Cây, quả chay có tác dụng gì? Phân loại, giá tiền và cách sử dụng

Cây chay, cây mít, cây cau, cây trứng cá,… là những loại cây rất quen thuộc và không hề xa lạ với bất cứ người dân nào ở Bắc bộ. Nhất là cây chay, một loại cây gắn liền với tuổi thơ và làng quê Việt Nam. Đây là một loại cây dễ trồng, dễ sinh trưởng, vừa cho bóng mát lại vừa là nguyên liệu chính của những bài thuốc dân gian chữa bệnh rất hiệu quả.

Quả chay là quả gì?

Cây chay là một loại cây thuộc họ dâu tằm có tên khoa học là Artocarpus tonkinensis A. Chey. Đây là loại cây đặc hữu chỉ có và sinh trưởng được ở Việt Nam và trông chủ yếu ở các tỉnh Đông Bắc bộ. Giống cây này là một loại cây thân gỗ sống lâu năm, có chiều cao trung bình từ 10-15m.

Cây chay có thể được trồng quanh năm, thích hợp nhất là vào đầu mùa mưa. Cây chuộng đất feralit, đất sung tích, có tầng đất sâu dày, nhiều mùn và thoát nước tốt. Cây rất dễ trồng, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh. Bón lót phân hữu cơ. Chay thích hợp với khí hậu nóng ẩm nhiệt đới, ưa sáng, ưa ẩm. Nên trồng cây ở nơi thoáng đãng, có diện tích rộng để cây phát triển tán.

Cây chay được chia ra làm hai loại đó là chay đỏ (có nơi còn gọi là chay tím) và chay xanh. Thân cây có màu xám, bề mặt nhẵn, cành non có lông màu hung nâu còn cành già có màu nâu sẫm. Lá cây chay có hình bầu dục, nhẵn bóng ở mặt trên và mặt phía dưới có lông mọc so le nhau. Loài cây này thường ra hoa vào tháng 3-4 và ra quả vào tháng 7-9. Quả chay khi chín có màu vàng, ruột hồng và khi ăn vào có vị hơi chua.

Hầu hết tất cả các bộ phận của cây đều có thể sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp được. Vỏ và rễ cây chay có vị chát, hay được sử dụng để ăn trầu. Quả chay được dùng để nấu ăn. Lá thường được phơi khô và sử dụng làm thành phần trong nhiều bài thuốc Nam.

Quả chay là quả gì

Tác dụng của cây chay

Công dụng của cây chay trong đời sống

Có thể bạn chưa biết nhưng quả chay có thể được sử dụng để chế biến những món ăn cực kì ngon miệng như cá kho quả chay, cua đồng kho quả chay, canh cá chua cùng quả chay,…

Những món ăn từ quả chay vừa giúp cơ thể giải nhiệt vào mùa hè, vừa gợi lại những hương vị giản dị của nơi miền quê với cây đa, giếng nước, sân đình.

Thông thường, chờ nồi canh vừa chín tới là có thể cho những lát chay vào (chay còn tươi hoặc đã phơi khô). Đợi đến khi canh sôi trở lại trong vài phút thì nêm nếm vừa ăn rồi nhấc xuống, múc ra bát, cho chút ngò đã sắt nhỏ cùng một ít tiêu xay. Những khứa cá trắng đã không còn béo đến ngậy trong tô canh nữa. Trái lại vị ngọt béo của cá hầu như đã hòa lẫn trong vị chua dịu của quả chay làm thành một món ăn hài hòa, tuyệt ngon, tạo nên sự khác biệt của tô canh vùng miền núi trung du so với những nơi khác.

Thêm vào đó, cây chay cũng được sử dụng để làm cây xanh cảnh quản vì loài cây này có những giá trị văn hóa phù hợp với người Việt. Chưa kể, vỏ cây chay cổ thụ có màu đỏ thẫm, tán lá dày, xanh tươi quanh năm nên rất phù hợp để trồng và sử dụng trong việc thiết kế cảnh quan.

Tác dụng của cây chay trong y học

Rễ, vỏ và cả quả đều là những thành phần của rất nhiều bài thuốc trong y học cổ truyền Việt Nam. Thậm chí, Viện hóa học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt nam đã thiết lập nhiều công trình nghiên cứu, thử nghiệm toàn diện về những ứng dụng trong y học hiện đại của cây chay Bắc bộ để chữa trị các bệnh lý về xương khớp như chữa trị thoát vị đĩa đệm, điều trị bệnh thoái hóa cột sống, chữa trị thoái hóa đốt sống cổ, điều trị thần kinh tọa, Lupus, nhược cơ,…

Tác dụng của cây chay trong y học

Ứng dụng của cây chay trong việc điều trị các bệnh về xương khớp

Sau nhiều năm phân tích và tìm hiểu, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng cây chay có tác dụng ức chế miễn dịch chọn lọc rất nhanh. Đặc biệt là chỉ ức chế miễn dịch gây bệnh chứ không ảnh hưởng đến các miễn dịch có lợi của cơ thể.

Để giải thích cho điều này thì các nhà khoa học chỉ ra rằng 4 loại hoạt chất rất hiếm có trong cây Chay là: Maesopsin, Alphitonin, Kaempferol, Artonkin có tác dụng gây ra ức chế miễn dịch và chống viêm rất mạnh.

Ngoài ra, trong quả chay xanh còn chứa các hợp chất saponin steroid alkaloid: solasodine và solasonin. Dịch quả chay chứa dimethyl nitrosamine. Lá chứa nhiều protein và canxi. Vỏ thân chay chứa các hợp chất stilbene, flavonoid: Catechin, afzlectin 3-O- α-L-rhamnopyranoside,… Vỏ rễ chứa các hợp chất tanin, polyphenol… Các chất này có tác dụng hạn chế biểu hiện của một số gen liên quan đến bệnh lý ung thư tủy xương.

Theo y học cổ truyền, lá và rễ cây chay còn có tác dụng chữa đau lưng, làm chắc chân răng. Đặc biệt, trong dân gian hiện nay vẫn còn lưu trữ rất nhiều những bài thuốc chữa viêm khớp dạng thấp, đau nhức mỏi gối rất hiệu quả.

Cây chay giá bao nhiêu tiền?

Mặc dù có rất nhiều tác dụng trong cuộc sống và y học nhưng giá cây chay non lại khá rẻ chỉ từ 20.000đ đến 50.000đ/ 1 cây. Tuy nhiên nếu bạn muốn mua và trồng những cây cổ thụ, có dáng đẹp, độc lạ thì con số có thể tới vài triệu thậm chí vài chục triệu đồng.

Hiện nay, những cây chay phân bổ ngoài tự nhiên chủ yếu ở các tỉnh như Lào Cai, Bắc Kạn, Lai Châu,… sẽ có giá đắt hơn so với những cây ở Hà Giang, Hà Nam, Bắc Giang và một vài các tỉnh miền Trung khác.

Cách sử dụng cây chay khoa học và hiệu quả

Như đã nói ở trên, quả chay nếu qua chế biến có thể thành rất nhiều món ăn ngon miệng và làm bạn bất ngờ.

Chế biến thành món ăn

  • Cá kho quả chay
  1. Chuẩn bị: Cá đồng (có thể thay thế bằng cà rô hoặc cá tràu), hành, ớt, tiêu, quả chay.
  2. Thực hiện: Làm sạch cá, ướp hành, ớt, tiêu trong 15p. Sau đó chế ít dầu ăn vào chảo, rán qua cá rồi bỏ vào nồi cho 1 chút nước mắm, thả vài lát quả chay rồi đun nhỏ lửa. Đợi tầm 30 phút thì tắt bếp và sử dụng. Món cá kho quả chay này có vị rất đậm đá, chua nhẹ, thịt cá thơm bùi và ăn mãi không chán.

Cá kho quả chay

  • Cua đồng kho quả chay
  1. Chuẩn bị: Cua đồng, quả chay, hành củ, lá lốt.
  2. Thực hiện: Đặt một lớp lá lốt dưới đáy nồi, sắp những con cua rạm đã làm sạch lên trên, tiếp tục là một lớp quả chay cắt lát mỏng. Hành củ phi thơm rồi rưới đều nước mỡ phi hành lên trên mặt cua rạm, ướp nồi rạm thấm gia vị vừa ăn rồi kho nhỏ lửa. Đợi cua rạm khô lại và ngấm đều các loại gia vị, tỏa mùi thơm dịu ngọt là ăn được.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây chay

Chữa tê thấp, đau lưng, mỏi gối

  1. Chuẩn bị: Tê thấp đau lưng, mỏi gối, dùng lá và rễ Chay 20g, Thổ phục linh 15g, Thiên niên kiện 16g, nước 600ml
  2. Thực hiện: Cho tất cả vào 1 nồi rồi đổ nước vào, sắc đến khi còn 200ml nước thì bắc ra chia 2 lần uống 1 ngày.

Bài thuốc chữa rong kinh, bạch đới từ rễ cây chay

  1. Chuẩn bị: 50g rễ chay, 50g rễ cỏ tranh
  2. Thực hiện: Cho rễ chay và rễ cỏ tranh vào rồi sắc lấy nước uống.

Chữa đau răng bằng rễ chay

  1. Chuẩn bị: 40g rễ chay
  2. Thực hiện: giã nát rồi đem ngậm nhiều lần trong ngày.

Hy vọng, qua bài viết này, quý độc giả sẽ cảm nhận được sự phong phú và đa dạng của tài nguyên cây thuốc ở nước ta. Qua đó biết trân trọng, phát triển và bảo tồn những loại cây này.

0983340246