Viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì, có nên ăn bánh mì, khoai lang, sữa chua… không là thắc mắc của rất nhiều người bệnh và người thân của họ. Tham khảo nội dung bài viết sau để xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, nhanh chóng đẩy lùi được bệnh.
Viêm đại tràng nên ăn gì?
Thói quen ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến viêm đại tràng và cũng là nguyên nhân hình thành nên bệnh. Để cải thiện và chữa trị bệnh, việc thay đổi chế độ và thói quen ăn uống đóng vai trò quan trọng. Vậy viêm đại tràng nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất?
Viêm đại tràng nên ăn hoa quả gì?
- Quả lựu: Hàm lượng Vitamin B2, Natri, Niacin, Canxi,… trong quả lựu có tác dụng thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương đại tràng. Người bệnh có thể dùng cả vỏ lựu bởi hoạt chất Tanin trong vỏ giúp kiểm soát tiêu chảy và đại tiện ra máu hiệu quả.
- Táo: Hàm lượng Pectin trong quả táo làm tăng khối lượng phân, cải thiện tiêu hóa. Ngoài ra, táo chứa nhiều khoáng chất, Vitamin,… tăng cường sức khỏe, sức đề kháng của người bệnh.
- Đu đủ: Đu đủ enzyme tiêu hóa Protein Papain. Ăn đu đủ giúp người bệnh giảm táo bón, đầy hơi,…
- Quả sung: Sung có chứa hàm lượng chất xơ, Vitamin C rất cao. Việc ăn sung giúp người bệnh kiểm soát được triệu chứng đau nhức ở vùng bụng, cải thiện tình trạng táo bón.
- Quả chuối: Chuối giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh rất hiệu quả. Theo các chuyên gia, hàm lượng Protein, Carbohydrate, chất béo trong chuối cao, giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể tốt. Cùng với đó, quả chuối rất dễ dung nạp vào cơ thể và thuận lợi cho quá trình tiêu hóa. Trong trường hợp người bệnh bị tiêu chảy, ăn chuối cùng giúp bổ sung chất điện giải và hàm lượng Kali thiếu hụt. Nhờ vậy, cảm giác mệt mỏi được giảm thiểu đáng kể.
Viêm đại tràng có nên ăn khoai lang?
Khoai lang là loại thực phẩm được nhiều người bệnh sử dụng để cải thiện triệu chứng bệnh. Khoai lang có vị ngọt, tính bình nên tiêu viêm, cải thiện triệu chứng táo bón, giải độc cơ thể tốt.
Ngoài ra, các nghiên cứu khoa học cũng chứng minh trong khoai lang có chứa hàm lượng Vitamin A – B – C và Tanin cao. Nhờ vậy, khi đưa vào cơ thể giúp người bệnh cải thiện tình trạng viêm loét đại tràng, ngăn ngừa sự tán công của các vi khuẩn và nấm.
Viêm đại tràng có nên ăn sữa chua?
Người bệnh nên ăn sữa chua bởi thực phẩm này có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho người bệnh. Theo các chuyên gia, vi khuẩn Probiotics có trong sữa chua giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa thức ăn. Cơ thể sẽ hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn, đường ruột cũng được bổ sung lượng vi khuẩn có lợi.
Các chuyên gia cũng cho biết thêm, việc ăn sữa chua có tác dụng ức chế một số vi khuẩn gây bất lợi cho đại tràng. Thành phần dưỡng chất của thực phẩm này giúp người bệnh cải thiện triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, đồng thời điều hòa lại hoạt động của đại trạng, đặc biệt khi đại tràng co thắt quá mức.
Viêm đại tràng có nên ăn bánh mì?
Người bệnh có nên ăn bánh mì hay không là thắc mắc của nhiều người bệnh. Để giải đáp câu hỏi này, nhiều thực nghiệm khoa học đã được thực hiện. Các chuyên gia đưa ra kết luận, bệnh nên ăn bánh mì nhưng cần hết sức chú ý.
Thành phần của bánh mì có chứa hàm lượng tinh bột, axit amin, khoáng chất tốt cho người bệnh. Loại thực phẩm này cũng mềm và dễ tiêu hóa, có thể thấm hút được dịch còn thừa trong dạ dày.
Tuy nhiên, việc sử dụng bánh mì cũng tồn tại nhiều nhược điểm. Đa số loại bánh mì hiện nay đều chứng hàm lượng Gluten nhất định. Đây là hợp chất không tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt với những người không có khả năng tiêu hóa được Gluten như người mắc bệnh Celiac, người mắc bệnh hội chứng kích thức hay người dị ứng với Gluten,…
Khi không tiêu hóa được Gluten, hợp chất này tồn tại trong cơ thể có thể dẫn đến tiêu chảy, chướng bụng và người bệnh luôn có cảm giác đầy hơi. Do vậy, để không ảnh hưởng xấu đến triệu chứng bệnh, người mắc bệnh không nên ăn bánh mì chứa Gluten. Nếu ăn, cần chọn loại không chứa hợp chất gây hại tiêu hóa này.
Viêm đại tràng có nên ăn trứng?
Đại tá – Bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng (nguyên Phó khoa Đông y Bệnh viện Y học cổ truyền Quân đội) cho biết, người bệnh có thể ăn trứng nhưng cần hết sức cẩn trọng. Trong thành phần của trứng có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể trong đó có thể kể đến như:
- Vitamin B
- Lecithin
- Omega 3…
Hàm lượng các hoạt chất kể trên giúp người bệnh kiểm soát được một một số triệu chứng của bệnh như khó tiêu, ợ hơi và làm lành tổn thương đại tràng hiệu quả.
Cùng với công dụng trên thì người bệnh viêm đại tràng có nên ăn trứng hay không? Trong đó, các nghiên cứu khoa học chỉ ra trong thành phần của lòng trắng trứng tồn tại loại men Antitrypsin. Loại men này gây nên tình trạng chứng bệnh, khó tiêu ở người bệnh. Ngoài ra, trong trứng có chứa cả Gluten gây ảnh hưởng không tốt đến người bệnh.
Người bệnh muốn ăn trứng cần lưu ý các vấn đề sau:
- Không ăn trứng khi bụng đang đói vì có thể dẫn đến đầy hơi
- Người bệnh không được ăn trứng lòng đào
- Người bệnh không nên ăn trứng quá nhiều lần trong ngày
- Không nên ăn trứng vào buổi tối
- Không được ăn trứng kết hợp với cà chua hoặc tỏi có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nguy hiểm
Viêm đại tràng kiêng ăn gì?
Ngoài các thực phẩm nên ăn, các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ tiêu hóa cũng liệt kê ra những loại thực phẩm không tốt cho tình trạng bệnh và khuyến cáo người bệnh nên tránh sử dụng. Dưới đây là những thực phẩm người bị viêm đại tràng nên kiêng:
- Các loại quả hạch, các loại hạt
- Thực phẩm giàu chất xơ đặc biệt là các loại đậu, ngũ cốc nguyên cám, bông cải xanh, bắp cải…
- Những sản phẩm được chế biến từ sữa
- Đồ ăn giàu chất béo
- Đồ ăn chiên xào, cay nóng
- Khoai tây
- Các loại đồ uống có cồn, chất kích thích như bia rượu, cafein, thuốc lá….
- Đồ ăn nhiều được, đặc biệt là đường fructose như nước ép trái cây, siro bắp, mật ong…
- Các loại thực phẩm chứa sulfit, sulfur như đậu phộng, hạnh nhân…
Xây dựng thực đơn cho người viêm đại tràng cần lưu ý gì?
Chế độ ăn uống ảnh hưởng nhiều đến quá trình điều trị bệnh, chính vì thế khi xây dựng thực đơn ăn uống cho người viêm đại tràng cần chú ý những điều sau:
- Chia nhỏ khẩu phần ăn uống hàng ngày, chia nhỏ thành nhiều bữa, ăn cách đều nhau và cần ăn chậm, nhai kỹ
- Ghi lại nhật ký ăn uống hàng ngày để theo dõi được loại thực phẩm nào gây kích ứng khiến cho triệu chứng bệnh trở nên trầm trọng hơn, đồng thời đánh giá được dinh dưỡng bổ sung hàng ngày. Từ đó điều chỉnh loại thực phẩm, khẩu phần ăn uống phù hợp
- Nấu thức ăn chín, hạn chế ăn các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức uống chứa cồn, chất kích thích, có gas…
- Có thể bổ sung men vi sinh (probiotic) để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn
>> Xem thêm: Viêm đại tràng co thắt: Dấu hiệu và cách điều trị triệt để
Trên đây là các thông tin tổng hợp giải đáp cho bạn đọc thắc mắc viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng gì? Chúc bạn sức khỏe và thành công!
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957. Nguyên là giảng viên cấp cao của trường Học viện YHCT Tuệ Tĩnh. Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương hiện đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường.