Hội Chứng Ruột Kích Thích (IBS) Là Gì? Mẹo Chữa Tại Nhà Hiệu Quả

Hội chứng ruột kích thích là một trong những rối loạn chức năng phổ biến ở hệ tiêu hóa gây ra rất nhiều phiền toái cho sinh hoạt và chất lượng sống của người bệnh. Tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh lý này trong nội dung sau!

Hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng ruột kích thích hay được biết đến nhiều hơn với tên gọi viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng mãn tính hoặc bệnh viêm đại tràng chức năng. Đây là một rối loạn chức năng ở ruột già thường dễ tái đi tái lại nhiều lần, mặc dù không tìm thấy bất cứ một tổn thương về giải phẫu hay sinh hóa ở ruột.

Bình thường, thức ăn sau khi được tiêu hóa sẽ được chuyển đến ruột non và tới ruột già để hấp thụ bớt nước và đẩy phân ra ngoài nhờ sự co bóp của nhu động ruột. Tuy nhiên, với những người mắc bệnh thì nhu động ruột sẽ co bóp bất thường. Nếu nhu động ruột co thắt quá mức thì khiến người bệnh bị tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng. Trong khi đó, nếu nhu động ruột co thắt chậm hoặc kho bóp quá nhẹ thì lại khiến người bệnh bị táo bón. Sự co bóp bất thường của nhu động ruột khiến cho người bệnh phải chịu đựng những cơn đau quặn bụng, thường có cảm giác cần đi cầu ngay lập tức.

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích được ghi nhận là một trong những bệnh về đường ruột phổ biến nhất với tỷ lệ mắc giao động trong khoảng 5%, có lúc tới 20% dân số. Tỷ lệ này sẽ phụ thuộc vào vị trí địa lý. Tuy được đánh giá là một bệnh lý khá lành tính nhưng bệnh lý này lại có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người mắc. Đặc biệt, nó có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Khiến bệnh trĩ nặng hơn.
  • Suy dinh dưỡng do mất cân bằng dinh dưỡng vì không thể dùng một số loại thực phẩm nhất định.
  • Ảnh hưởng đến tâm lý của người mắc, khiến người bệnh bị trầm cảm, chán nản.

Theo thống kê dịch tễ, hội chứng ruột kích thích có tỷ lệ mắc cao nhất ở người trong độ tuổi từ 18-30, tỷ lệ này thường giảm ở nhóm người trong độ tuổi từ 50 trở đi. Tỷ lệ nữ giới mắc cao hơn so với nam với mức chênh lệch là cứ 2 người nữ mắc bệnh thì mới có 1 trường hợp nam giới. Đáng chú ý là tỷ lệ người có trình độ học vấn cao, người ở thành thị thì có tỷ lệ mắc cao hơn so với người ở nông thôn.

Dấu hiệu hội chứng ruột kích thích

Về cơ bản, hội chứng ruột kích thường biểu hiện qua các triệu chứng điển hình nhất là:

Đau bụng

Thường cơn đau không có đặc trưng quá cụ thể, nó cũng không khu trú ở một vị trí nhất định nào. Người bệnh có thể có cơn đau chạy dọc ở khung đại tràng, cơn đau có thể xuất hiện nhiều hơn sau khi ăn no hoặc ngay cả khi người bệnh đang ăn cũng bị đau. Cơn đau có thể xuất hiện khi người bệnh ăn phải đồ ăn lạ hoặc thực phẩm để lâu, đau do lạnh bụng. Cơn đau có thể kéo dài theo cơn trong 1-2 ngày nhưng có trường hợp cơn đau có thể lâu ngày hơn, có người một tháng đau vài lần nhưng cũng có người vài tháng mới đau một lần.

Tiêu chảy, đại tiện lỏng

Thường đi tiêu từ 3-5 lần một ngày, phân thường lỏng nhiều nước hoặc nát, phân có kèm nhầy nhưng không có máu lẫn.

Táo bón

Trường hợp này thường đại tiện ra phân rắn với lượng ít. Trong bên có thể vẫn có lẫn chất nhầy xen kẽ với phân lỏng.

Cảm giác chướng bụng

Thường xuất hiện nặng vào ban ngày, sau buổi trưa và giảm tần suất vào ban đêm.

Khi nào hội chứng ruột kích thích cần đến gặp bác sĩ?

Ngoài các triệu chứng thông thường kể trên, nếu thấy bản thân có những triệu chứng được liệt kê dưới đây thì phải nhanh chóng tới cơ sở y tế thăm khám và hỗ trợ kịp thời:

  • Buồn nôn
  • Sụt cân nhanh
  • Sốt
  • Đại tiện ra máu tươi hoặc đại tiện phân đen
  • Sờ bụng thấy khối cứng bất thường
  • Da dẻ nhợt nhạt, dễ hoa mắt chóng mặt do thiếu máu…

Hội chứng ruột kích thích là một tình trạng rối loạn mãn tính trong thời gian dài, có thể trong nhiều năm liền nhưng các triệu chứng có lúc xuất hiện rồi biến mất. Do đó, nếu thấy bản thân có những triệu chứng kể trên xuất hiện ít nhất là 3 lần trong vòng 3 tháng hoặc những triệu chứng xuất hiện bắt đầu trong khoảng 6 tháng gần nhất thì cũng nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám sớm.

Dấu hiệu hội chứng ruột kích thích

Nguyên nhân hội chứng ruột kích thích

Hiện khoa học vẫn chưa xác định được chính xác cơ chế bệnh sinh của hội chứng này nhưng một số yếu tố nguyên nhân chủ chốt được đưa ra thì đều có mối liên hệ mật thiết đến tính phản ứng quá mức của nhu động ruột và việc đường ruột bị mẫn cảm quá mức. Điển hình là:

  • Nhiễm trùng đường ruột, biểu hiện qua các bệnh lý như viêm dạ dày ruột, loạn khuẩn, tiêu chảy do nhiễm trùng cấp tính…
  • Rối loạn tâm lý, căng thẳng quá mức: Hầu hết các bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích đều bị tăng nặng về triệu chứng mỗi khi bản thân bị căng thẳng.
  • Do di truyền: Một số ý kiến cho rằng nếu trong gia đình có người mắc bệnh này thì nguy cơ mắc bệnh ở các thành viên cũng cao hơn.
  • Thực phẩm, thói quen ăn uống: Mặc dù chưa được khẳng định rõ ràng về mối quan hệ giữa dị ứng thực phẩm với hội chứng này nhưng trong thực tế nhiều người bệnh đã biểu hiện với triệu chứng nặng hơn sau mỗi lần ăn một loại thực phẩm mà cơ thể không dung nạp nào đó ví dụ như chất béo, socola, các loại đậu, sữa, rượu bia, hải sản…

Nhiễm trùng đường ruột là một trong những yếu tố gây hội chứng ruột kích thích

  • Tác dụng phụ gây ra do dùng thuốc.
  • Rối loạn nội tiết: Điều này thể hiện ở tỷ lệ nữ giới có tỷ lệ mắc hội chứng này cao hơn nam. Do đó các nhà khoa học cho rằng sự thay đổi của nội tiết tố là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh lý này ở nữ giới. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy những triệu chứng của bệnh thường sẽ nặng hơn ở thời điểm chị em đang sắp tới kinh nguyệt hoặc sau khi kinh nguyệt kết thúc.
  • Rối loạn bất thường ở hệ thần kinh đường tiêu hóa gây ra tình trạng bụng trướng hơi, không thể đại tiện dẫn tới tích tụ phân ở đường ruột. Đây cũng có thể là hậu quả của việc mất tín hiệu của não và đường ruột khiến cho quá trình tiêu hóa trở nên bất thường gây ra các cơn đau bụng quặn thắt khó chịu.

Mẹo chữa hội chứng ruột kích thích

Theo TS.BS Trần Văn Chiển, Khoa YHCT bệnh viện 108, công tác điều trị hội chứng ruột kích thích hiện nay vẫn là một vấn đề khó khăn của cả Tây và Đông y vì bệnh này dễ tái phát lại. Theo đó, nếu như chữa bằng y học hiện đại thì các triệu chứng hoàn toàn có thể được kiểm soát nhanh chóng sau khi được điều trị nhưng lại dễ tái phát về sau. Có nhiều lựa chọn trong điều trị như: Dùng thuốc chống tiêu chảy, dùng thuốc bổ sung chất xơ, thuốc chống co thắt, thuốc kháng sinh, thuốc kháng cholinergic, thuốc chống trầm cảm…

Trong khi đó, điều trị hội chứng này bằng YHCT cũng có nhiều lựa chọn và ngày càng được nhiều người bệnh tin tưởng, ưu tiên áp dụng. Sở dĩ bởi vậy là vì Đông y không chỉ điều trị triệu chứng mà còn tập trung vào khắc phục công năng của tạng phủ để giải quyết bệnh chặt chẽ, triệt để hơn.

Theo đó, Đông y cho rằng hội chứng ruột kích thích được xếp vào chứng tiết ả, tiện bí, phúc chướng, phúc thống… gây ra khi tỳ vị, can, thận bị rối loạn công năng làm cho các yếu tố đàm thấp, huyết ứ có cơ hội bùng phát. Do đó, Đông y cũng phân hội chứng này thành các thể bệnh nhỏ hơn để điều trị cho phù hợp. Nhưng nhìn chung thì điều trị chủ đạo vẫn tập trung vào điều hòa công năng của tạng phủ, hành khí chỉ thống, nhuận tràng thông tiện hoặc chỉ tả.

điều trị hội chứng ruột kích thích bằng đông y

Mẹo chữa hội chứng ruột kích thích bằng lá mơ lông

Lá mơ lông có vị hơi chua, tính bình có tác dụng đẩy lùi chứng đầy hơi, tiêu chảy, khó tiêu nên rất tốt cho người bị hội chứng ruột kích thích.

Cách dùng lá mơ lông trị bệnh như sau: Lá mơ lông 20g đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ ký sinh trùng, bụi bẩn. Đem giã nhuyễn rồi chắt lấy nước cốt dùng uống hàng ngày. Sau một thời gian triệu chứng bệnh thuyên giảm hẳn.

Mẹo chữa hội chứng ruột kích thích bằng lá ổi

Lá ổi chứa hàm lượng lớn Flavonoid, có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn và đẩy lùi tiêu chảy hiệu quả. Do đó sử dụng lá ổi chữa hội chứng ruột kích thích được nhiều người áp dụng.

Cách dùng lá ổi như sau:

  • Dùng 50 búp ổi non, rửa sạch rồi ngâm nước muối loãng trong 15 phút. Vớt lá ổi ra cho vào nồi, thêm 2 bát nước đầy đun sôi nhỏ lửa trong khoảng 20 phút thì tắt bếp. Chắt lấy nước uống hàng ngày.
  • Dùng 20g búp ổi non kết hợp cùng với 30g vỏ chuối xanh và 20g riềng tươi. Đem rửa sạch các nguyên liệu trên rồi cho vào nồi sắc với 2 lít nước. Đun sôi nhỏ lửa trong 10 – 15 phút thì tắt bếp. Chắt lấy nước uống đều đặn hàng ngày.

Cách chữa hội chứng ruột kích thích tại nhà bằng cây lược vàng

Cây lược vàng có tác dụng giảm đau, kháng viêm, giảm các cơn co thắt nhu động ruột và an thần cực hiệu quả nên được sử dụng nhiều trong điều trị hội chứng ruột kích thích.

Cách thực hiện như sau:

  • Lá lược vàng rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để sạch bụi bẩn, ký sinh trùng, để ráo nước rồi nhai sống trước mỗi bữa ăn, đều đặn 3 lần/ngày.
  • Rửa sạch lá lược vàng, đập dập, thái thành từng khúc rồi cho vào bình thủy tinh sạch, đổ thêm rượu vào, đậy kín nắp ngâm trong 15 ngày là có thể đem ra sử dụng. Uống đều đặn hàng ngày 1 chén nhỏ trước mỗi bữa ăn.
  • Lá lược vàng rửa sạch, cắt nhỏ thân, lá cho vào ấm hãm cùng với 1 lít nước nóng, chắt lấy nước uống trong ngày.

Mẹo chữa hội chứng ruột kích thích bằng củ sen

Củ sen được biết đến là loại thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt giải độc cơ thể, điều hòa được nhu động ruột nên có tác dụng hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích rất tốt.

Cách dùng như sau: Củ sen dùng 40g thái nhỏ cùng với 60g đậu ván trắng, gạo tẻ rửa sạch. Cho các nguyên liệu này vào nồi hầm nhừ, thêm gia vị vừa ăn là thưởng thức được. Ăn liên tục trong 15 – 30 ngày, tình trạng bệnh cải thiện rõ rệt.

Thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích

Song song với điều trị bệnh thì người bệnh nên thực hiện những mẹo sau để tình trạng này mau chóng thuyên giảm:

  • Hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, không ăn đồ cay, tanh, lạnh, sống, giảm ăn đạm, ăn nhiều rau xanh, hoa quả để bổ sung chất xơ và vitamin cùng các yếu tố vi lượng cần thiết.
  • Không hoặc hạn chế bia rượu, chất kích thích nhiều nhất có thể.
  • Không ăn đồ ăn, đồ uống có thể gây chướng bụng, đầy hơi như đồ uống có gas, nho, các loại đậu, táo, bắp cải, khoai sắn, mít, xoài, bánh ngọt nhiều bơ…
  • Ăn uống đúng giờ, có thể chia thành nhiều bữa với lượng nhỏ, không ăn quá nhiều.
  • Tránh lo âu, căng thẳng quá mức.
  • Tăng cường các hoạt động thể chất như yoga, bơi lội, đi bộ…

>> Xem ngày: Viêm Đại Tràng Nên Ăn Gì, Kiêng Gì? Thực Đơn Tốt Cho Người Bệnh

Trên đây là những thông tin chi tiết về hội chứng ruột kích thích. Hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích!

0983340246