Suy thận cấp là hội chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh nếu không được quan tâm đúng cách. Sớm nhận biết nguyên nhân, triệu chứng sẽ hỗ trợ các bác sĩ trong việc sử dụng các loại thuốc chữa trị hiệu quả, an toàn.
Suy thận cấp bệnh học
Suy thận cấp là do tình trạng mất chức năng hoặc suy giảm chức năng cấp tính tạm thời của cả 2 bên thận. Hiện tượng này là nguyên nhân dẫn đến thiểu niệu, vô niệu hoặc rối loạn cân bằng điện giải của cơ thể. Đây là chứng bệnh nguy hiểm và có nguy cơ tử vong nếu người bệnh không loại trừ nguyên nhân gây bệnh ngay từ ban đầu.
Đối tượng của suy thận ở giai đoạn cấp tính rất đa dạng, hầu như ai cũng có thể mắc. Tuy nhiên, đối tượng tập trung nhiều nhất là người cao tuổi, người mắc các bệnh mãn tính như suy gan, cao huyết áp, tiểu đường…. Những người vừa mới thực hiện phẫu thuật, dễ nhiễm khuẩn cũng là đối tượng mắc bệnh này.
Suy thận cấp có thể biến mất và chức năng thận phục hồi, trở về bình thường chỉ sau vài ngày đến vài tuần. Tuy nhiên, trong thời gian đó, thận hoàn toàn không thể thực hiện bất cứ chức năng gì nên gây nguy hiểm cho người bệnh.
Bệnh được coi là mức độ tổn thương thận cấp tính và có thể phát hiện nhanh chỉ sau vài giờ đồng hồ. Triệu chứng bệnh có thể phát triển từ vài ngày đến vài tuần. Để ngăn chặn điều này, cần có một phác đồ điều trị chuyên sâu do chuyên gia y tế đảm nhận. Người bệnh nên đi khám tại các bệnh viện lớn để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh tận gốc.
Suy thận cấp có mấy giai đoạn?
Suy thận cấp diễn biến theo 4 giai đoạn, bao gồm:
- Giai đoạn tấn công của những nguyên nhân, tác nhân gây bệnh
- Giai đoạn thiểu niệu, vô niệu trong suy thận cấp
- Giai đoạn đái trở lại
- Giai Đoạn phục hồi chức năng
Chẩn đoán suy thận cấp tính
Theo các bác sĩ, nguyên nhân của bệnh được phân chia thành 3 nhóm rõ ràng theo cơ chế bệnh sinh. Cụ thể như sau:
Suy thận cấp trước thận
Bao gồm những yếu tố làm giảm dòng máu đến thận và suy giảm áp lực lọc thận. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng thiểu niệu và vô niệu ở suy thận cấp. Những yếu tố nằm trong nhóm nguyên nhân này bao gồm:
- Sốc do tim: loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, hội chứng ép tim….
- Sốc do quá mẫn: hiện tượng sốc phản vệ.
- Chửa đẻ: nhiễm khuẩn khi phá thai không an toàn, sẩy thai…
- Sốc do giảm thể tích: chảy máu không ngừng, mất nước do tiêu hóa, bỏng diện rộng…
- Sốc do chấn thương: gãy xương, chấn thương tai nạn, chơi thể thao.
- Sốc do nhiễm khuẩn: viêm tụy cấp, nhiễm khuẩn tử cung, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa…
- Sốc do tan máu cấp: hiện tượng tắc ống thận làm máu không được lọc sạch.
Suy thận cấp tại thận
Những người mắc suy thận cấp trong nhóm nguyên nhân này sẽ có những tổn thương nghiêm trọng tại thận gây nên những bệnh lý liên quan đến thận như:
- Mô kẽ thận: Là bệnh lý do những tế bào ác tính xâm nhập vào mô kẽ thận gây tổn thương và viêm nhiễm.
- Bệnh cầu thận: Những bệnh nhân viêm cầu thận có khả năng tiến triển thành nhiễm liên cầu khuẩn và gây ra bệnh.
- Bệnh ống thận: Là dạng bệnh lý về thận nhẹ nhất do nhiễm độc từ các yếu tố bên ngoài môi trường.
Suy thận sau thận
Bao gồm những yếu tố gây tắc đường ống dẫn nước tiểu của thận. Từ đó, ảnh hưởng đến quá trình bài tiết và thải độc của thận. Bao gồm:
- Tắc nghẽn tại thận: hình thành nên sỏi và những cục máu đông.
- Tắc ống thận: những hóa chất độc hại không được giải phóng khỏi cơ thể sẽ tích tụ lại gây đau tủy xương.
- Tắc niệu đạo: là những bệnh lý liên quan đến khối u, tuyến tiền liệt, bàng quang…
Cách nhận biết suy thận cấp
Nhìn chung, biểu hiện của bệnh ở giai đoạn cấp tính khá dễ dàng nhận biết. Người bệnh có thể căn cứ vào những triệu chứng sau để chẩn đoán tình trạng mắc bệnh của mình:
- Mệt mỏi, buồn nôn, khó thở.
- Nước tiểu ít và thậm chí là không buồn tiểu.
- Nước tiểu sẫm màu, có lẫn máu và mủ.
- Thở sâu, tụt huyết áp, giãn mạch máu.
- Thừa dịch phù phổi, suy tim ứ huyết.
- Huyết tương và ure huyết tương tăng.
⇒ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT: 6 dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu ĐẶC TRƯNG, SỐ 3 AI CŨNG BỊ!
Điều trị suy thận cấp
Thông thường, khi tình trạng bệnh ở mức độ biểu hiện rõ ràng, bác sĩ sẽ chỉ định lọc máu cấp. Việc chỉ định lọc máu được áp dụng khi cơ thể người bệnh không đáp ứng các phương pháp điều trị nội khoa hoặc hiện tượng thừa dịch nặng gây phù phổi nghiêm trọng.
Ở giai đoạn người bệnh đã có thể đi tiểu trở lại, cần bổ sung khoảng 3 lít oresol mỗi ngày hoặc truyền dịch tùy thuộc vào lượng nước tiểu ít hay nhiều.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn thiểu niệu, vô niệu, người bệnh cần đảm bảo các yếu tố để duy trì hoạt động của thận như:
- Không sử dụng dịch truyền hoặc các loại thuốc có chứa nhiều K+.
- Không ăn các loại rau quả chứa nhiều Kali.
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Loại bỏ các ổ hoại tử, viêm nhiễm.
- Bù nước kịp thời để tránh mất nước, xơ gan mất bù, sốc tim…
- Thực hiện chế độ ăn giảm đạm, giảm mỡ.
- Đảm bảo huyết áp ở mức ổn định, không quá cao hoặc quá thấp.
Chăm sóc bệnh nhân suy thận cấp
Người chăm sóc bệnh nhân suy thận hoặc các điều dưỡng tại phòng khám, bệnh viện cần nắm rõ quy trình chăm sóc bệnh nhân một cách đầy đủ và chi tiết theo cơ chế như sau:
- Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, gối cao đầu, hỗ trợ thở oxy tự nhiên hoặc bình trợ thở, trao đổi về tình trạng bệnh cho gia đình và bản thân bệnh nhân.
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng có tác dụng tăng cường chức năng thận và đảo thải độc tố.
- Hỗ trợ bệnh nhân tăng cường uống nước, đặc biệt là nước ép hoa quả và thực hiện điện giải theo quy định.
- Vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ cho bệnh nhân hàng ngày.
- Tiến hành các xét nghiệm cơ bản và cần thiết của người bệnh suy thận cấp.
- Tiến hành cho bệnh nhân uống và tiêm thuốc theo chỉ đạo của bác sĩ.
Như vậy, bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh suy thận cấp. Đây là chứng bệnh nguy hiểm mà bất cứ ai cũng cần phải cảnh giác để không phải gặp những rủi ro do bệnh gây ra. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc phòng tránh và điều trị. Chúc bạn đọc nhiều sức khỏe!
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957. Nguyên là giảng viên cấp cao của trường Học viện YHCT Tuệ Tĩnh. Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương hiện đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường.