Cứng khớp buổi sáng là gì? Nguyên nhân và cách chữa

Cứng khớp buổi sáng là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý về xương khớp nguy hiểm. bởi vậy, người bệnh cần chủ động tìm hiểu và điều trị để phòng tránh những biến chứng có thể gặp phải.

Cứng khớp buổi sáng là gì?

Cứng khớp buổi sáng là hiện tượng xương khớp người bệnh không cử động được, có cảm giác đau tức khó chịu ngay sau khi ngủ dậy. Đây là dấu hiệu cảnh báo xương khớp gặp vấn đề cần được thăm khám và điều trị.

Hiện tượng cứng khớp buổi sáng xảy ra vào thời điểm này là do lúc cơ thể rơi vào trạng thái nghỉ ngơi trong thời gian dài sẽ ức chế protein chống viêm. Vào buổi sáng, quá trình ức chế này kém đi và gây cứng khớp. Triệu chứng này sẽ hết khi con người nằm nghỉ ngơi trước khi dậy hoặc vận động nhẹ nhàng giúp các cơ, khớp được nới lỏng.

cứng khớp buổi sáng

Cứng khớp buổi sáng xảy ra khi sụn khớp đang bị hư tổn, viêm nhiễm hoặc thoái hóa do các nguyên nhân khác nhau. Nếu hiện tượng cứng khớp buổi sáng kéo dài trên 1 giờ thì có thể đây là triệu chứng của viêm khớp dạng thấp, nếu thời gian này ngắn hơn, chỉ khoảng 30 phút thì có thể là dấu hiệu của thoái hóa khớp.

Vị trí khớp bị cứng vào buổi sáng

Bất kì vị trí nào trên cơ thể cũng có thể xuất hiện triệu chứng cứng khớp nhưng phổ biến nhất là:

  • Khớp ngón tay: Thường xảy ra với đối tượng nữ giới trung niên và đi kèm với những biểu hiện đau nhức, sưng tấy ngón tay. Cứng khớp xuất hiện ở bàn tay thuận, hay phải vận động, nhất là ngón cái và ngón trỏ.
  • Khớp gối: Có thể xuất hiện ở 1 chân hoặc cả 2 chân. Một số triệu chứng đi kèm như nóng đỏ khớp, có tiếng lạo xạo khi cử động, đau khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi…

Triệu chứng cứng khớp buổi sáng thường xảy đến với thời gian vài ngày trong tuần và 1 đến 2 tuần trong tháng. Tình trạng bệnh càng nặng thì triệu chứng càng xuất hiện với tần suất liên tục và đau lặng hơn. Bên cạnh cứng khớp, người bệnh có thể gặp phải dấu hiệu đau nhức khớp, khớp kêu lạo xạo, tê bì chân tay….

Nguyên nhân cứng khớp buổi sáng

Cứng khớp buổi sáng có thể xảy ra với bất cứ ai và do những nguyên nhân chính gồm:

  • Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh xương khớp phổ biến nhất hiện nay, thường gặp ở phụ nữ ở độ tuổi trung niên. Đây là căn bệnh tự miễn, viêm mạn tính và có nhiều triệu chứng dễ nhận diện.

Dấu hiệu điển hình của bệnh là hiện tượng cứng khớp buổi sáng, đau nhức khớp khi vận động nhiều và đau khi trời trở lạnh. Thông thường, cơn đau có thể kéo dài đến vài giờ và xảy ra phổ biến nhất vào sáng sớm.

Nếu người bệnh không chủ động điều trị sẽ dẫn đến một số biến chứng như teo cơ, dính khớp, biến dạng khớp và thậm chí là tàn phế.

Thoái hóa khớp thường xảy ra với người lớn tuổi, do quá trình thoái hóa tự nhiên của cơ thể gây nên. Tuy nhiên, với lối sống hiện đại ngày nay thì người trẻ tuổi cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Hiện tượng cứng khớp buổi sáng xảy ra do thoái hóa thường chỉ kéo dài khoảng 30 phút và đi kèm với những triệu chứng như đau, nhức, mỏi cơ.

Người bị bệnh thoái hóa thì phần khớp bị hư tổn, bào mòn, trở nên dễ nứt vỡ do 2 đầu xương cọ xát liên tục.

  • Bệnh gout

Cứng khớp buổi sáng do gout thường xảy ra tại khớp ngón chân cái. Khi ngón chân bị sưng to, phù nề sẽ gây cản trở hoạt động cho người bệnh.

Cơn đau và cứng khớp do gout thường kéo dài vài giờ và tái phát nhiều lần trong năm.

  • Bệnh lupus

Bệnh lupus là chứng tự miễn dịch tấn công các cơ quan và mô trong cơ thể. Bệnh gây nên triệu chứng cứng khớp buổi sáng, đau và sưng khớp.

Ngoài ra, cứng khớp buổi sáng còn xảy đến do những nguyên nhân cơ học như lười vận động, thừa cân, béo phì, chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, ngủ không đúng tư thế, làm việc trong môi trường lạnh, ẩm ướt….

Điều trị cứng khớp vào buổi sáng

Cứng khớp buổi sáng không khó để điều trị dứt điểm nhưng bạn cũng không nên coi thường chúng. Bởi vậy, việc điều trị từ sớm là rất cần thiết. Các bác sĩ khuyên người bệnh nên áp dụng một số cách sau để nhanh chóng khỏe mạnh:

  • Nằm ngủ ở môi trường có nhiệt độ phù hợp, không quá lạnh hoặc quá nóng, tránh gió lùa. Nếu trời quá lạnh bạn nên dùng máy sưởi hoặc điều hòa.
  • Nên chọn cho mình 1 tư thế ngủ đúng, thoải mái giúp cơ thể tái tạo năng lượng sau 1 ngày dài vận động.
  • Không nên làm việc hoặc sinh sống ở môi trường ẩm ướt.
  • Sau khi ngủ dậy, bạn nên thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng để giúp sụn khớp dẻo dai, linh hoạt.
  • Tập thể dục hàng ngày hỗ trợ tăng cường sức khỏe và đẩy nhanh tuần hoàn máu.
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, không sử dụng đồ ăn cay, đồ ăn nhanh…

Như vậy, cứng khớp buổi sáng có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm khớp dạng thấp và một số bệnh lý xương khớp khác. Người bệnh tuyệt đối không được chủ quan và cần điều trị dứt điểm triệu chứng càng sớm càng tốt. Chúc bạn đọc thành công!

0983340246