Tổ chức Y Tế Thế Giới là gì? Biểu tượng, vai trò và địa chỉ tại Việt Nam

Tổ chức Y Tế Thế Giới là một trong những cơ quan quan trọng nhất của Liên Hiệp Quốc (viết tắt tiếng Anh là UN). Tổ chức Y Tế Thế Giới là một phần tử không thể thiếu được trong việc xây dựng nền tảng xã hội vững chắc ở mỗi quốc gia với vai trò giúp điều phối và giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏe con người cũng như kiểm soát bệnh truyền nhiễm, bệnh dịch. Cùng Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường tìm hiểu về cơ quan cực kì quan trọng của thế giới này.

Tổ chức Y Tế Thế Giới là gì?

Tổ chức Y Tế Thế Giới tên tiếng Anh là là World Health Organization (WHO), tiếng Pháp là Organisation Mondiale de la santé (OMS) là một cơ quan trực thuộc Liên Hiệp Quốc. Website: https://www.who.int/

Tiền thân của Tổ chức Y Tế Thế Giới chính là Tổ chức Sức Khỏe – Organisation de la Santé, một cơ quan được thành lập bởi Hội Quốc Liên trước đây. Đến khi Liên Hiệp Quốc được thành lập vào năm 1945 thì vào ngày 7/4/1948 với 53 thành viên. Tổ chức Y Tế Thế Giới được thành lập với sự kế thừa trách nhiệm và những tài nguyên còn để lại của Tổ chức Sức Khỏe. Mục đích thành lập WHO đó chính là nhằm điều phối các vấn đề liên quan đến y tế cộng động trên bình diện toàn thế giới.

WHO ban đầu hoạt động bên trong trụ sở chính của Liên Hiệp Quốc là Ariana, đến năm 1966 thì chuyển sang trụ sở riêng tại Geneva, Thụy Sĩ.  Tổng giám đốc WHO hiện nay là Tedros Adhanom đảm nhiệm từ năm 2017 và có 149 nước thành viên. Ngân sách WHO được cho là có khoảng 4 tỷ đô la Mỹ vào năm 2015, trong đó Mỹ viện trợ đóng góp 3 tỷ đô còn  930 triệu đô còn lại là đến từ các quốc gia thành viên. Song vào tháng 7 năm 2020, tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố cắt hẳn nguồn tài trợ cho WHO.

  • Ngày 7/4 được gọi là ngày Y Tế Thế Giới
  • Năm 1974, WHO phát động chương trình mở rộng về Tiêm Chủng và kiểm soát các bệnh gun. Năm 1977, WHO công bố danh sách đầu tiên các loại thuốc thiết yếu.
  • Năm 1978, WHO đưa mục tiêu đầy tham vọng “Sức khỏe cho tất cả”
  • Năm 1986, WHO bắt đầu chương trình toàn cầu vè HIV, AIDS.
  • Năm 1988, WHO đưa ra chương trình ngăn chặn sự phân biệt đối xử với những người mắc bệnh AIDS và sáng kiến xóa xổ bại liệt toàn cầu.
  • Năm 2000, tổ chức đối tác ngăn chặn bệnh Lao được thành lập
  • Năm 2006, WHO đã có giải pháp cho bệnh AIDS trên toàn thế giới.

Tổ chức Y Tế Thế Giới là gì

Biểu tượng logo của tổ chức y tế thế giới WHO

Biểu tượng logo của Tổ chức Y Tế Thế Giới là con rắn quấn người quanh cây gậy phép của Esculape, một nhân vật trong thần thoại Hy Lạp. Cây gậy phép là  hình ảnh tượng trưng cho sự khôn ngoan, khả năng trị bệnh và giúp con người kéo dài tuổi thọ. Con rắn là biểu tượng cho sức khỏe và sự trẻ trung. Biểu tượng của ngành y cũng là con rắn quấn quanh một ly rượu. Ly rượu tượng trưng cho chén thuốc của nữ thần sức khỏe Hygia, bên trong có chứa đựng chất dịch được chiết xuất từ các loại cây cỏ.

Theo ghi chép từ truyền thuyết lưu lại, Esculape là con trai của thần Apollo – thần Mặt Trời với Coronis – con gái của vua xứ Thébes. Ông được sinh vào khoảng năm 1260 trước công nguyên và được coi là ông tổ của ngành dược, ông được xếp vào hàng các hàng tinh tú và là thần bảo trợ và bổn mệnh của các thầy thuốc.

Esculape mất mẹ từ sớm nên được thần Apollo đem đến cho thần nhân mã Chiron nuôi dưỡng. Từ bé ông đã hay quan sát và nhận ra các loại cây cỏ có dược tính chữa được bệnh hoặc có thể cải tử hoàn sinh. Một lần trên đường ghé đến thăm bạn, ông thấy có một con rắn quấn lấy cây gậy của mình nên đã dùng gậy đập chết. Lát sau ông phát hiện ra có một con rắn khác bò tới, miệng ngậm một loại thảo dược khiến con rắn đã chết kia sống lại. Từ đó ông rất để tâm đến việc tìm kiếm các loại cây cỏ trong núi sâu để tìm các phương thức mới có thể chữa bệnh cho con người.

Biểu tượng logo của tổ chức y tế thế giới WHO

Cơ cấu tổ chức của tổ chức y tế thế giới

Cơ cấu tổ chức của tổ chức Y tế Thế Giới bao gồm

  • Đại hội đồng: Cơ quan quyết định tối cao của WHO họp hàng năm vào tháng 5 tại Geneva, Thụy Sĩ. Cuộc họp này nhằm thông qua các chính sách của WHO, bầu cử các nước được đề cử đại diện vào Hội đồng chấp hành WHO, bầu tổng giám đốc WHO, giám sát chính sách tài chính và thông qua ngân sách cho các chương trình của WHO.
  • Hội đồng chấp hành WHO: Gồm 34 nước thành viên, nhiệm kỳ 3 năm, mỗi năm họp ít nhất 2 lần. Nhiệm vụ của hội đồng chấp hành là thực hiện các quyết định và chính sách của Đại hội đồng, góp ý về các ý kiến để Đại hội đồng có thể tham khảo và thực hiện các nhiệm vụ được giao.
  • Ban thư ký: Gồm 800 người là các chuyên gia y tế, các nhân viên dưới sự lãnh đạo của Tổng giám đốc WHO.

WHO có 6 văn phòng khu vực trên toàn thế giới và 150 văn phòng đại diện ở các nước thành viên.

WHO có 6 Văn phòng khu vực trên thế giới tập trung vào các vấn đề y tế đặc thù của khu vực; ngoài ra có 150 Văn phòng Đại diện ở các nước thành viên.

Xem Thêm: Sở Y Tế Bình Dương: Lịch Làm Việc, Tuyển Dụng Và Địa Chỉ

Vai trò của tổ chức y tế thế giới

Vai trò của tổ chức Y Tế Thế Giới chính là cơ quan chịu trách nhiệm về lĩnh vực y tế toàn cầu. WHO là cơ quan đưa ra các tiêu chuẩn, hướng dẫn y tế, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, phương tiện và giúp các nước giải quyết các vấn đề y tế công cộng đồng thời không ngừng tăng cường nghiên cứu các giải pháp y tế để nâng cao sức khỏe của con người. Tầm nhìn WHO là xây dựng một thế giới trong đó mọi người đều đạt được trạng thái khỏe mạnh về thể chất và tinh thần tốt nhất, an toàn nhất có thể.

Từ năm 1977, Hội đồng Y Tế Thế Giới đã đề khẩu hiệu: “Sức khỏe cho tất cả mọi người vào năm 2000” và coi đây là ưu tiên hàng đầu và cao nhất của WHO. Để đạt được mục tiêu giúp con người có được sức khỏe tốt nhất, WHO đã đề ra 4 định hướng mang tính táo bạo và chiến lược:

  •  Giảm tỷ lệ tử vong, giảm tỉ lệ mắc bệnh và tật nguyền đặc biệt chú trọng đến các nhân dân cứ nghèo và bị thiệt thòi.
  • Xây dựng các hệ thống y tế nhằm nâng cao một cách công bằng các kết quả đầu ra về sức khỏe, đáp ứng các nhu cầu đầy chính đáng của con người song vẫn đảm bảo công bằng về tài chính.
  • Xây dựng môi trường thể chế, chính sách thuận lợi nhằm đẩy mạnh hiệu quả vị thế của Y Tế trong chính sách phát triển, môi trường, kinh tế, xã hội.
  • Cổ vũ lối sống lành mạnh và giảm các yếu tổ gây nguy cơ cho sức khỏe con người mà tác nhân chính là các yếu tố môi trường, kinh tế, xã hội và hành vi con người gây ra.

4 Định hướng trên không hề hoạt động tách biệt mà vẫn có sự tác động qua lại lẫn nhau. Ngoài ra, WHO cũng nhận định các ưu tiên cụ thể của tổ chức đó là phải nâng cao hiệu quả của việc phòng chống các bệnh sốt rét, lao phổi, sức khỏe tâm thần,HIV/AIDS, các bệnh không truyền nhiễm (ung thư, tim mạch, tiểu đường…), mang thai an toàn, sức khỏe trẻ em và tác hại của thuốc lá.

Tổ chức y tế thế giới tại Việt Nam

Tổ chức Y Tế Thế Giới tại Việt Nam đó là mối quan hệ hợp tác được đặt nền móng từ năm 1976, sau đó 1 năm thì Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WHO. WHO đã đóng góp rất nhiều vào sự phát triển của của ngành y tế Việt Nam thông qua các chương trình hỗ trợ kỹ thuật được thực hiện theo tài khóa 2 năm.

Tổ chức y tế thế giới tại Việt Nam

  • 2008 – 2009: WHO đã tài trợ cho Việt Nam 20 triệu đô la Mỹ
  • 2010 – 2011: Tài trợ 34 triệu đô để hỗ trợ tăng cường hệ thống y tế, phòng chống HIV/AIDS, sốt rét, lao, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, phòng chống bệnh truyền nhiễm sức khỏe môi trường. an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • 2012 – 2013: Tài trợ 22,412 các công tác giống các giai đoạn trước.
  • 2014 – 2015: Hỗ trợ 18,5 nhằm giảm gánh nặng các bệnh truyền nhiễm, giảm tỷ lệ bệnh tật, tử vong và nâng cao sức khỏe thời kỳ thai sản, sơ sinh, ấy thơ, vị thành niên, cải thiện sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản.
  • 2016 -2017: Tài trợ 21 triệu đô nhằm hỗ trợ giảm gánh nặng các bệnh truyền nhiễm, trong đó có HIV/AIDS, lao, sốt rét, tiêm chủng thông qua các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, đối thoại chính sách, hợp tác liên ngành và theo dõi, đánh giá. Đồng thời, Chương trình hỗ trợ việc triển khai Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác; góp phần hỗ trợ giảm tỷ lệ bệnh tật, tử vong và nâng cao sức khỏe bà mẹ, trẻ em, trẻ sơ sinh và người cao tuổi theo hướng năng động và lành mạnh; tăng cường hệ thống chăm sóc sức khỏe ở cơ sở.
  • 2018 – 2019: Hỗ trợ 21 triệu đô tập trung hỗ trợ Bộ Y tế đưa ra các vấn đề ưu tiên một cách hiệu quả, thực hiện thành công kế hoạch bảo vệ, chăm sóc, và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2016 – 2020.

Hiện hai bên đang phối hợp xây dựng Chương trình hợp tác y tế giai đoạn 2020-2021.

0983340246