Đau Hông Bên Trái Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Mẹo Giảm Đau

Đau hông bên trái là một tình trạng khá phổ biến và ai cũng có thể mắc một vài lần trong đời, bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Đau bên trái hông không chỉ gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, vận động của cơ thể mà trong nhiều trường hợp nó còn là dấu hiệu cảnh báo một bệnh nào đó đáng lo ngại.

Đau hông bên trái là bệnh gì ?

Hông trái được hiểu là vị trí gồm mạn sườn trái, vùng mông trái ở phía sau và vùng háng. Khi bị đau hông bên trái thì cần phân biệt được là đau tại vùng nào vì mỗi một vùng đau thể hiện nguồn gốc cơn đau khác nhau.

Đau hông bên trái

Cơn đau hông trái thường có các triệu chứng đặc trưng như: Cơn đau tăng nặng khi di chuyển. Người bệnh có thể bị đau nhói hoặc đau âm ỉ vài ngày. Nếu là các cơn đau cấp tính thì thường rất khó để giảm đau, cơn đau nặng có thể lan xuống phần dưới bìu của nam hoặc phần môi bé của nữ. Dưới đây là một số bệnh lý có thể gây đau hông trái:

  • Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm
  • Đau thần kinh liên sườn: Dây thần kinh liên sườn là dây thần kinh chạy dọc từ xương sườn tới mông. Nếu do bất cứ nguyên nhân nào gây tổn thương dây thần kinh này thì có cũng sẽ sinh ra các cơn đau trên đường đi của nó. Khi dây thần kinh liên sườn bên trái bị tổn thương thì nó gây đau hông bên trái.
  • Đau thần kinh tọa: Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể, kéo dài từ phần thắt lưng tới tận các ngón chân. Có nhiều nguyên nhân gây đau thần kinh tọa, một trong những biểu hiện của hội chứng này là việc người bệnh bị đau bên trái hông (Chiếm 70 % trường hợp0 và lan xuống phía đùi sau, bắp chân…
  • Hội chứng thắt lưng hông: Đặc trưng bởi cơn đau bắt nguồn từ cột sống rồi lan đến vùng mông và phần mặt sau của đùi làm cho người bệnh không thể ngồi xổm hoặc đi lại. Cơn đau hông bên trái này thường có liên quan đến việc dây thần kinh hông to ở phía sau mông bị tổn thương.
  • Viêm khớp háng: Đặc trưng bởi các cơn đau tại vị trí vùng háng sau đó lan sang vị trí xung quanh gây đau mông trái. Cơn đau tăng lên khi vận động và đau rất rõ nếu người bệnh dạng chân, leo cầu thang hoặc xoay chân. Đặc biệt, cơn đau thường xảy ra vào buổi sáng hoặc chiều tối, nếu ấn vào vùng hông ở mặt ngoài bên trái thì sẽ thấy rất đau.
  • Viêm khớp phần hông: Là một trong những nguyên nhân gây đau hông bên trái, đau nhức từ mông xuống bắp chân khiến cho người bệnh rất khó khăn khi di chuyển hay vận động.
  • Bệnh sỏi thận: Cơn đau mông bên trái gây ra bởi bệnh sỏi thận thường khu trú tại vùng mạn sườn bên trái, vùng bụng phía bên trái, có thể đau xuyên qua lưng, cơn đau có thể theo cơn và đau quặn thắt làm cho người bệnh không thể vận động hay đi lại bình thường. Ngoài ra, cơn đau hông bên trái do sỏi thận thường kèm theo các triệu chứng khác như: Tiểu buốt, đau, tiểu ra máu.
  • Viêm đại tràng: Biểu hiện bởi tình trạng đau bên hông trái kèm thêm các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, đại tiện ra máu.
  • Tắc ruột: Nếu thức ăn trong ruột non vì nguyên nhân nào đó không được tiêu hóa kịp thì sẽ gây ra các cơn đau thắt tại vùng hông bên trái.
  • Đau hông trái do rối loạn tử cung: Phụ nữ bị rối loạn tử cung, có vấn đề về hông và buồng trứng thường có biểu hiện đau phần hông bên trái.
  • Zona thần kinh: Nếu các nốt phồng bóng nước – đặc trưng của zona thần kinh xuất hiện tại bờ sườn trái thì chúng có thể khiến cho người bệnh bị đau hông bên trái.
  • Một số bệnh lý khác: Viêm đài bể thận, sỏi niệu quản trái, viêm tụy, hội chứng ruột kích thích, loét dạ dày,… cũng có thể khiến bạn bị đau ở hông trái bất cứ lúc nào.

Một số nguyên nhân gây đau hông trái khác

  • Chấn thương: Các tổn thương gây ra bởi tai nạn, chấn thương trong lúc làm việc, chơi thể thao… có thể gây ảnh hưởng tới vùng cột sống và gây đau hông bên trái.
  • Luyện tập sai cách: Luyện tập các tư thế khó trong yoga, vận động quá sức khi chơi thể thao… đều có thể gây căng cơ quá mức và gây đau phần hông bên trái hoặc phải.
  • Tư thế vận động sai: Ngồi máy tính quá lâu, ngồi gù lưng, vẹo lưng, cúi ôm vật nặng không đúng cách… là những nguyên nhân cơ học gây đau mông bên trái.

Cách giảm đau hông trái tại chỗ nhanh nhất

Đối với các cơn đau nhức bên trái hông cấp tính khiến người bệnh rất khổ sở trong sinh hoạt thì bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc có tác dụng giảm đau nhức như:

  • Thuốc giảm đau thông dụng: Paracetamol, efferalgan codein, Acetaminophen, morphine.
  • Thuốc chống viêm không chứa steroid: Meloxicam hoặc Diclofenac.
  • Thuốc giãn cơ: Myonal hoặc Mydocalm.

Ngoài uống thuốc, người bệnh bị đau hông bên trái còn có thể điều trị khắc phục cơn đau bằng các biện pháp như:

  • Nghỉ ngơi tại chỗ: Người bệnh nằm nghiêng về phía bên trái, nằm thẳng người để cơ thể thư giãn, thoải mái.
  • Chườm nóng/lạnh: Sử dụng túi chườm nóng hoặc lạnh (nếu bị sưng) để giúp giảm các cơn đau tức thì.
  • Giảm đau ở mông bên trái bằng vật lý trị liệu: Các biện pháp xoa bóp, bấm huyệt, kéo giãn cơ có thể khắc phục khá tốt các cơn đau hông trái.

Để phòng tránh việc bị đau hông bên trái thì trong sinh hoạt cần chú ý những điều sau:

  • Thay đổi tư thế làm việc: Làm việc, hoạt động, ngồi đúng tư thế để không gây áp lực lên vùng hông bên trái gây đau.
  • Không chơi thể thao quá sức: Khi chơi thể thao, tập thể dục thì cần tập đúng động tác, ưu tiên các bài tập vừa sức với mình rồi mới từ từ nâng cao độ khó, không quá sức quá mức khi luyện tập, cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý trong các buổi tập.
  • Bổ sung thêm nước: Người bệnh đau hông bên trái nên uống đủ nước, tối thiểu 1,5 lít nước một ngày.
  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng cân bằng giúp cơ bắp dẻo dai, tăng cường bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin và khoáng chất để giúp xương chắc khỏe.
  • Tránh xa các chất kích thích: Không dùng hoặc hạn chế dùng đồ uống có gas, đồ uống chứa cồn, các chất kích thích quá thường xuyên vì chúng có thể làm giảm tác dụng của thuốc giảm đau hoặc thuốc điều trị.
  • Không đi giày, dép quá cao: Hạn chế đi giày cao gót đối với phụ nữ. Không đi chân đất. Hãy đi một đôi dép đủ thoải mái để hỗ trợ bạn trong quá trình di chuyển.

Chữa dứt điểm đau hông bên trái bằng bài thuốc đông y

Trong buổi tọa đàm “Sống khỏe mỗi ngày” – VTV2, Th.Bs Hoàng Khánh Toàn (Bệnh viện 108) cho biết: “Đau hông bên trái là một chứng bệnh tuy nhẹ nhưng nếu chủ quan không điều trị sớm, bệnh sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Lúc này việc điều trị, khắc phục cũng sẽ tốn chi phí và thời gian hơn.

an cốt nam hộp
An Cốt Nam được bác sĩ Toàn giới thiệu trên đài VTV2

Cũng trong chương trình, bác sĩ Toàn cũng đã đưa giải pháp cho bệnh nhân cả nước để khắc phục triệt để chứng đau hông bên trái, đó chính là bài thuốc An Cốt Nam của Tâm Minh Đường. Ông cho biết “Tôi đã tiếp xúc với nhiều bệnh nhân sử dụng An Cốt Nam, hầu hết họ đều nhận được kết quả điều trị khả quan”.

an cốt nam lộ trình điều trị kiềng ba chân

Ưu điểm của bài thuốc An Cốt Nam

  • Bài thuốc được xây dựng dựa trên hai bài thuốc cổ phương là “Độc hoạt tang ký sang” và “Quyên tý thang”, đồng thời gia giảm thêm một số dược liệu như Sâm ngọc linh, Bí kỳ nam, Trư lung thảo,…
  • Phác đồ điều trị bài bản, khoa học, là sự kết hợp giữa 3 liệu pháp tạo thành “kiềng 3 chân” vững chãi, giúp tiêu diệt bệnh tận gốc, ngăn chặn tái phát.
  • Toàn bộ thảo dược được thu hái từ Vườn dược liệu của Bộ y tế, đạt chuẩn CO-CQ.
  • Quy trình bào chế tỉ mỉ, nghiêm ngặt, thuốc được sắc trong suốt 48h ở nhiệt độ chuẩn, phần nước cốt thu được đem cô thành cao lỏng, sau đó đóng gói trong điều kiện vô trùng, đảm bảo an toàn và tiện lợi cho người sử dụng.

an cốt nam ưu điểm

Cơ chế điều trị đau hông bên trái của An Cốt Nam:

  • Giảm đau nhanh chóng, tiêu ổ viêm.
  • Tăng cường lưu thông máu đến hệ xương khớp, đặc biệt là vùng hông
  • Giảm áp lực tác động lên khớp hông, cải thiện sức bền và sự dẻo dai.
  • Bồi bổ dưỡng chất, mạnh gân, cường cốt.

Liệu trình điều trị đau bông bên của An Cốt Nam:

an cốt nam lộ trình xương khớp

Bấm để được chuyên gia nhà thuốc tư vấn trực tiếp!

hotline miền bắc hotline sài gòn

Trên đây là những thông tin về chứng đau hông bên trái. Nếu bạn không chắc chắn về tình trạng đau của mình, hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán chính xác và có phương án điều trị kịp thời. Chúc bạn khỏe và hạnh phúc!

Đáp ứng yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ nhà thuốc:

Miền Bắc

  • Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường;
  • Giấy phép: 595/SYT-GPHĐ;
  • Địa chỉ: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – Hà Nội;
  • Hotline: 0983.34.0246

Miền Nam

  • Phòng chẩn trị YHCT An Dược;
  • Giấy phép: 03876/SYT-GPHĐ;
  • Địa chỉ: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh;
  • Hotline: 0903.876.437
0983340246