Trượt đĩa đệm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, phải làm sao

Trượt đĩa đệm là căn bệnh thường xảy ra ở những người trong độ tuổi trung niên và cao tuổi. Bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống hàng ngày. Vậy trượt đĩa đệm là gì, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do đâu? Hướng điều trị tốt nhất là gì? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về trượt đĩa đệm ở phần bài viết sau.

Trượt đĩa đệm là gì?

Trượt đĩa đệm hay còn có tên gọi là thoát vị đĩa đệm. Trượt đĩa đệm thường xảy ra khi lớp đĩa đệm bị phồng và rách. Tuy nhiên, trượt đĩa đệm không giống với tình trạng đĩa đệm bị trượt ra khỏi vị trí của cột sống giống như trượt đĩa đệm tại vùng cổ và lưng. Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng các lớp gel mềm ở bên trong bị tràn ra bên ngoài.

trượt đĩa đệm

Đa số bệnh nhân bị trượt đĩa đệm đều rất khó khăn mỗi khi hoạt động và di chuyển. Các cơn đau thường có xu hướng tăng lên mỗi khi vận động và di chuyển, đi kèm theo đó là tình trạng rất khó để kiểm soát tiểu tiện. Những cơn đau có xu hướng lan tỏa xuống bàn chân, cẳng chân và mông.

Nguyên nhân trượt đĩa đệm

Một số nguyên nhân dẫn đến trượt đĩa đệm phải kể đến như:

  • Do yếu tố di truyền: Nếu như trong gia đình bạn có người thân bị trượt đĩa đệm thì nguy cơ bạn mắc phải bệnh lý này sẽ rất cao.
  • Do tuổi tác: Càng lớn tuổi, hệ thống cơ xương khớp sẽ ngày càng trở nên yếu dần, trong đó có phần đĩa đệm. Khi ấy, lớp bao xơ sẽ bị nứt rách, nhân nhầy sẽ thoát ra bên ngoài và dẫn đến chứng trượt đĩa đệm.
  • Làm việc sai tư thế: Những hoạt động sai tư thế như nằm hoặc ngồi bị vẹo sang một bên, nâng vác vật nặng không đúng cách… sẽ khiến cho đĩa đệm bị trượt. Khi ấy, nguy cơ vẹo cột sống sẽ rất cao, vị trí của điã đệm cũng vì thế mà bị dịch chuyển.
  • Chấn thương: Những chấn thương do tai nạn lao động, tai nạn giao thông sẽ gây tác động lên đĩa đệm và dẫn đến hiện tượng trượt đĩa đệm.
  • Cơ thể bị béo phì, thừa cân: Một khi khối lượng cơ thể quá lớn, hệ xương khớp nói chung và đĩa đệm nói riêng sẽ phải gánh chịu nhiều áp lực. Khi đó sẽ dẫn đến nguy cơ bị rách bao xơ, khiến cho nhân của đĩa đệm bị thoát ra bên ngoài.
  • Một số nguyên nhân khác: Hút thuốc lá, sử dụng nhiều bia rượu, stress, căng thẳng kéo dài, chế độ dinh dưỡng không đảm bảo…

Triệu chứng trượt đĩa đệm

Khi mới ở giai đoạn đầu, những triệu chứng của trượt đĩa đệm thường không quá rõ ràng. Không những vậy, rất nhiều người thường nhầm lẫn với các bệnh lý về xương khớp khác. Trong trường hợp không điều trị một cách kịp thời, các triệu chứng của bệnh sẽ ngày càng trở nên trầm trọng hơn, điển hình như:

  • Có cảm giác đau nhức, khó chịu tại khu vực bị trượt đĩa đệm. Những cơn đau thường lan từ vùng thắt lưng xuống cả hai chân, các ngón chân…
  • Tay chân bị ngứa ran và tê bì ở khu vực rễ dây thần kinh bị chèn ép.
  • Bị rối loạn cảm giác, nhất là khi cầm nắm đồ vật.
  • Khả năng vận động bị hạn chế, thiếu linh hoạt.
  • Xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt. Đặc biệt nhất là những khi đĩa đệm chèn ép lên các mạch máu.
  • Bệnh nhân bị yếu cơ kh dây thần kinh bị chèn ép.
  • Teo cơ do người bệnh ít vận động.

Trong các trường hợp sau, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để thực hiện việc thăm khám và điều trị:

  • Bị són tiểu hoặc bí tiểu.
  • Tê bì, yếu cơ, hoạt động hàng ngày bị ảnh hưởng.
  • Các vùng trên của cơ thể như bắp đùi trong, phía sau chân, khu vực xung quanh hậu môn bị mất cảm giác.

Trượt đĩa đệm phải làm sao?

Sử dụng thuốc tây

Tùy thuộc vào mức độ bệnh lý cũng như các triệu chứng bên ngoài mà bệnh nhân khi bị trượt đĩa đệm có thể sử dụng các loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng viêm, giảm đau: Paracetamol, meloxicam, diclofenac…
  • Thuốc chống động kinh.
  • Thuốc làm giãn cơ: Mydocalm, myonal…
  • Tiêm giảm đau ngoài màng cứng corticosteroids: Giúp giảm đau, kháng viêm mạnh, thường được dùng để tiêm vào cột sống và những khu vực quanh dây thần kinh.

Áp dụng các bài thuốc dân gian

Sử dụng các bài thuốc dân gian để chữa trượt đĩa đệm được đánh giá là giải pháp khá an toàn và lành tính. Tuy nhiên, hàm lượng dược chất có ở trong những bài thuốc này không cao, do đó chỉ thực sự phù hợp với bệnh nhân có mức độ bệnh lý nhẹ.

Những bài thuốc dân gian mà bệnh nhân có thể áp dụng để chữa bệnh như lá lốt, ngải cứu, dây đau xương, xương rồng…

Liệu pháp điều trị không dùng thuốc

  • Massage: Giúp giảm đau ngắn hạn cho những bệnh nhân mắc chứng đau lưng dưới.
  • Châm cứu: Giúp giảm đau lưng và giảm đau cổ.
  • Yoga: Yoga khi kết hợp với bài tập thở, thiền định sẽ giúp cải thiện được các vấn đề về xương khớp và cải thiện những cơn đau nhức ngắn hạn.
  • Áp dụng liệu pháp kéo giãn cột sống.
  • Sử dụng nhiệt: Bệnh nhân có thể áp dụng biện pháp chườm nóng và chườm lạnh để giảm tình trạng đau nhức một cách hiệu quả. Theo đó, hãy hãy dùng túi đá lạnh rồi chườm lên vị trí bị đau. Bạn kiên trì thực hiện việc chườm lạnh trong 3 ngày, mỗi ngày duy trì thực hiện từ 2 đến 3 lần. Sau khi chườm lạnh, bạn mới chườm ấm để giúp cho các cơ được thư giãn.
  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi: Trong trường hợp bị đau nhiều, bệnh nhân nên dành ra nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi. Bạn nên nghỉ ngơi trong khoảng 30 phút mỗi ngày. Tuy nhiên, sau khi nằm nghỉ, bạn hãy thực hiện một số động tác nhẹ nhàng, chú ý không vận động quá mạnh. Bởi lẽ, chính điều này có thể khiến cho các khớp bị cứng và tăng mức độ của các cơn đau.
  • Tiếp tục thực hiện việc chuyển động chậm để tránh các cơn đau bị tái phát và những tổn thương đáng tiếc. Bệnh nhân nên duy trì thói quen chuyển động chậm, nhất là mỗi khi cúi người và đứng dậy.

Mọi thông tin quan trọng về chứng trượt đĩa đệm đã được chúng tôi giải đáp cụ thể qua phần trên của bài viết. Hy vọng bạn sẽ hiểu rõ về đặc điểm và tính chất của bệnh lý để có thể đưa ra hướng điều trị phù hợp và tốt nhất.

XEM THÊM Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh cột sống và hệ quả khôn lường

Cách chữa trượt đĩa đệm hiệu quả nhất hiện nay

Thông thường, để điều trị trượt đĩa đệm, người bệnh sẽ được chỉ định các phương pháp phẫu thuật đặt lại đĩa đệm đúng vị trí. Tuy nhiên, giờ đây bạn có thể thoát khỏi nỗi lo trượt đĩa đốt sống lưng, cổ, trượt đĩa đệm với bài thuốc từ An Cốt Nam.

An Cốt Nam là bài thuốc đông y điều trị các bệnh về xương khớp như trượt đĩa đệm, thoái hóa cột sống, viêm đau khớp… Sản phẩm được Sở Y Tế cấp phép, hàng nghìn người đã sử dụng và điều trị dứt điểm không tái phát, được đánh giá là bài thuốc chất lượng hàng đầu trên thị trường.

an cốt nam hộp 2

Toàn bộ nguyên liệu bào chế An Cốt Nam đều là dược liệu quý hiếm như quế chi, đại hồi, địa liền… được lấy từ Viện Dược Liệu của Bộ Y Tế đảm bảo nguồn gốc, độ an toàn. Thuốc được bào chế theo công thức riêng đảm bảo các dược liệu phát huy tối đa tác dụng, điều trị, phục hồi và tăng cường chức năng xương khớp tốt.

An Cốt Nam được bào chế 2 dạng là thuốc uống và cao dán. Ở dạng cao dán gồm các thành phần đại hồi, quế chi. Dạng cao dán giúp giảm đau nhanh, giảm cơn tê buốt hiệu quả, an toàn. Ở dạng thuốc uống được cô cao không corticoid, cặn bã, thẩm thấu nhanh vào dạ dày, đảm bảo an toàn vệ sinh.

Công dụng mà các bài thuốc An Cốt Nam mang lại:

  • Đào thải độc tố do thoái hóa, thoát vị đĩa đệm gây nên
  • Tăng cường khả năng lưu thông máu cho cơ thể
  • Cung cấp dinh dưỡng tới tế bào bị thoát vị, thoái hóa
  • Phục hồi hệ thống các dây thần kinh bị tổn thương
  • Thẩm thấu trong cơ thể, phục hồi chức năng nhanh
  • Tăng cường sức khỏe xương khớp.

an cốt nam quyền linh

Trượt đĩa đệm là nỗi lo của không ít người trong cuộc sống hiện đại. Đừng để những căn bệnh này cản trở cuộc sống, sinh hoạt của bạn. Hãy lựa chọn những phương pháp điều trị đúng đắn giúp khôi phục chức năng từ bên trong cơ thể. Đồng hành cùng An Cốt Nam và hàng nghìn người bệnh xương khớp khác để có được hệ xương khớp khỏe mạnh nhất nhé!

0983340246