Viêm họng có xu hướng gia tăng khi thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh. Vậy viêm họng là gì? Hình ảnh, phân loại, triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa bệnh này như thế nào? Hay viêm họng có nên uống sữa và ăn sữa chua không, uống được sữa đậu nành không? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Viêm họng là gì?
Mặc dù số lượng người mắc viêm họng không phải nhỏ, nhưng không phải ai cũng biết thực chất bệnh này là gì. Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc họng và hầu. Khi bị viêm họng, người bệnh sẽ cảm thấy đau rát ở cổ họng, đau hơn khi nuốt, dẫn đến tình trạng chán ăn, gây suy nhược cơ thể. Trong thể nhẹ, bệnh sẽ tự khỏi hẳn sau một tuần, mà không để lại biến chứng. Nhưng cũng có những trường hợp, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ chuyển nặng, thậm chí phát triển lên viêm amidan.
Bệnh viêm họng gặp phải ở nhiều đối tượng khác nhau, không kể tuổi tác và giới tính. Tuy nhiên, trẻ trong độ tuổi từ 5 – 15 tuổi sẽ bị ảnh hưởng bởi bệnh viêm họng nhiều hơn bởi sức đề kháng của trẻ còn kém.
Bệnh viêm họng cũng bị ảnh hưởng bởi những yếu tố sau:
- Tuổi tác: xảy ra chủ yếu ở trẻ em và thanh thiếu niên mà nguyên nhân chủ yếu là do các tác nhân vi khuẩn.
- Việc hút thuốc lá có thể gây kích thích cổ họng của bạn, tăng nguy cơ ung thư miệng, cổ họng và thanh quản.
- Các dị ứng theo mùa hoặc dị ứng với bụi, nấm hoặc vật nuôi sẽ làm cho tình trạng viêm họng của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.
- Tình trạng ô nhiễm không khí do đốt nhiên liệu hóa thạch và các hóa chất trong gia đình cũng có thể gây kích ứng cho họng của bạn.
- Hệ miễn dịch yếu, bệnh lý nền cũng là một trong những yếu tố khiến cho bệnh viêm họng dai dẳng, mất rất nhiều thời gian điều trị.
Các loại viêm họng
- Viêm họng cấp tính: Có biểu hiện khá giống với bệnh cảm cúm thông thường. Bệnh rất thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ em, nhất là vào mùa đông khi thời tiết thay đổi. Có 2 dạng viêm họng cấp: viêm họng cấp đỏ, viêm họng trắng thể thông thường.
- Viêm họng cấp đỏ: Viêm họng cấp thường xảy ra đột ngột, với các triệu chứng sốt vừa 38 – 39°C hoặc sốt cao, ớn lạnh, nhức đầu, đau mình mẩy, mệt mỏi, kém ăn. Hàm có nổi hạch, ấn đau, đau họng khi nuốt nước bọt, kèm theo ho từng cơn, ho khan hoặc ho có đờm nhầy.
- Viêm họng trắng: Lớp niêm mạc của người bệnh phủ một lớp màu trắng, có thể dễ dàng bóc ra. Một số người có thể xuất hiện lớp màng giả màu xám, triệu chứng này cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng, cần xét nghiệm kỹ và điều trị sớm.
- Viêm họng mạn tính: Viêm họng mạn tính là tình trạng quá phát của viêm họng cấp.Cảm giác thường gặp nhất là khô họng, mắt đau, ngứa và vướng họng. Người bệnh thường gặp những triệu chứng này rõ nhất vào buổi sáng khi thức dậy.
- Viêm họng xuất tiết: Là tình trạng niêm mạc họng đỏ, có những hạt ở thành sau họng, tiết nhầy dọc theo vách họng. Triệu chứng thường thấy là hắt hơi và chảy nước mũi.
- Viêm họng mạn tính quá quát: Lớp niêm mạc họng đỏ bầm và dày lên. Thành sau họng có tổ chức bạch huyết phát triển mạnh làm cho niêm mạc họng gồ lên thành từng đám xơ hóa không đều, màu hồng hoặc đỏ. Tổ chức bạch huyết quá phát, có khi tập trung thành một dải gồ lên ở phía sau và dọc theo trụ sau của amidan trông như một “giả”.
- Viêm họng teo: Sau giai đoạn quá phát sẽ chuyển sang thể teo. Các tuyến nhầy và nang tổ chức tân xơ hoá. Hai trụ giả phía sau amidan mất đi. Các hạt ở thành sau cũng biến mất. Màn hầu và lưỡi gà cũng mỏng đi. Niêm mạc trở nên nhẵn, mịn, trắng và có mạch máu nhỏ. Eo họng giãn rộng, ít tiết nhầy và họng trở nên khô.
- Viêm họng đặc hiệu: Gồm 3 dạng chính là viêm họng do liên cầu khuẩn, viêm họng do bạch hầu và viêm họng vincent.
- Viêm họng do liên cầu khuẩn: Đây là dạng viêm họng chứa nhiều nguy hiểm tiềm ẩn nhất. Các triệu chứng của viêm họng do liên cầu khuẩn khá giống với các dạng viêm họng thông thường. Do đó, để chắc chắn tình trạng bệnh, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa.
- Viêm họng do bạch hầu: Viêm họng do bạch hầu là bệnh có nguy cơ gây tử vong cao hơn hẳn các dạng viêm họng khác. Các biểu hiện nổi bật của bệnh: niêm mạc sưng đỏ, xuất hiện lớp giả mạc từ amidan rồi lan xuống vùng trụ và hầu họng. Lớp niêm mạc màu xám, dày cộm lên, xung quanh dễ bị chảy máu. Khi bị viêm họng do bạch hầu, người bệnh sẽ cảm thấy cơ thể hơi mệt, sốt nhẹ, người đau âm ỉ, da xanh xao, nghẹt mũi, đau rát họng.
- Viêm họng Vincent: Viêm họng vincent thường hay bị nhầm với các dạng viêm họng khác bởi chúng cũng xuất hiện lớp giả mạc. Viêm họng vincent ở người có thể trạng tốt thì các vết loét sẽ tự thu nhỏ và liền lại. Còn ở người sức đề kháng kém các vết loét sẽ ngày càng nghiêm trọng, lan nhanh và rộng khắp cả lưỡi, khoang miệng.
Nguyên nhân viêm họng
Nguyên nhân do nhiễm trùng
Nguyên nhân chính là do virus (chiếm 80%), các loại virus có khả năng cao gây bệnh viêm họng gồm có: Rhinovirus, coronavirus và parainfluenza virus, Virus cúm A và cúm B, Virus adenovirus, virus Epstein-Barr (EBV), herpes simplex (HPV) thường gây ra lở loét lạnh… Ngoài ra còn do các loại khác nhau của vi khuẩn: tụ cầu, liên cầu trong đó có liên cầu khuẩn tan huyết b nhóm A gây nhiều biến chứng nguy hiểm, lậu cầu trùng, nấm ký sinh…
Nguyên nhân không do nhiễm trùng
Bên cạnh nguyên nhân do vi khuẩn, virus, bệnh viêm họng cũng xuất hiện khi gặp các chất kích thích và chất gây dị ứng:
- Chất gây kích ứng giải phóng vào không khí như: Các dung môi hòa tan, xăng công nghiệp, thuốc xịt chứa hóa chất, khí lò than có chứa khí lưu huỳnh, khói bụi và uống rượu mạnh nồng độ cao.
- Ngoài ra, nhiễm lạnh cũng khiến cho họng trở nên tồi tệ.
Với mỗi tác nhân gây bệnh, sẽ có những phương pháp điều trị riêng biệt.
Triệu chứng viêm họng
Bên cạnh triệu chứng của bệnh cảm cúm thông thường, bệnh viêm họng còn đặc trưng bởi các triệu chứng sau:
- Lớp niêm mạc vùng họng sưng đỏ, xung huyết. Ở vách họng có nhiều mụn nhỏ, mạch máu nổi rõ và có chất nhầy hoặc mủ phủ trên bề mặt.
- Sưng hạch bạch huyết ở cổ, đồng thời gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở họng.
- Các tuyến ở họng sưng đau khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong việc nuốt, nói chuyện, ho cũng khiến đau họng.
- Dịch tiết trong họng thay đổi theo thời gian: chất dịch trong và ít trong thời gian đầu, nhưng càng về sau, dịch tiết càng nhiều, đặc và sẫm màu. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, khiến người bệnh bị khàn tiếng, thậm chí là mất tiếng.
- Có cảm giác buồn nôn.
- Người bệnh có triệu chứng sốt nhẹ và đau đầu. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị ù tai, nhức tai và có triệu chứng giống như bị cảm cúm.
Khi gặp phải một trong những triệu chứng trên, bạn không được chủ quan, mà phải đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và chẩn đoán sớm nhất, từ đó đưa ra phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.
Biến chứng viêm họng
Viêm họng nếu để kéo dài hoặc chữa sai cách thì không những gây ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Những biến chứng đó là:
- Hình thành khối mủ ở trong họng dẫn đến tình trạng hơi thở có mùi hôi khó chịu
- Có thể dẫn đến biến chứng nhiễm khuẩn huyết gây ra viêm thận, viêm tim (chỉ xuất hiện khi nguyên nhân gây viêm họng là do liên cầu tan huyết)
- Gây biến chứng viêm xoang, viêm tai giữa cấp, có trường bị bị viêm phế quản. áp xe phổi, viêm phổi thùy…
Do đó để tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm, khi có triệu chứng người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp điều trị dúng, kịp thời.
Viêm họng có nên uống sữa không?
Sữa rất giàu canxi, các dưỡng chất và các loại vitamin như: vitamin D, vitamin K, phốt pho, magiê… do đó sữa mang lại nhiều tác dụng quan trọng cho sức khỏe. Không những vậy, uống sữa tươi còn giúp chữa trị tổn thương ở cổ họng hiệu quả. Bởi trong sữa có chứa hàm lượng canxi cao và những vi khuẩn có lợi giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi.
Vì thế, khi bị viêm họng ở giai đoạn mãn tính người bệnh nên bổ sung sữa để nhanh chóng khỏe mạnh, giảm được các triệu chứng ho và đau họng. Người bệnh nên uống sữa ở nhiệt độ mát vừa phải, không nên uống sữa quá nóng hoặc quá lạnh vì có thể gây ra kích ứng cho họng.
Một số tác dụng của sữa
- Ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch: Hàm lượng các protein dồi dào có trong sữa tươi có công dụng giúp làm giảm huyết áp và tăng cường hoạt động của các mạch máu cũng như hệ tim mạch.
- Giúp xương chắc khỏe: Thành phần chính của sữa là canxi và vitamin giúp làm giảm các nguy cơ loãng xương ở người lớn và còi xương ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, uống sữa tươi mỗi ngày còn giúp phát triển chiều cao ở những bạn trẻ trong độ tuổi dậy thì.
- Cải thiện chất lượng giấc ngủ: Đó chính là lý do mỗi ngày trước khi đi ngủ bạn cần bổ sung 1 cốc sữa. Bởi thành phần axit amin Tryptophan có trong sữa sẽ tạo ra chất giúp kích thích giấc ngủ của bạn đến nhanh hơn, giấc ngủ ngon và sâu hơn.
- Giảm căng thẳng và mệt mỏi: Những thành phần dinh dưỡng trong sữa tươi sẽ giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể bạn phục hồi, các cơ được thư giãn và đầu óc minh mẫn, tỉnh táo hơn.
- Giúp giảm cân hiệu quả: Theo các chuyên gia, sữa tươi có tác dụng kiểm soát năng lượng nạp vào năng lượng, làm cho cơ thể luôn trong trạng thái no, không tạo ra cảm giác thèm ăn, từ đó giúp giảm cân hiệu quả.
- Làm đẹp da: Các chất chống oxy hóa trong da như vitamin E, beta-carotene mang đến nhiều lợi ích cho da giúp trẻ hóa làn da, ngăn ngừa nếp nhăn. Chị em phụ nữ có thể uống sữa, dùng sữa để rửa mặt, đắp mặt để làn da tươi sáng, mịn màng.
Viêm họng có nên ăn sữa chua?
Sữa chua là một trong những chế phẩm quan trọng nhất từ sữa, được nhiều người yêu thích. Sữa chua thường được biết đến tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa, nhưng bên cạnh đó, sữa chua cũng giúp chữa bệnh viêm họng hiệu quả. Trong sữa chua có chứa các lợi khuẩn probiotic được xem như chiếc áo bảo vệ cổ họng của bạn giúp chống lại vi khuẩn có hại gây bệnh. Bên cạnh đó, các dưỡng chất có trong sữa chua sẽ giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể , đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm ở cổ họng, từ đó rút ngắn được thời gian điều trị bệnh.
Tuy nhiên, khi ăn sữa chua bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
- Không ăn sữa chua khi vừa uống thuốc kháng sinh, nên cách ra khoảng 2 tiếng để kháng sinh không có cơ hội tiêu diệt các lợi khuẩn có trong sữa chua.
- Mỗi ngày, bạn nên ăn 1 – 2 hộp sữa chua, sau bữa ăn chính khoảng 1 tiếng, không nên ăn sữa chua khi bụng đang trong tình trạng trống rỗng hoặc quá no để đạt được hiệu quả cao nhất.
Viêm họng có nên uống sữa đậu nành?
Câu trả lời là có. Trong sữa đậu nành có chứa nhiều protein, chất béo, đường, vitamin A, D, E, B1… cùng rất nhiều loại acid amin cần thiết cho cơ thể. Vì thế, người ốm yếu, suy dinh dưỡng, lao động quá sức… đều được khuyên nên bổ sung sữa đậu nành vào thực đơn hàng ngày.
Theo đông y, sữa đậu nành có tính mát, giúp bổ phế và có tác dụng tiêu đờm, giảm viêm rất tốt. Tuy nhiên, khi sử dụng sữa đậu nành trong lúc bị viêm họng bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Không dùng sữa đậu nành để thay thế cho nước lọc khi uống với thuốc kháng sinh vì có thể làm giảm tác dụng của thuốc và làm mất đi một số dưỡng chất tốt có trong sữa đậu nành, thậm chí là gây ra những vấn đề cho hệ tiêu hóa.
- Không nên uống quá 500ml sữa đậu nành trong một ngày vì sẽ khiến thừa dinh dưỡng và đầy bụng.
- Không dùng sữa đậu nành chung với trứng hoặc thêm đường nâu vào sữa đậu nành vì có thể gây quá tải cho hệ tiêu hóa.
- Việc uống quá nhiều sữa đậu nành sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thu kẽm của cơ thể.
Đau họng uống sữa gì?
Khi bị đau họng, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, chán ăn. Do đó, việc bổ sung các thực phẩm dạng lỏng là điều cần thiết để tăng cường chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể.
Bên cạnh các loại cháo, bạn cũng có thể uống các loại sữa như: sữa tươi, sữa chua, sữa đậu nành… để tăng cường sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, bạn cũng không nên uống sữa quá nhiều, uống sữa ở nhiệt độ quá lạnh cũng sẽ khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng. Ngoài các loại sữa, bạn cũng có thể sử dụng các thực phẩm sau để bệnh nhanh khỏi:
- Chuối: Chứa nhiều vitamin B6, kali và vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, loại quả này lại rất dễ nuốt nên sẽ không khiến thành họng của bạn bị tổn thương thêm.
- Súp: Trong súp có đầy đủ giá trị dinh dưỡng từ rau, trứng, thịt và chất bột giúp bổ sung đầy đủ năng lượng.
- Các loại trà thảo dược: Như trà gừng, cam thảo, chanh mật ong, sẽ giúp bạn làm dịu cổ họng và giảm ho. Bạn nên uống trà khi còn ấm để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để đờm nhanh loãng.
>> Có thể bạn quan tâm: Viêm họng uống nước đá và nước lạnh được không, phải làm sao?
Đến đây, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi viêm họng có nên uống sữa và ăn sữa chua không, uống được sữa đậu nành không? Ngoài uống sữa và cẩn trọng sử dụng các loại thực phẩm khác, người bệnh muốn điều trị dứt điểm viêm họng cần sử dụng các loại thuốc đặc trị. Loại thuốc trị viêm họng được đánh giá cao nhất hiện nay là Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường. Bài thuốc Đông y sử dụng 100% thảo dược tự nhiên này đã được VTV giới thiệu đến đông đảo khán giả truyền hình trên cả nước.
Cao Bổ Phế: Điều trị dứt điểm viêm họng, an toàn tuyệt đối
Cao Bổ Phế là thành quả nghiên cứu nhiều năm của các bác sĩ Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường và An Dược. Bài thuốc Đông y rất nổi tiếng trong điều trị bệnh lý về viêm họng và các bệnh lý hô hấp khác như viêm phế quản, ho cấp và mạn tính,… Cao Bổ Phế điều trị bệnh dựa trên cơ chế đẩy lùi triệu chứng – phục hồi phế hổi – ngăn ngừa tái phát.
Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường là bài thuốc trị viêm họng đầu tiên trên thị trường kết hợp được các thảo dược nổi tiếng trong điều trị bệnh hô hấp. Trong đó có thể kể đến Kim ngân hoa, La bạc tử, Trần bì,… Tỷ lệ của các thảo dược đã được các bác sĩ gia giảm để phù hợp hơn với thể trạng của người Việt. Đặc biệt, thảo dược sử dụng đều được lấy trực tiếp từ Vườn Dược liệu của Bộ Y tế, đạt chuẩn chất lượng CO-CQ. Việc đảm bảo sử dụng nguồn nguyên liệu sử dụng đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Trong chương trình “Cơ thể bạn nói gì?” phát sóng trên VTV2, Đại tá – Bác sĩ cao cấp Nguyễn Bá Vưỡng (nguyên Trưởng phòng điều trị Bệnh viện YHCT Quân đội) cũng dành rất nhiều lời khen đến sản phẩm Cao Bổ Phế này. Ngoài thành phần sử dụng an toàn, BS Vưỡng còn đánh giá cao về cơ chế điều trị toàn diện của bài thuốc. Tác dụng điều trị bệnh của Cao Bổ Phế với bệnh viêm họng được bác sĩ chia sẻ như sau:
- Đẩy lùi triệu chứng ho, đờm nhanh chóng
- Tiêu diệt vi khuẩn gây hại, phục hồi tổn thương vùng niêm mạc họng
- Nâng cao sức khỏe tổn thể, từ đó đẩy lùi bệnh tận gốc
Xem đầy đủ chia sẻ của BS Vưỡng về Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường tại video dưới đây:
Cao Bổ Phế được bào chế ở dạng cao nguyên chất, cho công dụng điều trị tốt hơn dạng viên nén và dạng bột từ 2-3 lần. Người bệnh không cần đun sắc nhiều thời gian mà chỉ cần pha cùng nước ấm và sử dụng hàng ngày. Thực tế điều trị trên 3000 người bệnh thống kê được, người bệnh viêm họng có thể đẩy lùi dứt điểm bệnh sau khoảng 30 ngày điều trị và nhiều trường hợp cho hiệu quả ngay từ lần đầu tiên điều trị.
Bs Nguyễn Bá Vưỡng chia sẻ về lộ trình điều trị bằng Cao Bổ Phế, xem tại đây:
Với thành tựu đạt được, Cao Bổ Phế đã đóng góp giúp Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường được vinh danh là Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng. Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ bác sĩ tại nhà thuốc.
Không chỉ điều trị viêm họng, nhiều trường hợp bệnh nhân viêm phế quản, ho dài ngày không khỏi đã điều trị thành công nhờ Cao Bổ Phế.
NS Trần Đức dứt điểm cơn ho đêm kéo dài sau 1 liệu trình sử dụng Cao Bổ Phế. Lắng nghe chia sẻ của chú tại đây:
Chú Nguyễn Văn Thành điều trị dứt điểm viêm phế quản nhờ Cao Bổ Phế:
Chữa trị dứt viêm họng bằng 1 cú điện thoại
Bấm vào đây, bác sĩ tư vấn miễn phí cho bạn
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn có thể bấm vào khung “chát với bác sĩ” hoặc liên hệ trực tiếp:
Bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng sinh ngày 25/06/1959, ông nguyên là phó khoa Đông y của Viện Y học cổ truyền Quân đội. Bác sĩ Vưỡng hiện đang làm việc tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường và tác giả biên soan, chịu trách nhiệm nội dung trên trên website tamminhduong.com của Nhà thuốc Tâm Minh Đường.