Tiểu rắt (đái rắt) ở nữ, nam là gì? Cách trị tại nhà nhanh nhất

Tiểu rắt hay đái rắt là hiện tượng phổ biến, nhiều người gặp phải nhưng thường chủ quan cho rằng đó là hiện tượng bình thường, sẽ tự khỏi. Nhưng, hiện tượng này có thể là dấu hiệu cho biết bạn đang bị bệnh lý nào đó, ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày. Vậy tiểu rắt là gì, phải làm sao để đẩy lùi nhanh và hiệu quả nhất?

Tiểu rắt là gì?

Tiểu rắt là tình trạng bàng quang mất kiểm soát dẫn đến số lần đi tiểu nhiều bất thường, thậm chí, người bệnh có thể không kiểm soát được dòng nước tiểu gây ra tình trạng nước tiểu dây vào quần lót. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

Các triệu chứng kèm theo tiểu rắt

Những người bị tiểu rắt thường đi tiểu nhiều lần trong ngày, thường là hơn 7 lần. Nếu thường xuyên đi tiểu vào ban đêm có thể là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường. Ngoài triệu chứng tiểu rắt, người bệnh còn có thể gặp phải các triệu chứng đi kèm sau:

  • Cảm giác khó chịu, đau đớn ở bụng dưới mỗi khi đi tiểu, có thể bị đau nhức ở vùng mạn hông, vùng thắt lưng
  • Nước tiểu đục, có màu sẫm, có thể sủi bọt, lẫn máu
  • Nước tiểu có mùi khai khó chịu, dòng chảy không mạnh, lượng không nhiều
  • Thường xuyên cảm thấy buồn tiểu, có khi tiểu són ra quần do bàng quang bị mất kiểm soát
  •  Khô miệng, khát nước, sốt, ớn lạnh

Tiểu rắt

Nguyên nhân tiểu rắt ở nữ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu rắt ở nữ giới, dưới đây là những nguyên nhân phổ biến:

Nhiễm trùng đường tiểu dưới

Đây là nguyên nhân gây tiểu rắt ở nữ thường gặp nhất, bởi niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn nam giới, lỗ niệu đạo gần hậu môn nên một vài loại vi khuẩn, nhất là Ecoli dễ xâm nhập và đường tiểu gây nhiễm trùng đường tiểu dưới. Các triệu chứng điển hình khi bị nhiễm trùng đường tiểu dưới ở nữ gồm:

  • Tiểu rắt, tiểu buốt, luôn cảm thấy bị mót tiểu, nước tiểu có mùi hôi, đục, có khi đi tiểu ra máu
  • Ra nhiều khí hư bất thường, vùng kín bị sưng tấy, ngứa rát
  • Có khi bị sốt nhẹ, ớn lạnh
  • Bị đau vùng bụng dưới, đau nặng hơn khi quan hệ

Viêm bàng quang

Viêm bàng quang cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu rắt ở nữ giới, thường xảy ra khi quan hệ không an toàn, vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, sai cách hoặc do nội tiết tố thay đổi, mặc quần lót quá chật… Nếu để kéo dài có thể làm viêm âm đạo, viêm niệu quả hoặc viêm tử cung. Những triệu chứng thường gặp khi bị viêm âm đạo gồm:

  • Tiểu rắt nhiều lần, hơn 7 lần trên ngày và luôn có cảm giác bị mắc tiểu, đi tiểu đau buốt
  • Nước tiểu có mùi hôi, đổi màu và có khi có mủ và máu
  • Bị đau bụng, sốt nhẹ hoặc hay cáu gắt khó chịu do đi tiểu nhiều lần

Mang thai

Khi mang thai, phụ nữ thường hay đi tiểu rắt, đây là hiện tượng bình thường do sự phát triển của thai nhi. Vị trí, cấu tạo của bàng quang nằm ở ngay trước tử cung, vì thế khi thai nhi phát triển lớn hơn sẽ đè vào bàng quang, niệu đạo, tạo áp lức làm thay đổi sinh lý đường tiết niệu.

Ngoài hiện tượng tiểu rắt, phụ nữ mang thai còn có thể gặp phải tình trạng tiểu són, đặc biệt khi bước vào thời kỳ sắp sinh.

Một số nguyên nhân khác

Tiểu rắt ở phụ nữ còn do một số nguyên nhân khác gây ra như:

  • Quan hệ tình dục không an toàn như nhiều bạn tình, quan hệ mạnh thô bạo, không an toàn làm tăng khả năng tổn thương, nhiễm trùng bộ phận sinh dục và lây lan sang đường tiểu, biểu hiện là hiện tượng tiểu rắt.
  • Bị dị ứng với dung dịch vệ sinh, nước xả vải, giấy vệ sinh, chất tẩy rửa…. khiến cho âm đạo bị tổn thương gây tiểu buốt, tiểu rắt
  • Vệ sinh không đúng cách (nhất là sau khi quan hệ, trong kỳ nguyệt san) nên dẫn đến nhiễm trùng chéo từ cơ quan sinh dục sang đường tiểu gây tiểu rắt ở nữ
  • Thói quen thụt rửa âm đạo sâu khiến cho môi trường âm đạo bị mất cân bằng hoặc nhịn tiểu cũng là nguyên nhân gây hiện tượng tiểu rắt

Nguyên nhân tiểu rắt ở nữ

Nguyên nhân tiểu rắt ở nam giới

Hiện tượng tiểu rắt ở nam giới do những nguyên nhân sau gây ra:

Nhiễm trùng đường tiểu

Nam giới nguy cơ bị nhiễm trùng tiểu thấp hơn so với ở nữ giới nhưng nguyên nhân phổ biến dẫn đến tiểu rắt ở nam giới lại là do căn bệnh này.

  • Nhiễm trùng nước tiểu ở nam giới 20 – 30 tuổi là do các loại vi khuẩn, nhất là những bệnh lây qua đường tình dục, gây ra chứng tiểu rắt kèm theo ngứa, nóng rát, mất kiểm soát bàng quang.
  • Đối với nam giới trên 50 tuổi, nhiễm trùng đường tiết niệu không gây chứng tiểu rắt mà gây những vấn đề ở bàng quang, tuyến tiền liệt.

U xơ tuyến tiền liệt

Đây là nguyên nhân gây chứng tiểu rắt ở nam giới lớn tuổi phổ biến nhất. Khối u xơ đè lên bàng quang gây áp lực dẫn đến tình trạng rối loạn trong bài xuất nước tiểu ra khỏi bàng quang gây tiểu rắt.

Căn bệnh u xơ tuyến tiền liệt không được xử lý sẽ tăng nguy cơ bị nhiễm trùng tiểu. Bởi cơ chế ứ đọng nước tiểu ở bàng quang lâu sẽ làm thanh đổi thành phần hóa học, tăng nguy cơ vi khuẩn sinh sôi phát triển gây nhiễm trùng tiểu.

Sỏi thận

Sỏi thận là căn bệnh xảy ra ở cả người trẻ tuổi và người già. Các viên sỏi sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn ở trong sỏi, cũng gây ra hiện tượng ứ nước tiểu, tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng tiểu rắt ở nam giới

Ung thư bàng quang

 Các bất thường ở bàng quang như ung thư bàng quang, khối u lành tính có thể là một trong số nguyên nhân gây tiểu rắt ở nam giới. Bên cạnh tiểu rắt còn kèm theo các dấu hiệu bất thường khác như đau ở khu vực vùng chậu, bàng quang.

Ung thư tuyến tiền liệt

Tiểu rắt có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt, mặc dù căn bệnh này thường không có triệu chứng gì. Khi có bất cứ dấu hiệu bất thường gì liên quan đến tiết niệu, bạn nên đến bệnh viện thăm khám sớm để được phát hiện và xử lý kịp thời.

Cảm giác lo lắng, stress

Bị stress, lo âu quá mức cũng có thể dẫn đến tình trạng tiểu rắt. Bởi các rối loạn tâm lý này gây ra tình trạng biến động hormon trong cơ thể, dẫn đến tình trạng tâm sinh lý, tình cảm bị thay đổi. Khi đó, để loại bỏ chất thải nhanh, cơ thể sẽ phản ứng mạnh mẽ gây tiểu rắt.

Nguyên nhân tiểu rắt ở nam giới

 

Cách trị tiểu rắt nhanh tại nhà

Có nhiều mẹo, cách điều trị tiểu rắt tại nhà nhưng tùy vào nguyên nhân mà có biện pháp điều trị khác nhau. Sau đây là một vài cách trị tiểu rắt tại nhà phổ biến nhất được nhiều người áp dụng:

Mẹo dân gian trị tiểu rắt

Những mẹo dân gian, bài thuốc dân gian có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, dễ kiếm, tiết kiệm chi phí. Nhưng biện pháp điều trị này mang lại hiệu quả chậm, áp dụng đều đặn, bệnh nhẹ và phù hợp với cơ địa của từng người. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian chữa tiểu rắt nhanh tại nhà, bạn có thể tham khảo:

Bài thuốc chữa từ sắn dây

Sắn dây không chỉ được biết đến công dụng thanh nhiệt, giải độc mà còn biết đến khả năng cải thiện được tình trạng tiểu rắt, tiểu nhiều lần hiệu quả. Bài thuốc chữa tiểu rắt từ sắn dây áp dụng được cho cả người cao tuổi và trẻ em.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị: Sắn dây 1 củ.
  • Cách làm: Sắn dây đem rửa sạch, để cho ráo nước rồi cạo phần vỏ bên ngoài. Phần vỏ đem phơi khô hoặc sấy rồi tán thành bột mịn. Sau đó, mỗi ngày người bệnh dùng 1 thìa cà phê bột sắt dây pha với 100ml nước ấm. Uống đều đặn đến khi tình trạng tiểu rắt khỏi hẳn.

Bài thuốc chữa tiểu rắt từ chuối hột

Tiểu rắt do bị sỏi bàng quang, sỏi thận áp dụng bài thuốc chữa tiểu rắt bằng chuối hột là một trong những mẹo mà người bệnh nên áp dụng. Chuối hột có tính mát, vị ngọt, lợi tiểu, điều hòa khí huyết và tiêu trừ độc tích tụ, cải thiện được tình trạng khô miệng.

Cách thực hiện như sau:

Rửa sạch chuối hột sau đó dùng dao thái thành từng lát mỏng. Tiếp đến cho vào rang khô rồi nghiền thành bột mịn. Sau đó, pha 1 thìa cà phê bột chuối hột với nước ấm, uống đều đặn 3 lần/ngày.

Bài thuốc từ đậu đỏ và cây rau đắng

Những trường hợp bị tiểu rắt nguyên nhân do đường huyết cao rất thích hợp để áp dụng bài thuốc này. Đậu đỏ tính mát, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, còn cây rau đắng có tính lạnh, vị đắng, lợi tiểu, sát trùng, làm giảm nhanh triệu chứng tiểu rắt, tiểu nhiều lần…

Chuẩn bị: Đậu đỏ 40g, rau đắng 100g

Cách làm như sau:

Rửa sạch đậu đỏ và rau đắng, rồi vò nát rau đắng. Cho vào nguyên liệu vào nồi, thêm nước rồi đun sôi. Chắt lấy nước, uống trong ngày.

Cách trị tiểu rắt nhanh tại nhà

Điều trị tiểu rắt bằng thuốc tân dược

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ kê loại thuốc phù hợp. Thông thường, những loại thuốc được sử dụng trong điều trị tiểu rắt gồm:

Thuốc kháng sinh: Các vấn đề viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm nhiễm đường sinh dục gây tiểu nhiều lần, tiểu rắt nên sử dụng thuốc kháng sinh rất cần thiết. Kháng sinh giúp ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây hại, đào thải chúng ra ngoài. Những loại kháng sinh được sử dụng để điều trị tiểu rắt phổ biến như Amoxicillin, vancomycin, ceftazidime.

Thuốc giảm đau liều nhẹ: Triệu chứng tiểu rắt có thể kèm theo tình trạng niệu đạo bị đau buốt hoặc vùng bụng dưới bị đau âm ỉ. Do đó, các bác sĩ đưa ra lời khuyên người bệnh nên dùng thêm thuốc kháng viêm không chứa steroids. Loại thuốc này ức chế cơ thể sản sinh ra hormone gây viêm. Những loại phổ biến như: Paracetamol, naproxen, ibuprofen…

Thuốc kháng cholinergic: Bàng quang của người bệnh nếu bị mất kiểm soát và thường xuyên được làm trống thì thuốc kháng cholinergic được chỉ định. Sử dụng thuốc để giảm co thắt mô cơ của bàng quang, vùng chậu. Các loại thuốc kháng cholinergic thường được dùng: Clozapine, clomipramine, amitriptyline…

Chữa tiểu rắt bằng thuốc Đông y

Ngoài điều trị bằng mẹo dân gian, thuốc tây y thì người bệnh có thể điều trị bằng thuốc Đông y. Đây là biện pháp lành tính, điều trị tận gốc rễ, có tác dụng lâu dài. Những bài thuốc Đông y chữa tiểu rắt dựa trên nguyên lý âm dương hòa hợp, chữa trị bệnh từ bên trong. Nhưng lưu ý, trước khi sử dụng, người bệnh cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc, không tự ý mua về sắc và uống.

Bài thuốc số 1

Bài thuốc này có tác dụng thông tâm (những chứng bệnh liên quan đến đường tiểu như tiểu buốt, tiểu rắt…) và bồi bổ khí huyết. Ngoài ra, bài thuốc này còn cải thiện được tình trạng bàng quang bị căng cứng kéo dài.

Chuẩn bị: Hoạt trạch, sinh địa mỗi loại 40g, chi tử, trúc diệp, đương quy, ngẫu tiết, tiểu quế, bồ hoàng mỗi loại 12g, mộc thông 6g và cam thảo 4g.

Cách thực hiện như sau:

Đem các vị thuốc trên rửa sạch rồi cho vào ấm sắc thuốc, thêm nước vào xâm xấp mặt rồi đun sôi, sau đó giảm nhỏ lửa, sắc trong thời gian 10 phút thì tắt bếp, chắt nước thuốc ra bát sứ, để nguội bớt rồi uống khi còn ấm.

Bài thuốc số 2

Bài thuốc này thường được kê trong trường hợp bệnh nhân bị tiểu rắt kèm theo các triệu chứng khác như nước tiểu lẫn máu, da dẻ xanh xao, miệng khát, lưỡi trắng.

Chuẩn bị: Thục địa 24g, sơn thù, hoài sơn mỗi loại 12g, đan bì, trạch tả, hoàng bá, chi mẫu, bạch lịch mỗi loại 9g

Cách thực hiện như sau:

Cho những vị thuốc trên vào ấm sắc thuốc, thêm 500ml nước lọc rồi đun sôi, sau đó giảm nhỏ lửa, đun trong thời gian khoảng 30 phút thì tắt bếp, chắt lấy nước thuốc. Để nguội bớt rồi uống khi còn ấm.

Bài thuốc số 3

Bài thuốc số 3 này hỗ trợ điều trị tiểu rắt, tiểu nhiều lần kèm theo triệu chứng nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu màu sẫm, vùng lưng dưới bị đau nhức.

Chuẩn bị: Tỳ giải, ích nhân, bạch linh và ô dược mỗi loại 20g, rễ cam thảo 6g.

Cách thực hiện như sau:

Rửa qua các vị thuốc trên với nước lạnh, để ráo nước. Cho vào ấm sắc thuốc, thêm 2 bát nước rồi đun sôi trong thời gian 15 phút. Chắt lấy nước thuốc, để nguội bớt rồi uống. Uống nước thuốc trong ngày không để qua đêm.

Chữa tiểu rắt bằng thuốc Đông y

Tiểu rắt nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Ngoài uống thuốc, những người bị tiểu rắt cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống để cải thiện được triệu chứng khó chịu và tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho người bệnh. Do đó, người bệnh nên ăn và hạn chế ăn những thực phẩm sau:

  • Những loại thực phẩm nên ăn: Hoa quả giàu vitamin C như lựu đỏ, dâu tây, anh đào, việt quất…, rau xanh, thực phẩm giàu chất xơ, các loại súp như súp gà…
  • Những thực phẩm cần kiêng: Đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, nhiều đường, đồ uống chứa cồn, chứa caffeine, ngũ cốc tinh chế…

Biện pháp phòng tránh tiểu rắt hiệu quả

Tiểu rắt có thể phòng tránh nếu như áp dụng một số biện pháp sau:

  • Không uống nhiều nước trước khi đi ngủ dễ gây tiểu đêm nhiều, khiến cho bàng quang hoạt động liên tục khi mà cơ thể đang ở trạng thái nghỉ ngơi, về lâu dài ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Tránh uống các loại nước ngọt, đồ uống có cồn, chứa caffeine, những loại thức uống này rất lợi tiểu, khiến bạn đi tiểu nhiều hơn. Ngoài ra, các loại đồ uống này còn chứa một lượng đường hóa học gây ảnh hưởng không tốt đến đường huyết.
  • Luyện tập những bài tập tốt cho cơ sàn chậu như kegel giúp cho cơ sàn chậu khỏe hơn, phòng ngừa được chứng tiểu rắt cực hiệu quả.

Tiểu rắt không đe dọa tính mạng nhưng lại ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Do đó, khi bị tiểu rắt nên đến bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị phù hợp, tránh những biến chuyển xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của bạn.

0983340246