Đau lưng là một trong những triệu chứng phổ biến, xảy ra như “cơm bữa” ở nhiều người. Theo các chuyên gia mỗi vị trí đau lại ẩn giấu một bệnh lý khác nhau. Việc phát hiện đúng nguyên nhân có ý nghĩa vô cùng quan trọng cách điều trị về sau.
Đau lưng là triệu chứng của bệnh gì?
Cột sống lưng có sự liên kết chặt chẽ với nhiều bộ phận như phổi, rễ thần kinh, phế quản, tim, các dây thần kinh tọa,… Bởi vậy, chỉ cần một trong những cơ quan này bị tổn thương, chứng đau lưng cũng có thể xuất hiện.
Dưới đây là một số vị trí đau lưng phổ biến, có thể là nguồn gốc gây ra tình trạng cột sống lưng bị đau:
- Đau lưng bên trái: Có thể là biểu hiện của các căn bệnh như: Đau dây thần kinh liên sườn bên trái, bệnh phổi, bệnh thận, bệnh tim, giãn dây chằng cột sống ngang lưng viêm khớp điểm sườn…
- Đau phía bên phải: Những cơn đau mỏi vùng lưng ở phía bên phải thường là triệu chứng của những bệnh lý liên quan đến rối loạn sacroiliac, cơ thể nhiễm khuẩn, hep ống sống…
- Đau lưng ở giữa: Thoái hóa cột sống lưng, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, loãng xương, vẹo cột sống,… hoặc bất cứ tổn thương nào liên quan đến cột sống cũng có thể gây ra các cơn đau ở cột sống lưng của bạn.
Theo kết quả khảo sát, có tới 70% trường hợp đau lưng xuất phát từ những bệnh lý liên quan đến xương khớp như gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống,… Để chẩn đoán, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa và thực hiện các xét nghiệm, thăm khám để có được kết quả chính xác nhất.
Những nguyên nhân gây đau lưng do tác nhân cơ học
Bên cạnh những nguyên nhân bệnh lý, chúng ta cũng cần nắm được các nguyên nhân cơ học phổ biến gây ra tình trạng đau lưng.
- Do chấn thương: Những chấn thương do tập luyện, tai nạn khiến cho phần xương cột sống lưng bị ảnh hưởng. Tình trạng tổn thương, sưng viêm, gãy xương, co cơ, chèn ép rễ thần kinh.
- Nguyên nhân đau lưng do hoạt động sai tư thế: Ngồi gù vai về phía trước, đứng gù lưng, … gây áp lực lên cột sống và gây ra những cơn đau mỏi lưng.
- Đeo ba lô quá nặng: Tình trạng đau lưng có thể xảy ra đôi khi chỉ do đeo một chiếc ba lô quá tải với cơ thể sẽ dẫn đến vấn đề nguy hiểm về cột sống lưng.
- Nâng vật nặng không đúng cách: Cúi gập người thay vì ngồi xuống và thẳng lưng để nhặt hoặc bê vác vật nặng. Điều này thực sự khiến cột sống lưng chịu rất nhiều tổn thương, kéo dài có thể gây ra đau lưng cấp hoặc mãn tính nếu không được điều trị.
- Co cơ khi vận động: Khi hoạt động quá sức, cơ thể mệt mỏi gây nên hiện tượng co cơ và đau nhức vùng lưng.
Chẩn đoán tình trạng bệnh do đau lưng
Để chẩn đoán đau lưng, bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng, công việc và các hoạt động thể chất của bạn. Nếu nghi ngờ cơn đau là do biến dạng cột sống hoặc do triệu chứng từ các bệnh lý khác, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm sau:
- Chụp X quang
- Chụp ảnh cộng hưởng từ (MRI)
- Chụp cắt lớp vi tính (CT)
- Xét nghiệm máu
Cách phòng tránh đau mỏi lưng
Trên thực tế để phòng ngừa được những cơn đau ở thắt lưng là điều rất khó khăn, bởi đây là tình trạng có thể xuất hiện do các tác nhân chủ quan và khách quan rất phổ biến. Tuy nhiên, nếu muốn giảm tỷ lệ bị đau lưng, mọi người cần chú ý đến một số vấn đề sau đây thì cũng sẽ giảm được cả về tần suất đau cũng như tình trạng đau ở mỗi người.
- Chế độ dinh dưỡng: Có nhiều người bị đau lưng đôi khi chỉ vì không dung nạp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng và tái tạo sụn khớp, giúp xương chắc khỏe như vitamin, canxi, omega 3,… kèm theo đó là việc lạm dụng rượu bia, các chất kích thích hay các thực phẩm gây co cơ như thịt bò, da gà,…
- Chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt: Bạn có thể phòng ngừa được những cơn đau lưng rất hiệu quả nếu chú ý đến những vấn đề nhỏ trong sinh hoạt của mình như không nên nằm giường quá cứng, nệm quá mềm, hay tắm nước lạnh đột ngột,…
Hướng dẫn điều trị đau lưng
Đối với những trường hợp lưng bị đau do các tổn thương cột sống có thể do bệnh lý hoặc tác nhân cơ học, việc điều trị của bệnh nhân có thể dựa trên những cách trị đau lưng phổ biến sau đây.
- Sử dụng Thuốc Tây
Thông thường, bệnh nhân bị đau lưng thường được chỉ định sử dụng một số loại thuốc giảm đau NSAID như ibuprofen, naproxen, aspirin,… Tuy nhiên, hãy cẩn thận về liều dùng bởi chúng ẩn chứa khá nhiều tác dụng phụ.
- Điều trị đau lưng bằng các cây thuốc tự nhiên
Những cây thuốc nam lành tính đã và đang được ưu tiên sử dụng trong điều trị đau lưng, cụ thể như: Cây cỏ xước, ngải cứu, lá lốt, cây xấu hổ,… Những bài thuốc này đều rất an toàn và hiệu quả, tuy nhiên đòi hỏi người bệnh phải kiên trì áp dụng ít nhất vài tháng.
- Thực hiện các bài tập trị liệu
Cơn đau lưng sẽ giảm rõ rệt khi áp lực nội đĩa đệm cột sống giảm. Bởi vậy, các bài tập trị liệu là một phương pháp điều trị vô cùng hiệu quả.
Khi bị đau lưng do mắc bệnh xương khớp, bệnh nhân cần phác đồ hoàn chỉnh giúp chữa trị tận gốc. Việc thực hiện đơn lẻ các phương pháp sẽ khó lòng đem lại hiệu quả lâu dài.
Cách điều trị đau lưng hiệu quả nhờ An Cốt Nam
Trong cuốn “Y học thường thức” có ghi: “Đau nhức mỏi lưng, đau cột sống nên được chữa trị theo phác đồ gồm nhiều liệu pháp để gia tăng hiệu quả điều trị”.
Hiểu được điều đó, các chuyên gia bác sĩ Tâm Minh Đường đã hoàn thiện bài thuốc An Cốt Nam giúp điều trị bệnh đau lưng toàn diện và hoàn chỉnh. Liệu trình bao gồm những phương pháp chữa bệnh tối ưu nhất: Chủ đạo là bài thuốc An Cốt Nam, được chiết xuất từ những thảo dược quý, cao dán, bài tập trị liệu, xoa bóp, bấm huyệt,… Ngoài ra, còn có sự kết hợp kỹ thuật đốt thuốc Nhật Bản, giúp giảm đau sâu và bền vững.
Đối với tình trạng đau lưng, bài thuốc An Cốt Nam sẽ tác động đa chiều từ bên trong và bên ngoài giúp giảm đau nhức, lưu thông kinh lạc, phục hồi tổn thương phần cột sống lưng.
Nhờ việc sử dụng nguồn thảo dược đạt tiêu chuẩn CO-CQ, An Cốt Nam đã giúp hàng ngàn người mắc các chứng bệnh cột sống khỏi nỗi đau bệnh tật. Bài thuốc đã được giới chuyên môn đánh giá cao, khẳng định đây là một xu hướng điều trị khoa học và hiệu quả.
Dịch tễ học và thống kê về tình trạng đau lưng
Theo thống kê mới nhất hiện nay, đau lưng là căn bệnh phổ biến thứ 2 chỉ xếp sau đau đầu. Nếu như trước đây khi nói về cơn đau thắt lưng, mọi người thường nghĩ đó là căn bệnh tuổi già. Tuy nhiên, tỷ lệ người trẻ mắc bệnh này những năm gần đây đang gia tăng chóng mặt.
Theo đó, có 34% người trong độ tuổi từ 16-24 mắc chứng đau lưng. Trong khi đó, tỷ lệ mắc bệnh này ở người trên 65 tuổi là 38%.
Khi hỏi 100 sinh viên của các trường đại học quanh địa bàn thành phố Hà Nội rằng họ đã bị đau lưng lần nào chưa, 80% trong số này trả lời là có. Tuy nhiên hầu hết họ đều không rõ nguyên nhân chính xác là do đâu, có tới 65% những cơn đau sẽ tự khỏi trong vòng 1 tuần, nhưng chỉ 1 vài tháng sau cơn đau lại quay lại làm phiền.
Chúng tôi xin cung cấp địa chỉ nhà thuốc theo yêu cầu của độc giả:
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường
Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ
Địa chỉ: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại: 0983.34.0246
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược
Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ
Địa chỉ: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0903.87.64.37
Bác sĩ Lương Đức Chương sinh ngày 02/2/1954, ông nguyên là Thượng tá – Bác sỹ của Học viện Quân Y. Hiện nay, bác sĩ Chương đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường