Sỏi bàng quang là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Sỏi bàng quang là một trong những bệnh lý đường tiết niệu khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người chưa hiểu nhiều về căn bệnh này. Vậy loại bệnh này có đặc tính gì, nguyên nhân gây bệnh do đâu, triệu chứng và hướng điều trị bệnh ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin trong nội dung bài viết dưới đây.

Sỏi bàng quang là gì?

Tương tự như sỏi thận, sỏi bàng quang thường là do quá trình tồn đọng nước tiểu trong thời gian dài dẫn tới việc kết tinh thành sỏi. Giai đoạn cuối của quá trình bài tiết nước tiểu  là quá trình thải nước tiểu từ bàng quang ra khỏi cơ thể. Theo các nhà nghiên cứu cho biết thì khả năng mắc loại bệnh này ở nam có tỷ lệ cao hơn nữ giới.

Trong một khoảng thời gian dài nếu lượng nước tiểu bị dồn ứ quá nhiều hoặc không được đào thải hết, các khoáng chất có trong nước tiểu sẽ dần kết tinh và hình thành sỏi. Theo thời gian thì sỏi sẽ dần tăng kích thước, cùng với đó số lượng cũng sẽ tăng theo. Khi người bệnh đi tiểu, sỏi đồng thời cũng di chuyển va chạm vào các mô mềm trong bàng quang và gây ra những thương tổn.

Vì vậy, bệnh có sẽ gây nên nhiều triệu chứng rất khó chịu, không chỉ đau vị trí bàng quang, các bộ phận sinh dục để dẫn nước tiểu cũng có thể sẽ bị ảnh hưởng. Triệu chứng của bệnh dễ có thể phát hiện vì bệnh có các đặc điểm nhận biết riêng  nên việc có thể nhầm lẫn với các loại bệnh khác là rất khó, nhờ vào các triệu chứng đặc trưng nên người bệnh có thể phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời.

sỏi bàng quang là gì

Mặt khác, nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây ra rất nhiều các biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, nếu được điều trị lấy sỏi ra thì người bệnh cũng sẽ ảnh hưởng phần nào tới sức khỏe.

Theo số liệu thống kê, thì bệnh sỏi bàng quang có tỷ lệ khoảng ⅓ số ca mắc sỏi liên quan tới đường tiết niệu. Bệnh cũng có thể là do sỏi từ thận hoặc sỏi niệu quản rơi xuống.

Khi sỏi xuống bàng quang, đối với trường  hợp sỏi nhỏ sẽ có thể được đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Nhưng đối với trường hợp sỏi với kích thước lớn, chúng sẽ nằm tại bàng quang, lâu dần kích thước sẽ dần tăng và gây ra những cơn đau nhức khó chịu.

Nguyên nhân gây ra sỏi bàng quang

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng sỏi bàng quang, dưới đây là một số nguyên nhân chính mà mọi người cần phải chú ý:

  • Sỏi từ hệ tiết niệu như sỏi thận, sỏi niệu quản rơi xuống bàng quang.
  • Nước tiểu ứ đọng nhiều dẫn tới việc hình thành sỏi ở bàng quang, hoặc tình trạng cổ bàng quang hẹp do một số bệnh lý như viêm tiền liệt tuyến gây tình trạng ứ đọng nước tiểu.
  • Uống ít nước cũng là nguyên nhân dẫn tới bệnh vì sẽ khiến cho nước tiểu ở lại bàng quang lâu hơn thay vì được đào thải ra ngoài, nên mọi người cần phải hết sức chú ý
  • Sa bàng quang: Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới sỏi bàng quang, tình trạng này gặp nhiều ở nữ giới, thành bàng quang thường yếu và có xu hướng sa xuống phía âm đạo, điều này dẫn tới việc ngăn chặn dòng chảy của nước tiểu. Lâu dần dẫn tới việc hình thành sỏi.
  • Dụng cụ y tế đặt trong bàng quang: Vòng tránh thai, ống thông tiêu,… Sẽ có thể dẫn tới tình trạng tắc ứ nước tiểu, gây hình thành sỏi.
  • Ngoài ra, đối với những người thường xuyên ngồi làm việc một chỗ cơ thể ít hoạt động và thường hay nhịn tiểu thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người khác.

Triệu chứng có sỏi bàng quang

Thông thường đối với sỏi bàng quang kích thước nhỏ thì phần lớn đều không gây ra triệu chứng cho người bệnh. Tuy nhiên, với trường hợp sỏi có kích thước lớn sẽ gây ra một số triệu chứng đáng lưu ý sau đây:

  • Đau quặn vùng dưới bụng: Mỗi khi người bệnh đi tiểu, sỏi  sẽ theo áp lực của nước tiểu va đập vào thành bàng quang. Vì vậy người bệnh sẽ có thể gặp phải những cơn đau quặn vùng bụng dưới rốn.
  • Tiểu nhiều lần: Nếu trước khi đi tiểu, người bệnh vận động cơ thể càng nhiều thì triệu chứng tắc nghẽn đường tiểu càng diễn ra nhiều hơn và kèm theo đó là những cơn đau buốt khi đi tiểu. Ngược lại, nếu trường hợp người bệnh nghỉ ngơi thì việc tiểu tiện sẽ dễ dàng hơn.
  • Màu nước tiểu xuất hiện bất thường: Trong thời gian sỏi ở trong bàng quang, có thể sẽ tạo ra các va đập vào thành bàng quang gây ra tình trạng xước ở thành bàng quang, các chất thải có trong nước tiểu sẽ xâm nhập vào những vết xước đó và gây ra tình trạng viêm. Điều này có thể làm cho nước tiểu bị đổi màu nên người bệnh cần hết sức chú ý.
  • Đi tiểu ra máu:Trong một số trường hợp sỏi với kích thước nhỏ có thể đi theo nước tiểu thông qua ống niệu đạo để ra ngoài. Từ đó, sỏi bàng quang có thể cọ vào lớp niêm mạc và gây ra tình trạng chảy máu. Khi đi tiểu, nước tiểu sẽ mang theo máu ra ngoài cơ thể.

Nếu bệnh không được điều trị có thể gây ra rất nhiều các biến chứng nguy hiểm, mọi người cần phải chú ý ngay cả đối với những người không có triệu chứng bệnh cũng có thể gặp phải một số những biến chứng rất nguy hiểm như: Nhiễm trùng đường nước tiểu, rối loạn chức năng bàng quang, ung thư bàng quang,…

Cách chữa bệnh sỏi bàng quang

Để việc điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt nhất thì người bệnh nên đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được sự  thăm khám và điều trị từ bác sĩ.

Để có thể điều trị sỏi bàng quang một cách triệt để thì cần phải xác định được chính xác loại sỏi và kích thước hiện tại.

chữa bệnh sỏi bàng quang

Điều trị bằng Tây Y

Người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng nhiều nhóm thuốc để giúp điều trị bệnh, nên việc sử dụng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ, nên người bệnh cần phải tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

  • Các nhóm thuốc được sử dụng điều trị như: Thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc tiêu sỏi, thuốc giảm đau,…
  • Trong trường hợp sỏi có kích thước nhỏ hơn 6mm thì có thể áp dụng một số thủ thuật như: Nội soi lấy sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể.
  • Còn trong một số trường hợp sỏi lớn không thể tán thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để lấy sỏi.

Trong quá trình điều trị, người bệnh cần phải đến tái khám để kiểm tra thuốc tác dụng không , nếu việc sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả thì bác sĩ có thể chỉ định việc tán sỏi hoặc phẫu thuật để điều trị bệnh.

Điều trị sỏi bàng quang bằng thuốc Nam

Các bài thuốc này mang lại hiệu quả khá cao và được rất nhiều người bệnh sử dụng trong quá trình điều trị. Dưới đây là một số bài thuốc mà bạn có thể  tham khảo:

Bài thuốc từ Kim tiền thảo

  • Nguyên liệu cần có: Kim tiền thảo, Xa tiền tử, Nhọ nồi, Râu Ngô, Hoàng bá, Râu mèo, Bán liên liên.
  • Cách thực hiện: Cần đem tất cả các loại thảo dược trên, mỗi loại 10gr đem đi rửa sạch, sắc cùng với 1.5 lít nước. Đun sôi cho đến khi cạn còn khoảng 1.2l thì chắt lấy nước uống chia thành 3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc từ rễ cây dứa chữa sỏi bàng quang

  • Nguyên liệu cần có: 30gr rễ cây dứa, kim tiền thảo 20gr.
  • Cách thực hiện: Đem tất cả đi rửa sạch, cắt thành từng khúc. Sau đó, đưa đi sao vàng rồi tiếp tục cho vào ấm sắc cùng với 1l nước, đun cho đến khi còn khoảng 350ml thì tắt bếp, chắt lấy phần nước uống 2 lần trong ngày.

Sỏi bàng quang không phải là một trong những căn bệnh quá khó để chữa trị nếu người bệnh phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Hy vọng, với những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống.

0983340246