Yếu tố dạng thấp RF là gì? Cơ sở và đánh giá

Yếu tố dạng thấp RF là loại xét nghiệm được sử dụng khá phổ biến trong việc xác định tình trạng bệnh lý. Vậy cơ sở nào để thực hiện xét nghiệm và các bước tiến hành ra sao, hãy cùng theo dõi bài viết để được giải đáp.

Yếu tố dạng thấp RF là gì?

Xét nghiệm yếu tố dạng thấp RF (viết tắt của cụm từ Rheumatoid Factor) là một trong những loại xét nghiệm mang tính chất định lượng, định tính các yếu tố liên quan đến dạng thấp trong máu. Mục đích của việc thực hiện xét nghiệm này là xác định chuẩn xác một số bệnh xương khớp như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp….

yếu tố dạng thấp rf

Đa số bác sĩ yêu cầu bệnh nhân thực hiện thao tác này như một hành động bắt buộc cho quá trình điều trị. Trong một số trường hợp, xét nghiệm yếu tố dạng thấp RF cũng cho thấy nguyên nhân mắc bệnh và hướng điều trị đối với bệnh nhân.

Cơ sở xét nghiệm yếu tố dạng thấp RF

Để quyết định thực hiện bất cứ xét nghiệm nào, các bác sĩ cũng căn cứ nhiều yếu tố, nguyên nhân và có mục đích nhất định. Cơ sở chẩn đoán của xét nghiệm yếu tố dạng thấp RF là sự tồn tại của kháng thể RF trong máu. Tên khoa học đầy đủ của RF nghĩa là  Rheumatoid Factor – đây là một loại protein được hình thành từ hệ thống miễn dịch trong cơ thể.

Theo đó, kháng thể này có khả năng tấn công và sinh sản trong các mô cơ đồng thời bảo vệ cơ thể khỏi sự tác động của yếu tố có hại. Hàm lượng RF trong cơ thể luôn duy trì ở một ngưỡng nhất định là 12U/ml. Khi chỉ số này có sự biến đổi thì báo động cơ thể đang xảy ra vấn đề.

Trong trường hợp RF tăng đột biến rất có thể bạn đang mắc viêm khớp dạng thấp với con số cụ thể là hơn 75%. Ngược lại, ở người bình thường, chỉ số ở khoảng dưới 50%. Còn khi chỉ số này từ 60 – 70% người bệnh có nguy cơ mắc hội chứng Sjogren, nếu con số này là 50-95% thì vấn đề là do các bệnh xương khớp chủ yếu.

Tuy nhiên, trong một số tình huống, một người hoàn toàn khỏe mạnh có chỉ số này vượt mức cho phép và xét nghiệm cho kết quả giả. Lúc này, bác sĩ cần thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để hỗ trợ quá trình chẩn đoán.

Xét nghiệm yếu tố RF trong viêm khớp dạng thấp khi nào?

Xét nghiệm yếu tố dạng thấp RF không nên tự ý thực hiện mà cần có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Đối với những trường hợp dưới đây, đa số người bệnh sẽ được thực hiện xét nghiệm bắt buộc:

  • Những người đang có khớp bị sưng to, nóng, đỏ trong thời gian dài từ 5-7 ngày. Triệu chứng bệnh có xu hướng tái phát thường xuyên, đặc biệt là khi vận động mạnh hoặc thay đổi thời tiết.
  • Người có cảm giác đau khớp bất thường không rõ nguyên nhân tại nhiều hoặc chỉ một vị trí khớp trên cơ thể.
  • Kèm với triệu chứng đau là cảm giác mệt mỏi, sút cân, sốt nhẹ.
  • Người bệnh cảm thấy khó khăn khi di chuyển hoặc vận động, những động tác bình thường như leo cầu thang, cầm nắm đồ vật….. không thể tự chủ.

Những triệu chứng trên cảnh báo bệnh xương khớp cần được thực hiện xét nghiệm yếu tố dạng thấp RF. Tuy nhiên, có một số trường hợp kết quả xét nghiệm ban đầu là âm tính nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm triệu chứng thì bạn cần thực hiện xét nghiệm nhiều lần.

Các bước xét nghiệm yếu tố dạng thấp RF

Xét nghiệm yếu tố dạng thấp RF được thực hiện với một quy trình tuần tự các bước. Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm theo 3 bước như sau:

Bước 1: Trước khi xét nghiệm

Đây là bước đầu tiên của quy trình xét nghiệm yếu tố dạng thấp RF. Bắt đầu bằng việc người bệnh nhận thấy những dấu hiệu khác thường từ cơ thể và thăm khám bác sĩ. Tiếp đó, bác sĩ sẽ khám lâm sàng bằng một số câu hỏi liên quan đến bệnh sử, triệu chứng, tình trạng sức khỏe….

Khi bác sĩ nghi ngờ người bệnh có khả năng mắc viêm khớp dạng thấp sẽ chỉ định người bệnh thực hiện xét nghiệm yếu tố dạng thấp RF. Đồng thời, bạn sẽ được tư vấn về quy trình, chi phí, thời gian, cách thức tiến hành….

Bước 2: Tiến hành xét nghiệm

  • Đầu tiên, người bệnh cần điền đầy đủ thông tin cần thiết trong phiếu xét nghiệm mà bác sĩ đưa. Thông tin ghi chép cần chính xác, rõ ràng để bác sĩ lên hồ sơ bệnh nhân, bệnh án.
  • Tiếp đó, bác sĩ sẽ lấy khoảng 3ml máu ở vùng tĩnh mạch vào trong ống nghiệm. Trong ống này có thể chứa hoặc không chứa chất chống đông máu tùy cơ sở xét nghiệm.
  • Với mẫu máu thu được, chuyên gia sẽ tiến hành ly tâm để tách huyết thanh và bệnh phẩm theo quy chuẩn của bộ y tế.
  • Với phần mẫu xét nghiệm thu được, bác sĩ mang đi phân tích chỉ số RF trong máu và ghi lại các chỉ số vào phiếu xét nghiệm cho từng bệnh nhân.

Bước 3: Trả kết quả xét nghiệm

Sau khi có kết quả xét nghiệm yếu tố dạng thấp RF, bác sĩ sẽ trả cho bệnh nhân và thông báo tình trạng cũng như cách điều trị phù hợp. Kết quả từ chỉ số RF cho thấy:

  • Chỉ số RF lớn hơn 14U/ml: Người bệnh có thể mắc viêm khớp dạng thấp hoặc hội chứng Sjogren.
  • Chỉ số RF nhỏ hơn 12U/ml: Hàm lượng kháng thể dạng thấp RF là ở mức ổn định, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe và hoàn toàn bình thường.
  • Tuy nhiên một số trường hợp bác sĩ vẫn nghi ngờ triệu chứng sẽ tiến hành thêm xét nghiệm yếu tố dạng thấp RF hoặc xét nghiệm khác cho đến khi có kết luận.

Đánh giá yếu tố dạng thấp RF

Nhìn chung, xét nghiệm yếu tố dạng thấp RF là cần thiết đối với bệnh nhân để có phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, nó không phản ánh được hoàn toàn tình trạng bệnh lý cũng như nguyên nhân gây bệnh. Do đó, cần phải căn cứ vào nhiều yếu tố khách quan như: tiền sử sử dụng thuốc, tuổi tác, bệnh nền của người bệnh.

Bên cạnh đó, để kết quả trả về chính xác nhất, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để thực hiện.

Như vậy, xét nghiệm yếu tố dạng thấp RF là việc làm cần thiết để bác sĩ chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân. Hy vọng những thông tin bài viết cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh lý cũng như bảo vệ sức khỏe bản thân. Chúc bạn đọc luôn khỏe!

0983340246