Thận Ứ Nước Ở Trẻ Sơ Sinh Có Tự Khỏi Không? Biểu Hiện Và Chăm Sóc

Thận ứ nước ở trẻ sơ sinh, trẻ em là một bệnh lý rất nguy hiểm bởi nếu không được phát hiện điều trị kịp thời thì có thể chuyển sang suy thận. Nắm rõ những kiến thức về bệnh ở trẻ nhỏ sẽ giúp cha mẹ có cách xử lý kịp thời, phù hợp.

Thận ứ nước ở trẻ sơ sinh

Thận ứ nước ở trẻ sơ sinh là tình trạng nước tiểu của bé không thể đào thải ra bên ngoài được mà đọng ứ lại gây tắc nghẽn các mạch bên trong thận khiến thận sưng phù và bị tổn thương.

Nguyên nhân

Thận ứ ở trẻ sơ sinh chủ yếu do bẩm sinh. Ngoài ra cũng có thể do một số nguyên nhân khác như:

  1. Do u nang niệu quản: Khi khối u lớn thì nước tiểu cũng bị ngăn lại, không thể đào thải ra bên ngoài khiến nước bị ứ đọng tại thận.
  2. Thiểu sản khúc nối bể thận niệu quản: Ức chế khả năng tống nước tiểu ra khỏi niệu quản.
  3. Niệu quản quá hẹp: Quá trình đào thải nước tiểu không thể diễn ra nhanh chóng và suôn sẻ như bình thường, một số sẽ đọng ứ lại bên trong thận.

Ngoài ra một số trường hợp thận ứ nước ở trẻ sơ sinh còn có thể do có sẹo hoặc những cục máu đông nằm trong niệu quản làm cản trở quá trình đào thải nước tiểu.

Thận ứ nước ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng

Như đã nói, căn bệnh này rất nguy hiểm nên cần phải nắm rõ những triệu chứng, nhận biết bệnh sớm nhất để can thiệp điều trị. Đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh chưa ý thức được nên bệnh luôn xuất hiện và diễn ra âm thầm khó nhận biết.

Dưới đây là một số triệu chứng thận ứ nước ở trẻ sơ sinh phổ biến nhất:

  1. Trẻ đau rát nên khó chịu mỗi lần tiểu tiện.
  2. Trẻ khóc hoặc phản ứng nếu sờ nắn, chạm vào vùng bụng dưới và vùng thắt lưng sau.
  3. Số lần đi tiểu nhiều hơn bình thường, nước tiểu ít và vàng đục.
  4. Nôn trớ.
  5. Sốt.

Thận ứ nước ở trẻ có tự khỏi không?

Thận của trẻ em bị ứ nước là tình trạng nước tiểu bị đọng ứ lại bên trong thận do đường niệu quản quá hẹp hoặc bị tắc nghẽn do tác nhân nào đó. Tuy nhiên so với trẻ sơ sinh thì nguy cơ mắc phải căn bệnh này cao hơn bởi bên cạnh những nguyên nhân thông thường thì còn do thói quen của trẻ.

  • Bệnh lý: Do sỏi thận hoặc nhiễm trùng thận. Ngoài ra, u nang, cục máu đông, hẹp niệu quản… cũng là thủ phạm gây bệnh phổ biến.
  • Thói quen: Các bé thường có thói quen nhịn tiểu, ăn nhiều đồ mặn, uống nước ngọt có ga… Điều này vô tình làm thận tổn thương và gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

Thận ứ nước ở trẻ có tự khỏi không

Để phát hiện sớm bệnh, cha mẹ nên lưu ý một số triệu chứng để nhận biết tình trạng bệnh ở trẻ nhỏ:

  • Đi tiểu nhiều lần, tức là nhiều hơn 1 lần trong 1 giờ.
  • Nước tiểu màu vàng đục.
  • Đau rát, khó khăn hơn khi tiểu.
  • Khu vực vùng dưới kéo dài sang thắt lưng đến lưng sau có cảm giác đau nhói nếu sờ hoặc ấn mạnh vào.
  • Đau bụng dưới sau mỗi lần ăn quá no hoặc uống quá nhiều nước
  • Tiểu ra máu, triệu chứng này chỉ xảy ra ở một vài trường hợp khi tình trạng bệnh đã chuyển sang giai đoạn nguy hiểm.

Về câu hỏi thận ứ nước ở trẻ có tự khỏi được không? Theo các chuyên gia, đây là căn bệnh có tính quy luật và tiếp diễn nên khả năng tự khỏi và phục hồi rất thấp mà cần có cơ chế can thiệp.

>> Có thể bạn quan tâm: Thận ứ nước có phải mổ không?

Cách chăm sóc bé bị thận ứ nước

Khi con trẻ bị bệnh, ngoài các phương pháp điều trị do bác sĩ chỉ định thì ba mẹ còn phải lưu ý thêm một số vấn đề như:

  • Không cho trẻ ăn một số loại thực phẩm nhiều muối, nhiều đạm, nhiều vitamin C, nhiều chất béo,… Chúng rất tốt cho cơ thể trẻ nhưng lại là nguồn cung cấp cho sỏi thận (nếu có) lớn nhanh hơn, đồng thời khiến tình trạng giữ nước của thận thêm nghiêm trọng.
  • Tăng cường cho trẻ ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ, giàu canxi để tăng khả năng đào thải độc tố, hạn chế tình trạng đọng ứ nước tiểu hay cặn bã trong cơ thể. Từ đó, các gánh nặng của thận cũng được giảm bớt phần nào.
  • Uống đủ nước mỗi ngày. Nước giúp làm loãng lượng nước tiểu đang tồn đọng nghẹn ứ trong thận để đào thải ra bên ngoài dễ dàng hơn. Lưu ý chỉ uống nước đun sôi để nguội hoặc các loại nước nấu từ râu ngô, lá mã đề,…
  • Vệ sinh vùng kín cho trẻ đúng cách và dùng nước sạch, không dùng nước ao hồ ô nhiễm.
  • Tái khám và uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc hay sử dụng các bài thuốc dân gian chưa được kiểm nghiệm khác.

Trên đây là những thông tin cần biết về tình trạng thận ứ nước ở trẻ em, trẻ sơ sinh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế để có những giải đáp chính xác nhất.

0983340246