Sưng Đau Khớp Ngón Tay Cái, Giữa, Trỏ, Ngón Út Là Bệnh Gì? Cách Chữa

Sưng, đau khớp ngón tay cái, giữa, trỏ, ngón út…khá nhiều người gặp phải và họ thắc mắc không biết biểu hiện đó gọi là bệnh gì và phải làm sao để chữa khỏi? Mời các bạn tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau.

Đau khớp ngón tay là bệnh gì?

Đau khớp ngón tay hay còn gọi là bệnh viêm khớp ngón tay, là tình trạng sưng, đau tại vị trí sụn khớp của ngón tay. Tình trạng này xảy ra do lớp sụn ở đầu các xương tạo nên khớp ngón tay bị thoái hóa, bị bào mòn qua thời gian. Khi các đầu xương va chạm vào nhau dù người bệnh hoạt động bình thường cũng sẽ gây ra tổn thương và gây viêm khớp ở ngón tay.

Đau khớp ngón tay xảy ra ở bất cứ ngón tay nào trên bàn tay và bất cứ đối tượng nào, không phân biệt già trẻ, nam hay nữ. Nhưng bệnh phổ biến nhất vẫn là ở độ tuổi ngoài 40 mang lại nhiều phiền toái cho người bệnh.

đau khớp ngón tay

Nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm thoái hóa khớp ngón tay là do sụn khớp bị lão hóa, bị chấn thương tại khớp tay, do di truyền từ đời trước, do vận động quá sức hoặc sai tư thế, do nhiễm khuẩn hoặc do béo phì, cân nặng quá mức kiểm soát bởi tích trữ nhiều thức ăn có dầu mỡ.

Triệu chứng đau khớp ngón tay

Bệnh đau khớp ngón tay thường biểu hiện qua các triệu chứng:

  • Đau khớp: Người bệnh sẽ có cảm giác đau âm ỉ hoặc đau dữ dội tại khớp ngón tay, nhất là vào thời điểm sáng sớm và lúc ban đêm.
  • Ngón tay biến dạng: Nếu tình trạng viêm khớp ngón tay nặng sẽ khiến cho các ngón tay biến dạng, thường lệch về một bên (phía xương trụ) khiến cho bàn tay không được linh hoạt nữa.
  • Sưng khớp: Các ngón tay có biểu hiện bị sưng lên và gây đau nhức.
  • Cứng khớp: Khi thức dậy mỗi sáng, người bệnh sẽ có cảm giác khó cầm nắm hay duỗi thẳng ngón tay.

Ngoài ra còn một số triệu chứng khác đi kèm với các biểu hiện trên mà nhiều người hay gặp phải đó là bị sốt nhẹ, mồ hôi chân tay ra nhiều, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, có cảm giác tê bì…

Nhìn chung, bệnh viêm khớp ngón tay tuy không nguy hiểm nhưng nếu điều trị muộn có thể để lại nhiều biến chứng xấu như teo cơ, bàn tay bị biến dạng, chức năng vận động bị hạn chế hoặc thậm chí tê liệt bàn tay suốt đời. Vì thế, người bệnh cần phải đi khám ngay nếu phát hiện ra biểu hiện bất thường của ngón tay.

Đau khớp ngón tay cái

Đây là bệnh lý viêm khớp ngón tay cái khiến cho ngón cái không cử động bình thường được.

Khi bị bệnh này thì người bệnh sẽ có cảm giác đau mỗi lần cầm, nắm hay kẹp một thứ gì đó ở giữa ngón trỏ và ngón cái. Bên cạnh đó còn một số dấu hiệu đi kèm như cứng khớp, ngón cái hành động mất kiểm soát và không còn đảm bảo được độ chính xác mỗi lần cầm nắm hay bám. Ngoài ra, cơn đau có thể kéo đến liên tục làm giảm thiểu các hoạt động có liên quan tới ngón cái.

Bệnh đau khớp ở ngón tay cái xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó có một số lý do chính phải kể đến, đó là: viêm khớp dạng thấp hoặc viêm khớp ngón tay cái, hội chứng ống cổ tay, bị chấn thương ở ngón cái, bị bong gân…

Khi bị đau ngón cái, tùy vào hiện trạng của bệnh mà có những cách điều trị phù hợp. Dưới đây là một số biện pháp nên áp dụng:

  • Điều trị tại nhà: Nếu ngón cái bị đau do vận động quá nhiều thì bạn nên cho ngón tay cái được nghỉ ngơi. Chườm đá vào vị trí ngón cái cũng là cách giúp giảm đau khá tốt.
  • Vật lý trị liệu: Một số giải pháp trị liệu được áp dụng nhiều như bấm huyệt, xoa bóp. Phương pháp này được đánh giá là an toàn và mang lại hiệu quả cao nhưng bệnh nhân cần phải kiên trì tập luyện thì mới có kết quả như ý.
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc giảm đau hoặc thuốc tiêm cortisone được các chuyên gia y tế điều trị cho bệnh nhân đau khớp ngón tay cái.

Đau khớp ngón tay giữa

Đau khớp ở ngón tay giữa là khớp ở ngón tay giữa bị sưng, đau do các phần sụn, cơ, bao gân, dây chằng của khớp bị tổn thương.

Nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng đau khớp ngón giữa là di truyền, thừa cân, viêm khớp dạng thấp, hoạt động quá sức, bị chấn thương hay sai tư thế khi làm việc gì đó.

Triệu chứng của bệnh đau khớp ngón giữa là các cơn đau kéo đến từ nhẹ đến nặng, bị sưng và cứng khớp, ngón tay giữa bị viêm và tấy đỏ lên.

Bệnh đau ngón tay giữa tuy không nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng thoái hóa khớp trầm trọng, biến dạng ngón tay giữa, bị dính khớp, thậm chí là tàn phế.

Do đó, khi gặp phải bệnh này, bạn hãy áp dụng một số biện pháp điều trị sau:

  • Sử dụng thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid. Các loại thuốc này giúp giảm triệu chứng sưng đau ngón tay rất nhanh. Tuy nhiên, khi bạn dùng những thuốc này thì sẽ phải sử dụng liên tục vì nếu ngừng thì bệnh sẽ tái diễn và nó còn gây ra một số tác dụng phụ như đau bao tử, suy thận…Vậy nên, bạn cần cân nhắc trước khi dùng.
  • Áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu thông qua các kỹ thuật hiện đại cũng là giải pháp khá an toàn và hiệu quả bởi nó không gây ra tác dụng phụ cho người bệnh.

Nói chung dù là cách nào thì chúng tôi cũng khuyên bạn tốt nhất nên đi khám bác sĩ và điều trị theo lộ trình mà bác sĩ tư vấn để có được hiệu quả cao nhất.

Đau khớp ngón tay trỏ

Đây là bệnh lý khá phổ biến mang lại cảm giác đau nhức, khó chịu ở vị trí ngón tay trỏ.

Biểu hiện của người bệnh là ngón tay trỏ bị sưng tấy, đỏ ửng, không thể sinh hoạt và làm việc như bình thường, ngay cả những động tác nhẹ nhàng nhất như cầm, nắm đồ vật.

Nguyên nhân gây ra đau khớp ngón tay trỏ là:

  • Do tai nạn hoặc bị ngã, bị chấn thương, bị gãy xương gây ảnh hưởng tới ngón trỏ.
  • Do thoái hóa xương khớp nên ngón trỏ bị đau khớp.
  • Do tay bị tê cóng dưới trời rét lạnh khiến cho các mô ở dưới lớp da bị đông cứng lại dẫn tới tê nhức và đau ở khớp ngón trỏ.
  • Do bệnh gout khiến cho ngón trỏ bị sưng tấy, nóng ran, đau nhức rất khó chịu.
  • Do các dây thần kinh cơ bị ảnh hưởng, nhất là vào những ngày đông lạnh giá khiến cho những mạch máu xung truyền dẫn tới dây thần kinh cơ xương không được lưu thông mà ứ tắc, gây ra đau khớp ngón tay trỏ.

Để điều trị bệnh đau khớp ngón trỏ thì bạn có thể áp dụng một số cách sau:

  • Bạn có thể dùng thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng viêm giúp cải thiện chức năng của khớp ngón tay và giảm được triệu chứng đau nhức khớp. Một số tên thuốc như Acetaminophen, tramadol, steroid (NSAIDs): aspirin, ibuprofen, naproxen đều là thuốc được bác sĩ chỉ định.
  • Giải pháp bấm huyệt, châm cứu cũng khá hiệu quả.
  • Người bệnh cũng có thể sử dụng nẹp hoặc đeo niềng ngón tay trỏ bị đau.
  • Ngoài ra, người bệnh nên tăng cường hoạt động các cơ bàn tay để cải thiện và phòng bệnh đau khớp ở ngón tay trỏ.

Đau khớp ngón tay út

Đau khớp ngón tay út xảy ra khi xương khớp bị thoái hóa, gây ảnh hưởng tới đời sống và công việc khi ngón út không được sử dụng linh hoạt.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này gồm có:

  • Sụn khớp bị hư tổn và dịch khớp có chất lượng suy giảm.
  • Một số chấn thương trong làm việc và sinh hoạt như tai nạn, bị gãy xương, sai khớp tay cũng dẫn tới đau khớp ở ngón tay út.
  • Người bệnh thiếu canxi cũng dễ dẫn tới đau khớp ngón út, nhất là độ tuổi trung niên, cao tuổi hay chị em tiền mãn kinh.
  • Dây thần kinh và mạch máu bị chèn ép khiến cho máu không lưu thông đều nên dẫn tới đau ngón tay út.
  • Do người bệnh dùng một số loại thuốc để lại tác dụng phụ gây ảnh hưởng tới ngón tay cái.

Khi bị đau khớp ngón tay út, bạn sẽ thấy biểu hiện ngón tay bị sưng đỏ, co cứng, khô khớp.

Để điều trị hiện tượng đau khớp ngón tay út thì người bệnh có thể dùng thuốc nhưng bạn lưu ý không tự ý mua thuốc mà phải theo sự chỉ định của bác sĩ.

  • Để tránh xảy ra tổn thương trong quá trình vận động thì bạn nên dùng kẹp để cố định ngón tay út.
  • Bạn có thể thực hiện xoa bóp, ngâm tay với nước muối hoặc làm ấm ngón tay để giãn dần các cơ.
  • Ngoài ra, một chế độ ăn uống hợp lý, đủ dưỡng chất và tập thể thao đều đặn, hạn chế làm việc quá mức, vận động mạnh hay bê vác đồ nặng là những lưu ý cần thiết cho người bị đau khớp ngón tay út.

> Tìm hiểu: Đau khớp vai là bệnh gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa

An Cốt Nam – biện pháp “vĩnh biệt” đau khớp ngón tay

Khi có dấu hiệu đau khớp các ngón tay, người bệnh nên tiến hành đi khám và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp để không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hằng ngày. Và An Cốt Nam chính là giải pháp giúp những người bị đau khớp ngón tay chữa trị khỏi hoàn toàn với phác đồ TOÀN DIỆN.
Bài thuốc An Cốt Nam được Sở Y Tế cấp phép và công nhận là sản phẩm tiên phong đặc trị các bệnh xương khớp, điển hình ở đây là bệnh đau khớp ngón tay dứt điểm hàng đầu hiện nay.

an cốt nam lộ trình điều trị kiềng ba chân

  • Bài thuốc uống: Gia giảm từ hai phương thuốc cổ – Độc Hoạt Tang Ký Sinh và Quyên Tý Thang. Thành phần có thêm nhiều dược liệu quý có trong Dược điển IV như: Thiên Niên Kiện, Sâm Ngọc Linh, Bí Kỳ Nam, Trư Lung Thảo…
  • Cao dán: Chiết xuất từ Đại hồi, Địa Liền, Quế Chi. Bệnh nhân dán vào vùng cột sống đau nhức khoảng 30 phút sẽ có hiệu quả giảm đau. Bên cạnh đó, cao dán còn có chứa nam châm từ tính giúp kích thích thần kinh đẩy dược chất của thuốc đến vùng đau nhức nhanh hơn, nâng cao hiệu quả điều trị bệnh vượt trội.
  • Bài tập trị liệu: Bao gồm 13 bài tập chuyên sâu cho từng bệnh lý và đối tượng bệnh nhân. Người bệnh khi mua thuốc sẽ được tặng tài liệu giấy và đĩa VCD hướng dẫn cách tập tại nhà.
  • Vật lý trị liệu: Quy trình 5 bước cao cấp: Xông ngải – Châm cứu – Xoa bóp bấm huyệt bằng áp lực hơi – Kéo giãn cột sống – Đốt thuốc Nhật Bản.

ƯU ĐIỂM VƯỢT TRỘI CỦA PHÁC ĐỒ “TRONG UỐNG- NGOÀI BÔI” AN CỐT NAM:

  • Bài thuốc là phác đồ toàn diện với sự kết hợp “trong uống- ngoài bôi”: thuốc uống, cao dán, vật lí trị liệu. Trong đó, bệnh nhân sẽ được MIỄN PHÍ dịch vụ vật lí trị liệu bao gồm: châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp khi tới trực tiếp nhà thuốc.
  • Thảo dược lành tính, được trồng tại Vườn Dược Liệu ( Bộ Y tế) đạt tiêu chuẩn CO-CQ (giấy chứng nhận về xuất xứ- chất lượng sản phẩm được Bộ Công Thương cấp).
  • Không tác dụng phụ.
  • Không cần phẫu thuật, chữa bệnh dứt điểm.
  • Thương hiệu uy tín và an toàn vì sức khỏe cộng đồng.

Đánh bay đau khớp ngón tay!

Liên hệ ngay!

hotline sài gòn hotline miền bắc

DÙNG AN CỐT NAM BAO LÂU THÌ THẤY HIỆU QUẢ?

  • Từ 5- 7 ngày đầu: hiện tượng cứng, đỏ, nóng khớp ngón tay biến mất.
  • Từ 10- 20 ngày: cơn đau, sưng viêm khớp giảm 60-75%, bệnh nhân có thể cử động dễ dàng.
  • Sau 20- 30 ngày: viêm nhiễm tiêu biến, tổn thương khớp được phục hồi. Người bệnh có thể vận động linh hoạt, đau nhức giảm đến 90%.

Với sự hiệu quả của An Cốt Nam, trong năm 2018, phòng chẩn trị Y học cổ truyền Tâm Minh Đường đã vinh dự nhận được cúp Vàng cùng bằng khen cho giải thưởng “Thương hiệu vàng cho sức khỏe cộng đồng” do chính người tiêu dùng bình chọn. Đây chính là một minh chứng cho thấy, bài thuốc An Cốt Nam đang dần dần “thâu tóm” được niềm tin từ phía người bệnh trên khắp cả nước.

Ngoài ra, An Cốt Nam còn được Trưởng khoa Đông y Bệnh viện 108 Ths. Bs Hoàng Khánh Toàn giới thiệu và dành nhiều lời khen trong chương trình truyền hình “Sống khỏe mỗi ngày” được phát sóng trên kênh VTV2:

bác sĩ khánh toàn

Qua những chia sẻ trên chắc hẳn các bạn đã biết được sưng, đau khớp ngón tay cái, giữa,trỏ, ngón út,… là bệnh gì, phải làm sao? Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn.

Bạn còn thắc mắc gì không? Bấm vào khung chat với bác sĩ để được hỗ trợ nhanh nhất.
Đáp ứng nhu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ:

Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường; Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ.

Địa chỉ: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – Hà Nội.

Điện thoại: 0983.34.0246

Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược; Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ;

Địa chỉ: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh;

Điện thoại: 0903.876.437

0983340246