Bệnh gan ngoài việc điều trị bệnh bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì chế độ ăn uống đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Vậy người bệnh nên ăn gì và kiêng gì? Hãy cùng chúng tôi tham khảo thông tin trong nội dung bài viết dưới đây.
Bệnh gan nên ăn gì?
Khi chức năng gan có dấu hiệu bị suy giảm thì ngoài việc điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ thì chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng, người bệnh nên cần phải bổ sung những loại thực phẩm tốt cho gan. Dưới đây là một số loại thực phẩm tốt cho người bệnh gan mà bạn có thể tham khảo:
Rau củ quả tươi
Người bệnh nên bổ sung nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như các loại rau xanh, các loại hoa quả chứa nhiều vitamin, khoáng chất đặc biệt là các loại vitamin A, C để giúp cơ thể hỗ trợ tăng sức đề kháng, bổ sung các chất chống oxy hóa giúp giảm quá trình phát triển bệnh gan. Một số loại hoa quả tốt cho sức khỏe mà bạn có thể tham khảo:
- Táo: Là một trong những loại quả giàu hàm lượng vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm hàm lượng cholesterol trong cơ thể nên rất tốt cho sức khỏe người bệnh gan.
- Bơ: Trong thành phần của bơ có chứa chất béo lành mạnh và các loại vitamin rất tốt cho cơ thể như B, C, E. Bên cạnh đó, bơ có chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa glutathione giúp tăng khả năng giải độc gan cho cơ thể.
- Cam, chanh, bưởi: Đây đều là những quả có hàm lượng vitamin C, giúp kháng khuẩn. Bên cạnh đó, do chứa nhiều thành phần là các chất chống oxy hóa nên các loại trái cây này có khả năng giúp phục hồi gan rất hiệu quả.
- Lê: Trong thành phần của loại quả này có nhiều chất dinh dưỡng giúp sản xuất glutathione hỗ trợ tăng cường chức năng thải độc ở gan.
- Nho: Trong nho có chứa rất nhiều các nguyên tố vi lượng như kali, canxi, phốt pho, sắt, các loại protein, vitamin, axit amin giúp tăng cường sức khỏe cơ thể, bảo vệ gan hiệu quả.
Các loại thực phẩm giàu chất đạm tốt cho người bệnh gan
Các thực phẩm giàu đạm ngoài việc cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng thiết yếu cho toàn bộ cơ thể hoạt động và rất tốt cho gan.
Người bệnh cần đảm bảo tiêu thụ ít nhất 50g protein mỗi ngày từ các loại thực phẩm như cá, trứng, thịt, sữa,… Trong đó protein từ sữa bò và cá là những loại thực phẩm rất tốt cho người bệnh vì những loại thực phẩm này rất dễ tiêu hóa.
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh
Các thực phẩm giàu hàm lượng chất béo sẽ không thể thiếu trong thực đơn của người bệnh gan. Những chất béo lành mạnh có thể giúp người bệnh tăng cường sức khỏe cơ thể, giảm đi những thương tổn trên gan. Một số thực phẩm nên dùng bao gồm hạnh nhân, hạt chia, bơ, các loại cá giàu omega 3,…
Tuy nhiên, người bệnh hãy nhớ kỹ để chế biến thành những món ăn đảm bảo cho sức khỏe thì nên chế biến ở dạng luộc, hấp, hạn chế thấp nhất việc chiên xào không tốt cho sức khỏe.
Bệnh gan kiêng ăn gì?
Ngoài chế độ ăn uống lành mạnh với những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe thì người bệnh cũng cần phải kiêng những thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Dưới đây là một số thực phẩm mà người bệnh nên tránh:
- Nội tạng động vật: Người bệnh nên thận trọng với nội tạng động vật như gan, lòng, tim… bởi đây là loại thực phẩm chứa rất nhiều cholesterol gây ảnh hưởng rất lớn tới quá trình thải độc gan.
- Đồ ăn chiên rán: Những loại thực phẩm này đều không tốt cho gan bởi nó có chứa nhiều các loại chất béo bão hòa, cholesterol có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng gan, việc sử dụng trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng tích tụ mỡ trong nội tạng. Vì thế, người bệnh gan có thể lựa chọn các cách chế biến khác như luộc, hấp để đảm bảo có 1 bữa ăn lành mạnh.
- Măng tươi: Đây là một trong những loại thực phẩm rất khó tiêu hóa và khó chuyển hóa ở gan đối với những người bệnh có tổn thương ở khu vực dạ dày, gan. Vì vậy, việc sử dụng măng trong bữa ăn của người mắc bệnh gan là không tốt nên mọi người cần chú ý
- Thực phẩm cay nóng: Các thực phẩm có chứa nhiều ớt hoặc những gia vị cay nóng có thể khiến gan phải hoạt động nhiều hơn để loại bỏ các chất độc hại, tạo ra những gánh nặng cho gan. Thế nên, người bệnh nên hạn chế sử dụng các thực phẩm cay nóng.
- Mỡ động vật: Các loại thịt mỡ động vật được các chuyên gia khuyến cáo không tốt đối với sức khỏe người bệnh. Nếu so với thịt nạc thì thịt mỡ có hàm lượng protein thấp hơn nhiều nhưng lại chứa nhiều chất béo không hòa tan. Mỡ động vật khiến cho quá trình chuyển hóa và hấp thu các chất tại gan bị ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động của gan, chất béo tích tụ nhiều tại gan sẽ gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ
- Thực phẩm đóng hộp: Đây là một trong những loại thực phẩm không tốt cho người bệnh gan bởi đây là thực phẩm có thể dễ nhiễm khuẩn, có chứa nhiều các loại chất bảo quản nên người bệnh nên hạn chế sử dụng.
Ngoài ra, còn rất nhiều các loại thực phẩm khác mà người bệnh nên kiêng, để biết thêm thông tin chi tiết mọi người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Thực đơn tốt trong tuần cho người bệnh gan
Khi đã biết được những loại thực phẩm nào nên ăn và không nên ăn thì người bệnh hãy nên tạo ra cho mình một hoặc vài mẫu thực đơn trong một tuần để bạn có thể quản lý tốt quá trình ăn uống hằng ngày của mình, dưới đây là một số mẫu thực đơn tốt trong tuần cho người bệnh gan mà mọi người có thể tham khảo:
Thứ 2:
- Bữa sáng: Cháo yến mạch, quả việt quất, sữa ít đường.
- Bữa ăn nhẹ thứ nhất: Các loại hạt thô nên rang hoặc không chiên trong dầu.
- Bữa trưa: Salad rau củ, nửa chén cơm, thịt cá hấp.
- Bữa ăn nhẹ thứ 2 : Táo 1 quả.
- Bữa tối: Cơm gạo lứt sử dụng kèm ức gà nướng.
Thứ 3:
- Bữa sáng: 2 lát bánh mì nướng, trứng ốp la 1 quả.
- Bữa ăn nhẹ thứ nhất: 1 quả chuối.
- Bữa trưa: 1 chén cơm, thịt hấp, rau củ luộc.
- Bữa ăn nhẹ thứ hai: Sữa chua 1 cốc.
- Bữa tối: Rau củ quả tùy ý tốt cho người bệnh, tôm, thịt bò.
Thứ 4:
- Bữa sáng: Bánh bông lan, 1 ly sữa ít đường.
- Bữa ăn nhẹ thứ nhất: 2 miếng dưa hấu.
- Bữa trưa: Cháo gà 1 tô.
- Bữa ăn nhẹ thứ 2: Một bát nhiều loại trái cây tươi.
- Bữa tối: Cơm, món ăn từ đậu phụ, thịt lợn nạc, rau củ luộc.
Thứ 5:
- Bữa sáng: 2 lát bánh mì, 1 ly sữa.
- Bữa ăn nhẹ thứ nhất: 1 quả ổi.
- Bữa trưa: Salad rau củ quả với 2 quả trứng gà luộc.
- Bữa ăn nhẹ thứ hai: 1 ly sữa
- Bữa tối: Cá thu nướng, salad rau xanh, 1 chén cơm.
Thứ 6:
- Bữa sáng: Khoai lang luộc 1 củ, 1 ly sinh tố dưa hấu
- Bữa ăn nhẹ: 1 quả cam
- Ăn trưa: Cơm trắng, thịt gà/lợn/bò tùy thích, rau củ quả luộc.
- Bữa ăn nhẹ thứ 2: Ngũ cốc 1 cốc.
- Bữa tối: Salad rau củ trộn, thịt gà, cơm.
Thứ 7:
- Bữa sáng: Ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi.
- Bữa ăn nhẹ: Các loại bánh.
- Bữa trưa: Cá hấp, rau luộc, cơm trắng.
- Bữa ăn nhẹ thứ hai: Sữa chua 1 cốc.
- Bữa tối: Súp lơ, thịt nạc hấp, cơm.
Chủ Nhật:
- Bữa sáng: 2 lát bánh mì, sữa ít đường 1 ly.
- Bữa ăn nhẹ thứ nhất: 2 quả cam.
- Bữa trưa: Cháo đậu xanh, dưa hấu.
- Bữa ăn nhẹ thứ hai: 1 sinh tố dứa.
- Bữa tối: Ức gà nướng, cơm, rau, thịt lợn luộc
Bệnh gan nên ăn gì, kiêng ăn gì và thực đơn tốt hàng tuần? Tất cả đã được chúng tôi giải đáp, mọi người cần phải chú ý rằng ngoài việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì chế độ ăn uống đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình chữa trị.
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957. Nguyên là giảng viên cấp cao của trường Học viện YHCT Tuệ Tĩnh. Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương hiện đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường.