có giá trị sử dụng.
Luật bảo hiểm y tế 2019 quy định, tăng mức đóng bảo hiểm y tế với nhiều đối tượng
Mức lương cơ sở tăng, theo đó, mức đóng BHYT hàng tháng của sẽ bằng 4,5% mức lương cơ sở
Điều kiện mới để được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh
Theo điểm d, khoản 1 Điều 14 của Nghị định 146/2018/NĐ-CP, trường hợp chi phí cho một lần khám, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở thì người bệnh được BHYT chi trả 100% chi phí khám, chữa bệnh.
Từ nay đến 30/06/2019, chi phí khám chữa bệnh thấp hơn 208.500 đồng thì được người bệnh được BHYT chi trả 100% chi phí (tương ứng với 15% của mức lương cơ sở 1,39 triệu đồng/tháng).
Luật bảo hiểm y tế 2019 từ ngày 01/07/2019, chi phí khám chữa bệnh thấp hơn 223.500 đồng thì người bệnh mới được hưởng quyền lợi nêu trên (tương ứng với 15% của mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng).
Điều chỉnh giá khám bệnh BHYT từ 15/01/2019
Từ ngày 15/01/2019, Thông tư 39/2018/TT-BYT sẽ chính thức có hiệu lực, trong đó quy định cụ thể về giá khám, chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc.
Theo quy định, BHYT sẽ thanh toán chi phí thuốc theo số lượng thực tế sử dụng cho người bệnh và giá mua vào của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và không thanh toán trong các trường hợp như: Chi phí các thuốc đã được kết cấu vào giá khám bệnh, ngày giường điều trị hoặc giá thu trọn gói theo ca bệnh…
Luật bảo hiểm y tế mới nhất
Theo Luật BHYT mới nhất, thẻ BHYT giấy được thay thế bằng thẻ BHYT điện tử
Thẻ BHYT được cấp cho người tham gia để làm căn cứ và điều kiện hưởng quyền lợi khi khám, chữa bệnh. Trước đây, việc sử dụng thẻ BHYT bằng giấy tồn tại khá nhiều vấn đề bất cập liên quan đến việc rách, hỏng, mờ thông tin trên thẻ,… gây khó khăn khi làm thủ tục hưởng quyền lợi.
Luật bảo hiểm y tế mới nhất quy định. Với thẻ BHYT điện tử, toàn bộ các thông tin cá nhân, quá trình tham gia của người đóng BHYT sẽ được lưu trữ trên thẻ, thuận tiện cho quá trình hưởng các quyền lợi khi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Đồng thời, thẻ BHYT điện tử còn có tính năng xác nhận người bệnh thông qua công nghệ sinh trắc để nhận diện nhanh chóng, thuận tiện.
Mức thanh toán trực tiếp cho người sử dụng thẻ bảo hiểm y tế 2020
Từ ngày 01/07/2020, mức lương cơ sở tăng từ 1.49 triệu/tháng lên 1.6 triệu/tháng. Vì vậy, mức thanh toán trực tiếp cho đối tượng tham gia bảo hiểm y tế 2020 cũng sẽ tăng theo, cụ thể từng trường hợp như sau:
Trường hợp khám, chữa bệnh ở tuyến huyện, không có hợp đồng khám, chữa bệnh:
- Điều trị ngoại trú: Với luật bảo hiểm y tế mới thì mức thanh toán không quá 15% lương cơ sở, cụ thể là tăng từ 223.500 VND lên 240.000 VND.
- Điều trị nội trú: Mức thanh toán không quá 0.5 lần lương cơ sở, cụ thể là mức thanh toán trực tiếp tăng từ 745.000 VND lên 800.000 VND.
Trường hợp khám, chữa bệnh nội trú tại tuyến tỉnh hoặc tuyến tương đương, không có hợp đồng, mức thanh toán không vượt quá 1 lần mức lương cơ sở tính tại thời điểm ra viện. Cụ thể là mức thanh toán sẽ tăng từ 1.49 triệu lên 1.6 triệu.
Trường hợp đối tượng tham gia BHYT khám, chữa bệnh nội trú tại tuyến trung ương hoặc tuyến tương đương, không có hợp đồng, mức hưởng không quá 2.5 lần lương cơ sở hiện hành. Tức là mức thanh toán trực tiếp sẽ tăng từ 3.725 triệu đến 4 triệu đồng.
Trường hợp khám, chữa bệnh tại nơi không đúng quy định được luật bảo hiểm y tế mới quy định như sau:
- Khám, chữa bệnh ngoại trú: Mức thanh toán không quá 0.15 lần lương cơ sở hiện hành, tức là tăng từ 223.500 đồng lên 240.000 đồng.
- Khám, chữa bệnh nội trú: Tối đa không quá 0.5 lần mức lương cơ sở ở thời điểm ra viện, cụ thể là tăng từ 745.000 lên 800.000 đồng.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi mang lại đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc Luật bảo hiểm y tế là gì, thông tin sửa đổi và bổ sung mới nhất. Chúc các bạn sức khỏe và thành công.
Bác sĩ Lương Đức Chương sinh ngày 02/2/1954, ông nguyên là Thượng tá – Bác sỹ của Học viện Quân Y. Hiện nay, bác sĩ Chương đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường