Nổi mề đay ở mặt là nỗi ám ảnh của rất nhiều người, ngoài việc làm mất thẩm mỹ còn gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Vậy nguyên nhân gây bệnh do đâu và cách điều trị bệnh như thế nào thì hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tại sao bị nổi mề đay ở mặt
Bệnh được biết đến là một dạng phản ứng của da khi bị các yếu tố kích ứng khiến cho người bệnh thường xuyên bị ngứa ngáy và kèm theo các đốm đỏ. Tình trạng này có thể xuất hiện trong vài ngày hoặc cũng có thể kéo dài hơn và chuyển qua giai đoạn mãn tính.
Tại sao bị nổi mề đay ở mặt? Là thắc mắc của nhiều người bệnh. Theo một số ý kiến của chuyên gia da liễu, bệnh có thể do nhiều tác nhân gây ra như:
- Do tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời: Khi da tiếp xúc quá lâu với anh nắng mặt trời có thể làm cho da bị cháy nắng, khô và gây kích ứng. Đối với những trường hợp thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng có nguy cơ cao mắc bệnh mề đay ở mặt hơn so với người thường.
- Dị ứng với mỹ phẩm: Một số loại mỹ phẩm có chứa nhiều thành phần như: chì, xà phòng, dầu khoáng hoặc có độ PH cao sẽ làm phá vỡ môi trường tự nhiên của da. Điều này sẽ khiến cho da bị suy yếu dễ bị mề đay hoặc mẩn ngứa.
- Nhiệt độ thay đổi đột ngột: Khi thời tiết thay đổi một cách đột ngột từ lạnh sang nóng và ngược lại sẽ làm khiến cho da mặt không thích nghi được và dẫn tới mề đay, mẩn ngứa.
- Da thiếu độ ẩm, quá khô: Do da không thể nào duy trì được độ ẩm cần thiết khi để bảo vệ lớp màng lipid. Khi da khô làm cho lớp màng này dễ bị phá hủy và dẫn tới nhiều ảnh hưởng.
Ngoài ra bị mề đay ở mặt còn có thể do một vài yếu tố khác như bị côn trùng cắn hoặc tiếp xúc với những loại phấn hóa, lông động vật, bụi bẩn từ môi trường bên ngoài hoặc cũng có thể do tác dụng phụ của thuốc gây nên.
Nổi mề đay ở mặt có bị sưng, phù không?
Bị mề đay ở mặt có bị sưng hoặc phù không? Cũng là thắc mắc của nhiều người bệnh. Để giải đáp vấn đề này, theo một số chuyên gia da liễu, khi bị bệnh ở mặt thì triệu chứng nổi bật của bệnh là tình trạng sưng phù vùng mặt làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ.
Ngoài tình trạng bị sưng và phù thì căn bệnh mề đay ở mặt còn khiến cho người bệnh thường xuyên phải chịu những cơn ngứa ngáy khó chịu và làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
Nổi mề đay ở mặt ngoài biểu hiện sưng phù mặt, người bệnh còn phải gặp một số triệu chứng khác như:
- Mắt, miệng, tai, mắt đều bị sưng theo.
- Phát ban, ngứa ngáy từ vùng cổ xuống vai.
- Da có dấu hiệu bị bong tróc do bị sưng.
- Trên da xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti
- Một số trường hợp có thể bị sốt.
Tình trạng này có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như sốc phản vệ, phù mạch, nghẽn thở. Chính vì vậy khi thấy biểu hiện sưng, phù mặt thì cần phải chủ động đi khám để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Cách trị nổi mề đay ở mặt
Bệnh có thể kéo dài trong khoảng vài ngày nhưng cũng có trường hợp kéo dài cả tháng và chuyển sang giai đoạn mãn tính. Để giúp người bệnh có thể giảm thiểu các tổn thương trên da và đẩy lùi bệnh hiệu quả thì có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây:
Sử dụng thuốc kê đơn của bác sĩ
Do bệnh xuất hiện ở vùng mặt nên việc điều trị không đúng cách có thể để lại nhiều sẹo thâm. Vì thế người bệnh không nên tự ý mua các sản phẩm thuốc Tây y ngoài thị trường về sử dụng. Thay vào đó nên liên hệ với bác sĩ để có phác đồ điều trị hiệu quả.
Một số loại thuốc hay được bác sĩ kê đơn điều trị nổi mề đay ở mặt như:
- Nuối muối sinh lý: Giúp loại bỏ các nguyên nhân từ môi trường sống và ngăn ngừa nhiễm trùng hiệu quả. Người bệnh có thể thấm nước muối vào tăm bông rồi lau nhẹ lên vùng da bị bệnh.
- Thuốc kháng Histamin H1: Đây là loại thuốc hay được bác sĩ kê đơn cho người bệnh sử dụng.
- Thuốc chứa corticoid: có tác dụng chống viêm, dị ứng và được bác sĩ hay kê đơn cho điều trị các triệu chứng bệnh ngoài da hiệu quả. Loại thuốc này cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ cho người dùng vì vậy trong quá trình sử dụng chữa nổi mề đay ở mặt nên dùng trong thời gian ngắn.
- Thuốc ức chế miễn dịch: giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh hiệu quả.
- Thuốc sát trùng dạng bôi: Người bệnh hay được kê đơn kèm theo thuốc bôi giúp ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm bên ngoài của da. Khi bôi cần tránh bôi quá gần mắt hoặc miêng.
Xem thêm: Mề đay mãn tính: Dấu hiệu và cách chữa bệnh cho người bị lâu năm
Cách chữa bệnh tại nhà
Ngoài việc sử dụng những loại thuốc kê đơn từ bác sĩ thì người bệnh có thể áp dụng một số cách chữa bệnh bằng dân gian dưới đây.
- Dùng nha đam chữa nổi mề đay ở mặt: Trong nha đam có chứa nhiều nước và axit lớn nên giúp làm dịu da và giảm thâm sẹo hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng nha đam tươi hoặc kết hợp với các loại thảo dược khác để chữa bệnh.
- Dùng lá khế chữa bệnh: Trong lá khá cũng có chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng sát khuẩn và kháng viêm, giảm ngứa hiệu quả. Người bệnh chỉ cần sử dụng một nắm lá khế đun nước để rửa mặt, ngoài ra có thể sử dụng thêm phần bã chà xát nhẹ lên vị trí mề đay để tăng tác dụng của bài thuốc.
- Sử dụng quả dứa chữa mề đay: Trong dứa có chứa nhiều hoạt chất enzyme bromelain có tác dụng kháng khuẩn giảm sưng viêm hiệu quả. Người bệnh chỉ cần chuẩn bị một quả dưới gọt sạch vỏ và cho vào cối giãn lát và đắp lên vùng da mặt bị bệnh.
- Sử dụng cam thảo chữa bệnh mề đay trên mặt: Rễ cảm thảm cũng có tác dụng giảm nhanh triệu chứng bệnh hiệu quả đồng thời giúp đào thảo độc tố có hại ra ngoài.
Hy vọng qua bài viết ở trên có thể giúp người bệnh và bạn đọc giải đáp được thắc mắc “Tại sao lại bị nổi mề đay ở mặt và có gây sưng phù mặt không”. Qua bài viết cũng giúp bạn đọc có thêm một vài cách giảm nhanh triệu chứng của bệnh. Cảm ơn các bạn đã quan tâm tới bài viết trên.
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957. Nguyên là giảng viên cấp cao của trường Học viện YHCT Tuệ Tĩnh. Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương hiện đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường.