Suy thận giai đoạn cuối sống được bao lâu khi chạy ghép thận nhân tạo là câu hỏi chứa đựng nỗi lo lắng tột cùng của tất cả các bệnh nhân khi được chẩn đoán tình trạng bệnh. Vậy thời gian người bệnh có thể sống được là bao nhiêu lâu khi đã ở giai đoạn cuối cùng ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết.
Suy thận giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Suy thận ở giai đoạn cuối hay còn gọi thay thế là tình trạng bệnh cấp độ 5. Lúc này, các chức năng của thận đã bị suy giảm hoàn toàn và không còn có thể hoạt động được. Người bệnh cần phải tiến hành các biện pháp hỗ trợ để có thể duy trì sự sống.
Theo số liệu từ Bộ Y Tế, ở nước ta hiện nay có đến 8 triệu người đang mắc phải căn bệnh suy thận, trong đó gần 30% là người đang phải đối chọi với giai đoạn cuối của bệnh. Căn bệnh này không tiến triển một cách nhanh chóng, tức thì mà diễn ra một cách từ từ và âm thầm theo từng giai đoạn. Đến khi mọi người phát hiện ra thì bệnh đã tiến triển đến giai đoạn phức tạp và khó lường hơn.
Để trả lời cho câu hỏi suy thận giai đoạn cuối sống được bao lâu phải căn cứ vào thời điểm phát hiện ra bệnh sớm hay muộn, sức khỏe người bệnh, quá trình điều trị bệnh cũng như mức độ tiến triển của bệnh.
Theo các chuyên gia, tuổi thọ của người bệnh nhân cấp độ 5 là rất ngắn. Sau khi phát bệnh được một năm, nếu không có biện pháp thay thế cũng như hỗ trợ điều trị thì người bệnh có thể dẫn đến tử vong.
Tuy nhiên, trong trường hợp người bệnh được thay thế chạy thận nhân tạo thích hợp có thể kéo dài tuổi thọ từ 3 – 5 năm, một số người nếu may mắn có thể sống và sinh hoạt như người bình thường từ 10 – 20 năm.
>> Xem thêm: Suy Thận Cấp Có Mấy Giai Đoạn? Chẩn Đoán, Điều Trị Và Chăm Sóc
Suy thận giai đoạn cuối nên ăn gì?
Chế độ ăn cho người bị suy thận giai đoạn cuối cần được xem xét và tính toán cẩn trọng. Bệnh nhân phải đảm bảo nạp đủ dinh dưỡng nhưng không dư thừa để tránh gây ra biến chứng nguy hiểm.
Bên cạnh đó, chế độ ăn này nên nhận được sự tư vấn của bác sĩ sẽ an toàn và hiệu quả hơn. Vậy bị suy thận nên ăn gì khi ở giai đoạn cuối?
- Bổ sung những loại rau chứa ít đạm: Bí đỏ, bí xanh, dọc mùng, cần ta, su su, đu đủ xanh, súp lơ, bắp cải, ớt chuông, hành tây, cải lông, củ cải đỏ, cải củ turnip. Đây là các loại rau củ chứa nhiều vitamin C, K, B rất tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, rau xanh còn cung cấp hàm lượng chất chống viêm tự nhiên với thành phần indoles và nguồn chất xơ lớn.
- Ăn các loại quả ngọt như: Xoài, đu đủ chín, táo ngọt, nho đỏ, việt quất, dứa… là các loại quả có chứa nhiều chất oxy hoá, vitamin và khoáng chất rất tốt, những người mắc ung thư, tiểu đường và suy giảm trí tuệ.
- Bị suy thận giai đoạn cuối nên ăn các loại thịt ức gà, thịt thăn lợn, cá hồi, cá chẽm, trứng là các loại nạp protein nhưng cũng cần 1 giới hạn thích hợp. Những loại này không chứa nhiều kali, natri và photpho. Bên cạnh đó, cá chẽm cũng được nhiều người bệnh thận ưa chuộng vì chứa omega-3 giúp tăng cường sức khỏe, hạn chế chứng trầm cảm, cá chẽm còn chứa lượng photpho thấp hơn các loại cá khác.
- Bổ sung các loại sữa hạt, hạt đậu đỏ, hạt óc chó, hạt macca, kiều mạch, hạt bulgur. Những loại hạt này giúp tăng cường chất béo lành mạnh cho cơ thể người bị thận, đồng thời cung cấp thêm magie, sắt, đồng, mangan và vitamin B. Ngoài ra, trong các loại hạt này vẫn chứa photpho nên các bạn nhớ ăn theo chế độ cẩn thận.
- Tỏi, dầu ô liu, nấm shiitake – có thể dùng thay thế cho thịt, đối với những người cần hạn chế chất đạm. Nấm chứa nhiều vitamin B, mangan, selen và đồng.
- Bổ sung thêm các loại tinh bột như gạo, sắn dây, miến phở hoặc khoai lang, khoai sọ, bánh cuốn, bánh canh, bún…
- Sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc từ thực vật như dầu đậu nành, dầu mè để nạp được những loại chất béo tốt vào cơ thể.
Suy thận giai đoạn cuối có chữa được không?
Nhiều người cũng thắc mắc bệnh suy thận có chữa được không? Để có thể kéo dài tuổi thọ cho người bệnh và điều trị khi ở giai đoạn cuối, phương pháp tối ưu nhất chính là tiến hành lọc máu, chạy thận nhân tạo và ghép thận. Việc chữa trị dứt điểm ở giai đoạn này gần như là không thể, bệnh nhân cần xác định “sống chung với lũ” và thực hiện các biện pháp đi kèm.
Ghép thận
Đây là phương pháp sử dụng thận được hiến tặng từ người khác để ghép cho người bệnh suy thận giai đoạn cuối đang cần điều trị kịp thời. Sau khi ghép thận, các chức năng sẽ được phục hồi cũng như hoạt động một cách bình thường.
Phương pháp này có tính hiệu quả vô cùng cao tuy nhiên đòi hỏi thận được cấy ghép phải phù hợp với cơ thể của người bệnh. Trong trường hợp cơ thể người bệnh không tương thích hoặc đào thải thận sẽ dẫn đến chi phí điều trị vô cùng cao cũng như phải đối mặt với các tác hại do thuốc điều trị gây ra.
Lọc màng bụng
Cách thức sử dụng phương pháp này trong điều trị suy thận giai đoạn cuối đó chính là dùng một tấm màng có tính chất bán thấm để lọc các chất dư thừa đi ra khỏi cơ thể. Đây là phương pháp điều trị khá đơn giản và mọi người có thể thực hiện theo chỉ thị từ bác sĩ tại nhà.
Đây là phương pháp có tác dụng giúp cho người bệnh chủ động trong việc sắp xếp thời gian điều trị cũng như thăm khám. Bên cạnh việc sử dụng ống thông, người bệnh có thể sử dụng thêm các loại thực phẩm như trái cây, rau xanh để bù đắp lượng chất kali mất đi trong mỗi lần lọc kéo theo chất lượng đời sống cải thiện tốt hơn.
Chạy thận nhân tạo sống được bao lâu?
Chạy thận nhân tạo là phương pháp giúp loại bỏ chất thải, độc tố thông qua quá trình lọc máu bằng thận nhân tạo trong khi thận hiện tại không thể thực hiện được. Với phương pháp này, người bệnh cần phải thường xuyên đến thăm khám tại bệnh viện để có thể cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn từ đó sinh hoạt giống như người bình thường.
Chi phí chạy thận nhân tạo hiện nay rất tốn kém, mỗi lần thực hiện có thể lên tới hàng chục triệu đồng, khi ở giai đoạn cuối tần suất chạy thận của bệnh nhân cũng cần thực hiện nhiều hơn, có thể 1 tháng 1 lần. Nếu người bệnh có kinh tế và chạy thận đều đặn thì có thể duy trì sự sống từ 10 – 15 năm hoặc lâu hơn, tùy vào cơ địa và khả năng phục hồi của bệnh nhân đó.
Ghép thận sống được bao lâu?
Ngoài phương pháp chạy thận thì ghép thận cũng là một “tia hi vọng” với những bệnh nhân bị suy thận ở giai đoạn 5 (giai đoạn cuối của bệnh). Nếu ghép thận thành công thì thời gian sống của người được nhận sẽ rất khả quan và có thể gần giống với người bình thường.
Người cho thận sống được bao lâu?
Tương tự với người được nhận, người cho cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến thời gian sống, tất nhiên để đảm bảo sức khỏe và cân bằng tốt chức năng của thận khi cả người cho và người nhận chỉ còn một quả thận thì bệnh nhân cần cân đối dinh dưỡng một cách hết sức hợp lý và chế độ sinh hoạt cực kì khoa học.
Cao Bổ Thận Tâm Minh Đường: “Tia sáng” cho người bệnh suy thận
Dưới góc nhìn của Đông y, điều trị bệnh suy thận cần tuân theo nguyên tắc kết hợp chữa trị triệu chứng và cung cấp dinh dưỡng để phục hồi chức năng thận một cách bền vững. Đó cũng là “kim chỉ nam” xây dựng bài thuốc Cao Bổ Thận – Giải pháp từ thảo dược tự nhiên cho người suy thận.
Thành phần của cao bổ thận gồm có 6 vị thảo dược nổi tiếng trong Đông y, tỷ lệ phối trộn thảo dược được xây dựng theo chuẩn cơ địa người Việt hiện đại.
Cơ chế chữa suy thận của Cao Bổ Thận Tâm Minh Đường:
- Bồi bổ máu, bồi bổ thận, củng cố chức năng đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
- Hỗ trợ hồi phục tế bào thận hư, củng cố chức năng thận.
- Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Cao Bổ Thận: Giải pháp cho người suy thận
Bấm vào đây để được bác sĩ tư vấn trực tiếp!
Toàn bộ thảo dược được sử dụng trong bài thuốc được lấy tại Viện Dược liệu, đạt tiêu chuẩn CO-CQ (Bộ Y tế) về hàm lượng dược chất và độ sạch.
Để bảo toàn dược tính quý, dược liệu tươi sau khi thu hái sẽ được sắc và cô thành dạng cao đặc nguyên chất trong quy trình cô cao truyền thống suốt 48 giờ đun nấu liên tục ở nhiệt độ cao.
Theo thống kê của nhà thuốc Tâm Minh Đường và An Dược trên những trường hợp đã điều trị suy thận bằng Cao Bổ Thận, 85% người bệnh giải quyết tốt các triệu chứng của bệnh chỉ sau 2-3 liệu trình sử dụng thuốc. Nhiều trường hợp sau khi gia cố thêm 2-3 liệu trình tiếp theo cho thấy chức năng thận hồi phục đáng kể.
Đây là những kết quả rất khả quan, được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Dựa trên kết quả điều trị thực tế của các sản phẩm, năm 2018, Nhà thuốc Tâm Minh Đường đã vinh dự nhận được bằng khen và cúp vàng “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng”.
Theo yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ để tiện liên hệ:
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – HN
Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ
Hotline: 0983.34.0246
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM
Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ
Điện thoại: 0903.876.437
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957. Nguyên là giảng viên cấp cao của trường Học viện YHCT Tuệ Tĩnh. Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương hiện đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường.