Đau đầu ngón chân cái, ngón áp út… gây mất cảm giác khiến bạn khó chịu và gặp khó khăn khi di chuyển. Tình trạng này kéo dài có thể là triệu chứng của bệnh lý nào đó? Mời các bạn đọc tìm hiểu bài viết dưới đây để có câu trả lời cho mình đau đầu ngón chân là bệnh gì, cách chữa như thế nào.
Bị đau đầu ngón chân cái, áp út là bệnh gì?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đầu ngón chân cái bị đau nhức, điển hình là do các bệnh lý sau:
-
- Do bị đau thần kinh tọa
- Hội chứng Raynaud
- Các bệnh cột sống như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, hẹp ống sống, gai cột sống…
- Do bị viêm khớp ngón chân
- Gãy xương ngón chân
- Móng chân mọc ngược
- Bong gân
- Bị chấn thương ở ngón chân
- Một số nguyên nhân khác như: Sai khớp ngón chân, viêm bao hoạt dịch ngón chân cái, u thần kinh Morton, vẹo ngón chân cái…
Ngón chân cái bị tê, đau đớn có thể là do tình trạng rối loạn, tắc nghẽn lưu thông máu tại các dây thần kinh điều khiển các chi.
Người bệnh bị tê đầu ngón chân cái thường đi kèm các dấu hiệu sau:
- Ngón chân cái đau đớn sau đó đó lan xuống gan hoặc cả bàn chân.
- Cơn đau dai dẳng, đau nhói lên thành từng cơn hoặc châm chích như bị kim chọc vào.
- Người bệnh có lúc cảm thấy mất cảm giác tại các vị trí của cơn đau.
Đau đầu ngón chân có nguy hiểm không?
Đầu ngón chân bị đau nhức đa số không nguy hiểm bởi đa số là đều do chấn thương, bong gân, va đập gây ra. Tuy nhiên trường hợp do bệnh lý lại khá nguy hiểm. Đau đầu ngón chân cái trong một thời gian dài sẽ gây ra tê liệt vùng thắt lưng, đi lại khó khăn, hệ thống xương khớp lão hóa. Người bệnh cần có những can thiệp y khoa để phòng tránh biến chứng teo cơ, mất khả năng đi lại.
Do đó, khi có triệu chứng đau đầu ngón chân, người bệnh nên đến cơ sở y tế thăm khám để có biện pháp điều trị phù hợp, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra.
>> Tìm hiểu: Bị Đau Bắp Chân Là Bệnh Gì Và Phải Làm Sao Để Khỏi?
Đầu ngón chân cái bị đau tê mất cảm giác phải làm sao?
Chứng tê đầu ngón chân hoặc bàn chân về lâu về dài không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động đi lại của con người mà còn có thể gây biến chứng bệnh nguy hiểm tới tính mạnh. Người bệnh có thể tham khảo các phương pháp sau:
Phương pháp chữa tê đau đầu ngón chân mức độ nhẹ
Nếu người bệnh thỉnh thoảng bị tê đau đầu ngón chân thì nên áp dụng các giải pháp sau:
- Tăng cường vận động bằng các bài tập thể dục thể thao để kích thích lưu thông máu.
- Thay đổi tư thế ngồi thường xuyên.
- Không mặc quần áo hoặc đi tất chân quá chật.
- Xoa bóp đầu ngón chân và gan bàn chân để giảm các cơn đau tê chân.
Để có thể chữa tê đầu ngón chân ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể tham khảo một vài động tác gồm:
- Bóp và xát lòng bàn chân vào nhau
- Day và xoa đều 2 đầu gối
- Quay 2 bàn chân
Các động tác này khá đơn giản, có thể áp dụng mọi lúc mọi nơi. Vì vậy nếu bạn có thời gian, hãy tranh thủ thực hiện mỗi động tác từ 5- 10 phút để giúp bệnh được thuyên giảm.
Phương pháp chữa đau đầu ngón chân gây ra bởi các bệnh lý
Một vài bệnh lý như tiểu đường, thần kinh, đau cột sống,… gây ra chứng đau đầu ngón chân. Nếu mắc các bệnh lý này, điều đầu tiên là người bệnh cần thăm khám bác sĩ để xác định tình trạng bệnh. Kiểm tra lượng glucose trong máu, đo đường huyết thường xuyên giúp lập kế hoạch điều trị bệnh thích hợp.
Một vài xét nghiệm cần thiết giúp chẩn đoán nguyên nhân và xây dựng được phương pháp chữa bệnh gồm:
- Tê đầu ngón chân trong thời gian dài có thể được bác sĩ chỉ định chụp cắt lớp CT để xác định các dấu hiệu tắc nghẽn hoặc chảy máu.
- Xét nghiệm phản ứng cơ bắp thông qua các kích thích điện phù hợp.
- Nghiên cứu hình ảnh cộng hưởng MRI nhằm xác định các bất thường ở cột sống, tủy sống,…
- Các xét nghiệm bổ sung khác.
Người bệnh cần tích cực vận động bằng các bài tập phù hợp trong 30 phút mỗi ngày. Bên cạnh đó, cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tránh đồ ngọt và các đồ uống nhiều chất kích thích. Nếu phải dùng thuốc kháng sinh để điều trị, người bệnh nên tuân thủ đúng liều lượng và loại thuốc được chỉ dẫn bởi chuyên gia.
Một vài phương pháp điều trị chứng đau đầu ngón chân khác
Bên cạnh các biện pháp cụ thể đã được liệt kê ở phía trên, người bị tê, đau đầu ngón chân có thể tham khảo các cách sau:
- Lựa chọn size giày và tất chân phù hợp, tránh đi quá chật gây chèn ép lên bàn chân.
- Nếu bị thừa cân, hãy chủ động tham khảo và xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt để giảm cân lành mạnh. Một chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng cần có đủ các chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm tươi sống.
- Người bị tê đầu ngón chân cần đặc biệt chú ý bổ sung vitamin B12 và vitamin C giúp tăng cường độ đàn hồi của da, sự vững chắc của thành mạch, đẩy lùi tình trạng tê chân.
- Tham khảo từ các chuyên gia các bài tập trị liệu để bổ trợ cho người bệnh.
- Chú ý về giấc ngủ: Ngủ đủ và ngủ sâu giúp tái tạo năng lượng, đẩy lùi bệnh hiệu quả.
- Người bệnh có thể ngâm chân bằng nước nóng pha muối loãng hoặc gừng tươi để vệ sinh chân cũng như thúc đẩy lưu thông máu.
Bài viết đã giúp người đọc giải đáp thắc mắc: Tê đầu ngón chân cái, ở giữa, út,… mất cảm giác là bệnh gì. Thông qua bài viết, hy vọng người bệnh hiểu rõ được nguyên nhân và tìm được phương pháp trị liệu thích hợp. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.
Bác sĩ Lương Đức Chương sinh ngày 02/2/1954, ông nguyên là Thượng tá – Bác sỹ của Học viện Quân Y. Hiện nay, bác sĩ Chương đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường