Cách chữa sỏi thận bằng rau ngót là một trong những bài thuốc dân gian được nhiều người bệnh áp dụng. Nhưng rau ngót chữa bệnh có thực sự hiệu quả vẫn là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Vậy thực hư phương pháp chữa bệnh này có hiệu quả không? Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời.
Sỏi thận có ăn được rau ngót không?
Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị và tình trạng sỏi thận. Ngoài việc sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh có thể kết hợp với một số bài thuốc dân gian giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Theo Đông Y thì rau ngót lành tính có tác dụng giải nhiệt, thanh độc, thải độc, nhuận tràng, sát khuẩn và cầm máu. Bên cạnh đó, rau ngót chứa nhiều chất xơ, protein, canxi, chất béo, phốt pho… giúp bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Rau ngót là cách chữa sỏi thận rất tốt, ngoài ra còn giúp lợi tiểu, tốt cho quá trình thải độc của thận, giúp hỗ trợ quá trình tiêu sỏi trong thận nhanh hơn.
Rau ngót cũng giúp ngăn ngừa nguy cơ rối loạn chuyển hóa chất là nguyên nhân gây ra sỏi, đồng thời chuyển hóa dinh dưỡng đến nội tạng cơ thể dễ dàng hơn. Do đó người bị sỏi trong thận hoàn toàn có thể sử dụng rau ngót là thực phẩm hàng ngày.
Bên cạnh đó, rau ngót còn mang lại nhiều công dụng khác cho sức khỏe như giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm cân, trị táo bón, chống viêm nhiễm hiệu quả. Đây là một loại rau lành tính và an toàn với sức khỏe người bệnh.
Xem Thêm: Cách chữa sỏi thận bằng rau ngổ và nước dừa cực đơn giản
Với tác dụng vượt trội của rau ngót, nhiều người đã tận dụng loại rau này để làm thực phẩm, làm thuốc sử dụng hàng ngày giúp hỗ trợ quá trình tiêu sỏi hiệu quả. Rau ngót dễ kiếm, lành tính nên bạn có thể dễ dàng thực hiện.
Cách chữa sỏi thận bằng rau ngót
Người bệnh cần kiên trì chữa trị để đạt hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là các bài thuốc chữa sỏi trong thận bằng rau ngót người bệnh có thể tham khảo:
Cách 1: Uống nước cốt rau ngót
Người bệnh sử dụng 100g rau ngót sau đó rửa sạch, để ráo. Tiếp đến bạn có thể cho vào cối giã nát hoặc cho vào máy ép để ép lấy nước. Sau đó dùng một miếng vải sạch để lọc lấy nước, bỏ phần bã và thêm muối vào, khuấy đều.
Người bệnh uống nước cốt rau ngót 2 lần mỗi ngày trong khoảng 10 ngày để cải thiện các triệu chứng bệnh hiệu quả.
Cách 2: Nấu canh trị sỏi thận bằng rau ngót
Một cách đơn giản được nhiều người lựa chọn là cách chữa bằng rau ngót áp dụng bằng cách nấu canh ăn trong bữa ăn hàng ngày rất hiệu quả. Bạn nấu canh rau ngót như thông thường có thể thêm thịt bằm hoặc tôm để giúp món ăn thơm ngon hơn. Sử dụng món canh ăn cùng cơm hàng ngày giúp tăng cường chức năng thận. Nên ăn món ăn này nhiều lần để mang lại hiệu quả tốt.
Cách 3: Cách chữa sỏi thận bằng rau ngót, mã đề, râu ngô
Tất cả các nguyên liệu trên đều tốt cho thận giúp lợi tiểu, đào thải sỏi trong thận hiệu quả. Bạn chuẩn bị các nguyên liệu trên với tỉ lệ 1:1:1:1 và rửa sạch chúng, để ráo. Sau đó cho tất cả các nguyên liệu trên vào nồi cùng với 1,5l nước và nấu sôi.
Dùng phần nước rau ngót trên để uống mỗi ngày nên uống 2-3 lần/ngày trong ít nhất 7-10 ngày để kết quả điều trị bệnh tốt nhất.
Cách 4: Cách trị sỏi thận bằng nước rau ngót
Để giữ lại nhiều chất xơ cho rau ngót, thay vì việc ép nước cốt uống bạn có thể lựa chọn phương pháp xay sinh tố rau ngót. Dùng một lượng rau ngót hợp lý cho vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn có thể thêm một chút muối hoặc đường để dễ uống hơn. Uống 2 cốc/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Với cách hấp rau ngót và mật ong bạn cần chuẩn bị rau ngót tươi, mật ong. Đầu tiên bạn giã nhuyễn rau ngót và vắt lấy nước. Sau đó dùng phần nước cốt rau ngót cho thêm một thìa mật ong vào trộn đều. Hấp cách thủy phần rau ngót và mật ong trong khoảng 10 phút. Người bệnh áp dụng cách chữa sỏi thận bằng rau ngót này 2 lần mỗi ngày trong khoảng 10 ngày để cải thiện tình trạng bệnh.
Cách 5: Rau ngót và nước cơm
Nấu rau ngót với nước cơm và sử dụng mỗi ngày một bát vào buổi tối để giúp chữa các triệu chứng bệnh như đi tiểu vàng hiệu quả. Người bệnh nên sử dụng liên tục khoảng 7-10 ngày.
Rau ngót trị sỏi thận có nhược điểm gì?
Mặc dù, người bệnh sỏi thận có ăn được rau ngót có thể mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh tuy nhiên không phải ai cũng phù hợp với phương pháp này. Theo y học, những người nên hạn chế ăn hoặc uống rau ngót với phụ nữ đang mang thai bởi thành phần trong rau ngót chứa Papaverin dễ dẫn đến nguy cơ sảy thai hoặc tình trạng co thắt cổ tử cung.
Bên cạnh đó, rau ngót chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh không có tác dụng chữa khỏi hoàn toàn bệnh. Vì thế, người bị bệnh thận cần kết hợp với các phương pháp điều trị khác để đạt hiệu quả tốt nhất.
Sử dụng rau ngót sống đặc biệt khi bạn không biết rõ nơi trồng, người trồng có sử dụng thuốc trừ sâu hay không dễ dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Bởi khi rau ngót sống trồng ở điều kiện không đảm bảo có thể sinh ra vi khuẩn, ký sinh trùng, sán lá. Vì thế, chữa sỏi thận bằng rau ngót sống cần phải đảm bảo rau an toàn và rửa sạch sẽ. Nên ngâm rau ngót với nước muối trước khi ăn.
Hiệu quả của các chữa này phù hợp với từng cơ địa khác nhau của người bệnh. Vì thế có những người có kết quả điều trị tốt tuy nhiên có những người không mang lại kết quả rõ ràng. Chính vì vậy việc thăm khám bác sĩ và lắng nghe ý kiến bác sĩ là hết sức cần thiết.
Nhìn chung chữa sỏi thận bằng rau ngót là một phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả, an toàn và tiết kiệm được nhiều người lựa chọn. Người bệnh có thể áp dụng kèm theo các phương pháp điều trị khác kết hợp với chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học để cải thiện bệnh hiệu quả.
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957. Nguyên là giảng viên cấp cao của trường Học viện YHCT Tuệ Tĩnh. Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương hiện đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường.