Sở Y Tế Thành Phố Hồ Chí Minh nắm giữ vai trò quản lý dịch vụ y tế và dân số dân sinh của thành phố mang tên Bác. Trong suốt 40 năm hình thành và phát triển, đây luôn một trong những đơn vị đi đầu với các thành tích đáng ngưỡng mộ. Bạn đọc hãy cùng với bài viết tìm hiểu một số thông tin cần thiết về cơ quan nhà nước này nhé!
Cơ cấu tổ chức Sở Y Tế TP.HCM
Sở Y Tế TP.HCM là cơ quan trực thuộc sự quản lý của Ủy Ban Nhân Dân TP.HCM, phụ trách đảm nhận những vấn đề liên quan đến y tế và dân sinh như: Khám chữa bệnh, dược phẩm, pháp y, dân số và kế hoạch hóa,…Với tiền thân là Ban Dân Ủy Sài Gòn – Gia Định, đơn vị này đã có thời gian hoạt động lên đến 40 năm, bắt đầu từ năm 1975.
Sở Y Tế Thành Phố Hồ Chí Minh có cơ cấu tổ chức gồm 9 phòng ban. Cụ thể như sau:
- Đảng – Đoàn thể: Đảng – Đoàn thể nắm giữ vai trò công tác tư tưởng cũng như nhận thức chính trị, chủ nghĩa Mác – Lênin của tất cả các cán bộ nhân viên trong cơ quan. Bên cạnh đó, tổ chức này còn giúp tăng cường sự đoàn kết và xây dựng lòng tin đối với nhà nước.
- Ban giám đốc: Nắm giữ chức năng quản lý, là phòng ban đầu não của cả Sở Y Tế TP.HCM. Ban Giám Đốc hiện nay có một giám đốc và ba phó giám đốc.
- Văn phòng sở: Chịu trách nhiệm quản lý các giấy tờ hành chính, pháp lý liên quan đến ngành y tế. Văn phòng sở gồm có chánh văn phòng là Ths. BS, Nguyễn Thị Huỳnh Mai và phó chánh văn phòng là CN. Nguyễn Thị Hồng Phượng.
- Phòng nghiệp vụ y: Phòng nghiệp vụ y phụ trách các vấn đề liên quan đến quản lý y tế ở cấp độ nhà nước trên địa bàn TP.HCM. Bác sĩ CKII Nguyễn Ngọc Duy hiện đang giữ chức vụ trường phòng.
- Phòng quản lý dịch vụ y tế: Đây là phòng ban có vai trò quan lý hoạt động khám chữa bệnh và dịch vụ chăm sóc y tế của các bệnh viện nhà nước thuộc quyền quản lý của Sở Y Tế TP.HCM.
- Phòng nghiệp vụ dược: Phòng nghiệp vụ dược quản lý việc lưu hành và chất lượng, giá bán thuốc, mỹ phẩm đồng thời cấp phép hành nghề dược sĩ cho các đơn vị tư nhân trực thuộc TP.HCM.
- Phòng tổ chức cán bộ: Phòng tổ chức cán bộ nhận nhiệm vụ quản lý toàn bộ các nhân viên của Sở Y Tế Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Thanh tra: Phòng Thanh tra giám sát trực tiếp hoạt động liên quan đến y tế trên địa bàn thành phố, tổ chức các buổi kiểm tra chất lượng dịch vụ định kỳ đối với các bệnh viện.
- Phòng kế hoạch tài chính: Đây là đơn vị đảm nhận nhiệm vụ tài chính, quản lý quỹ lương và giải quyết các vấn đề liên quan đến sổ sách kế toán.
Địa chỉ Sở Y Tế Thành Phố Hồ Chí Minh
Sở Y Tế vốn là đơn vị quản lý cấp cao, chuyển giải quyết các vấn đề tầm vĩ mô liên quan đến các hoạt động, tổ chức khám chữa bệnh trên địa phận Thành Phố Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, với phương châm “Cùng cả nước, vì cả nước”, quan tâm đến sức khỏe của mỗi một công dân thành phố, Sở Y Tế TP.HCM còn tiếp nhận trực tiếp cả các đơn từ, thư gửi phản ảnh về những tồn đọng khúc mắc trong ngành y. Nếu có bất cứ phản ánh, ý kiến hay tố cáo nào, người dân có thể đến trụ sở chính của Sở nằm tại số 59 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh.
Số điện thoại và đường dây nóng Sở Y Tế TP.HCM
Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật hiện đại, người dân không cần trực tiếp đến văn phòng Sở mà có thể gửi thư điện tử hoặc gọi đến các đường dây nóng.
Cả số điện thoại và đường dây nóng của Sở Y Tế Thành Phố Hồ Chí Minh đều có nhân viên túc trực tiếp nhận xuyên suốt 24 giờ, đảm bảo ghi nhận ngay lập tức những thắc mắc, khiếu nại của nhân dân. Nhờ đó mà việc giải quyết từ ban lãnh đạo sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Bên cạnh Sở Y Tế TP.HCM, Sở Y Tế Hà Nội cũng là đơn vị nhà nước nhận được nhiều sự quan tâm của người dân. Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết về Sở Y Tế Hà Nội tại đây nhé.
Theo trang web chính thức medinet.hochiminhcity.gov.vn, số điện thoại đường dây nóng của Sở Y Tế TP.HCM là 028 3930 9912. Trong trường hợp người dân muốn gửi thư điện tử có thể sử dụng địa chỉ email sau: bbt.syt@tphcm.gov.vn.
Chánh thanh tra và giám đốc Sở Y Tế TP.HCM là ai?
Vị trí giám đốc Sở Y Tế Thành Phố Hồ Chí Minh hiện đang được nắm giữ bởi Giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ Nguyễn Tấn Bỉnh. Ông Nguyễn Tấn Bỉnh có nguyên quán tại tỉnh Vĩnh Long.
Ông đã từng nắm giữ chức vụ hiệu trưởng trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch và giám đốc bệnh viện Truyền máu và huyết học TP.HCM. Ngày 5/6/2012, theo quyết định số 10211/QĐ-SYT ngày 11/10/2019 của Sở Y tế, ông Bỉnh được bổ nhiệm vào Ban giám đốc.
Chánh thanh tra của Sở Y Tế TP.HCM hiện nay là bác sĩ Nguyễn Mạnh Cường. Bác sĩ Nguyễn Mạnh Cường đã từng giữ chức vụ phó chánh thanh tra và mới được bổ nhiệm vị trí Q. Chánh thanh tra vào cuối năm 2019. Các thông tin tiểu sử của bác sĩ Cường vẫn chưa được cập nhật đầy đủ trên website chính thức của Sở.
22 khuyến cáo của Sở Y Tế TP.HCM
22 khuyến cáo của Sở Y Tế Thành Phố Hồ Chí Minh gồm có:
- Nâng cao chất lượng quản lý bệnh viện về hoạt động khám chữa bệnh và bảo hiểm y tế.
- Xây dựng phác đồ điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh.
- Ứng dụng công nghệ thông tin tại khoa khám bệnh của bệnh viện.
- Tăng cường triển khai hoạt động đảm bảo chất lượng xét nghiệm.
- Sở Y Tế Thành Phố Hồ Chí Minh khuyến cáo tăng cường triển khai hoạt động quản lý kê đơn và tuân thủ phác đồ điều trị.
- Tăng cường triển khai hoạt động làm giảm than phiền, bức xúc và tăng hài lòng của người bệnh.
- Triển khai hoạt động làm giảm bức xúc của nhân viên.
- Hoạt động an toàn người bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh.
- Tăng cường triển khai hoạt động an toàn người bệnh trong sản khoa.
- Sở Y Tế Thành Phố Hồ Chí Minh khuyến cáo triển khai hoạt động an ninh trật tự tại các bệnh viện.
- Xây dựng văn hóa an toàn người bệnh tại các bệnh viện.
- Triển khai các dịch vụ tiện ích cho người bệnh và thân nhân tại bệnh viện.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện, hướng đến xây dựng bệnh viện thông minh.
- Triển khai quy trình báo động đỏ.
- Tăng cường triển khai các hoạt động an toàn người bệnh trong phẫu thuật.
- Sở Y Tế Thành Phố Hồ Chí Minh khuyến cáo tăng cường triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế tại bệnh viện.
- Nâng cao chất lượng hoạt động, dinh dưỡng.
- Tăng cường các hoạt động triển khai đảm bảo an toàn người bệnh trong sử dụng thông tin bộ y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh.
- Khuyến cáo tăng cường triển khai sử dụng kháng sinh hợp lý.
- Khuyến cáo triển khai hiệu quả hoạt động dược lâm sàng tại các bệnh viện.
- Khuyến cáo tăng cường triển khai hoạt động an toàn truyền máu tại các bệnh viện.
Các bệnh viện thuộc Sở Y Tế TP.HCM
Tổng số các bệnh viện trực thuộc Sở Y Tế Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là 32, chia làm hai nhánh đơn vị sự nghiệp công lập là đa khoa tuyến thành phố và chuyên khoa tuyến thành phố. Danh sách cụ thể như sau:
- 10 bệnh viện đa khoa thuộc tuyến TP.HCM: Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi, bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, bệnh viện Đa khoa Sài Gòn, bệnh viện An Bình, bệnh viện Nguyễn Tri Phương, bệnh viện Nguyễn Trãi, bệnh viện Trưng Vương và bệnh viện Nhân Dân 115.
- 22 bệnh viện chuyên khoa thuộc tuyến của Sở Y Tế Thành Phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố, khu điều trị phong, bệnh viện Nhân Ái, bệnh viện Y học cổ truyền, viện Y dược học dân tộc, viện tim, bệnh viện Phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp, bệnh viện Truyền máu huyết học, bệnh viện Da liễu, bệnh viện tai mũi họng, bệnh viện Răng hàm mặt, bệnh viện Mắt, bệnh viện Tâm thần, bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, bệnh viện Ung bướu, bệnh viện Bệnh nhiệt đới, bệnh viện Nhi đồng 1, bệnh viện Nhi đồng 2, bệnh viện Hùng Vương, bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện Bình Dân.
Hy vọng với những thông tin nêu trên, bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức liên quan đến chủ đề Sở Y Tế Thành Phố Hồ Chí Minh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về đơn vị, bạn có thể liên hệ trực tiếp số điện thoại 028 3930 9912 cũng như website medinet.hochiminhcity.gov.vn để được tư vấn và giải đáp.
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957. Nguyên là giảng viên cấp cao của trường Học viện YHCT Tuệ Tĩnh. Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương hiện đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường.