Bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 C5 C6 C7 gây ra những cơn đau ở đầu, gáy, cổ và đau lan xuống cánh tay. Chúng gây ra sự khó chịu, bất tiện và ảnh hưởng đến nhịp sống của người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, đấu hiệu nhận biết và một vài giải pháp chữa bệnh hữu hiệu thông qua bài viết dưới đây!
Yếu tố gây thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Thực tế, cơ chế gây ra hiện tượng thoát vị như sau: Vốn dĩ, đĩa đệm nằm ở giữa hai đốt sống với một lớp vỏ sợi bọc nhân nhầy ở trung tâm. Đĩa đệm có tính đàn hồi, chính vì thế mà có nhiệm vụ giống như một bộ phận giảm xóc, bảo vệ cho cột sống cổ khỏi bị tổn thương.
Khi có một lực nào đó tác động mạnh vào cột sống cổ, nhây nhầy luồn qua chỗ rách của đĩa đệm thoát ra ngoài và chui vào ống sống. Từ đó, những chất dạng gel bên trong tràn ra ngoài, chèn ép lên rễ thần kinh, gây ra tình trạng các đĩa đệm bị lệch, thoát ra khỏi vị trí cấu tạo ban đầu.
Một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do:
- Thoái hóa tự nhiên: Đến một độ tuổi nhất định, các cơ quan trong cơ thể thoái hóa dần, đốt sống cổ cũng không ngoại lệ. Lúc này, đĩa đệm cột sống không còn mềm mại nữa, nhân nhầy cũng có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài dần xơ hóa, rạn nứt, thậm chí là bị rách. Theo số liệu thống kê, nhóm người trong độ tuổi từ 30-50 sẽ có nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm cổ cao nhất do các thành phần nước và đàn hồi bên trong tủy giảm đi theo độ tuổi.
- Chấn thương: Khi có một lực quá mạnh tác động trực tiếp vào cột sống cổ (thường do tại nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn nghề nghiệp, tai nạn thể thao,…) khiến vùng cột sống cổ bị tổn thương, sinh ra thoát vị.
- Lao động, làm việc sai tư thế: Ngồi làm việc, học tập sai tư thế trong một thời gian dài, không cử động cổ, cổ luôn phải ngước lên hay cúi xuống quá mức hay nâng nhấc vật nặng ở tư thế không phù hợp khiến cột sống cổ chịu nhiều áp lực, dễ dẫn đển thoát vị, tổn thương ở các đĩa đệm.
- Các nguyên nhân khác: Do di truyền, béo phì, bẩm sinh,…
Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
- Dấu hiệu lâm sàng
- Đau nhức: Bệnh nhân sẽ có biểu hiện đau nhức tại một hoặc hai đốt sống cổ. Sau đó, đau lan sang vùng bả vai, cánh tay, kéo lên đầu và sang hốc mắt. Kèm theo đau là cảm giác tê bì, mỏi nhức khiến người bệnh vô cùng khó chịu.
- Hạn chế cử động: Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường khiến người bệnh rất khó cử động cổ, xoay ngang, cúi xuống, ngẩng cổ lên đều bị hạn chế.
- Yếu cơ: Trong trường hợp khối thoát vị chèn ép vào rễ thần kinh tủy sống, từ đó, các cơ sẽ bị ảnh hưởng theo. Vì thế mà cơ chân và cơ tay của người bệnh sẽ yếu đi, bệnh nhân gặp khó khăn mỗi khi vận động gắng sức.
- Các triệu chứng khác: Đau đầu, choáng váng, đau lồng ngực, khó thở, thiếu máu lên não,…
- Dấu hiệu cận lâm sàng
Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, kết quả chụp MRI sẽ cho thấy:
- Đĩa đệm nằm sai vị trí, chèn ra trước hoặc sau thân đốt sống.
- Khối nhân nhầy thoát khỏi vị trí sinh lý vốn có.
- Cột sống cổ cong vẹo, chiều cao của đốt sống giảm.
- Các dây thần kinh xung quanh cột sống cổ hoặc dây thần kinh tủy sống xuất hiện dấu hiệu bị chèn ép.
Thoát vị đĩa đệm C5 C6 có nguy hiểm?
Cột sống cổ bao gồm 7 đốt và được đánh số từ C1 đến C7. Vị trí C1 sẽ bắt đầu từ đỉnh góc sọ và C7 đỉnh của vai. Ở mỗi khu vực, các đốt sống có vai trò khác nhau nhưng nhìn chung, chúng đều có nhiệm vụ bảo vệ tủy sống, liên kết các cơ, gân, dây chằng tạo thành một thể cấu trúc cổ linh hoạt.
Tình trạng thoát vị đĩa đệm c5 c6 làm cơ thể đau nhức, đặc biệt là vùng vai gáy, cổ, bả vai. Nếu không được điều trị kịp thời, các dấu hiệu đau nhức lan dần xuống các vùng xung quanh. Đặc biệt, các cơn đau gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh và mạch máu. Bởi vậy, chúng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho cơ thể như các bệnh thiếu máu não, hẹp đốt sống cổ, chèn ép rễ thần kinh, bại liệt,…
Các nguyên nhân lão hóa tự nhiên gây ra tình trạng thoái hóa đĩa đệm ở các đốt C3 C4 C5 C6 C7 thể hiện như sau:
- Tình trạngbệnh: Các triệu chứng cho thấy phần đĩa đệm bị tổn thương cũng sẽ gây các áp lực bị chèn ép lên phần tủy sống và các rễ thần kinh. Người bệnh lúc này sẽ cảm nhận các cơn đau rõ rệt. Đây là nguyên nhân gây ra thoát vị ở các đốt sống cổ C5 C6.
- Bệnh gai xương (thoái hóa xương): Khi cơ thể lão hóa cũng là lúc phần xương khớp, đốt sống bị bào mòn và tạo thành gai xương. Càng nhiều gai xương thì áp lực chèn ép lên rễ thần kinh và tủy sống càng nhiều.
- Tình trạng mất nước tại đĩa đệm: Sau tuổi 40, cơ thể bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu lão hóa thì phần đĩa đệm cột sống bị mất nước và co lại. Lúc này các đốt sống phải tiếp xúc nhiều hơn và dẫn đến thoái hóa.
- Dây chằng cứng: Đây là phần dây chằng có tác dụng nối các xương lại với nhau. Khi con người bắt đầu có tuổi, phần dây chằng sẽ thoái hóa và trở nên cứng hơn.
Bên cạnh các yếu tố về tuổi tác gây ra tình trạng lão hóa cơ thể, thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 còn có thể xuất phát từ các yếu tố khác như:
- Tính chất công việc: Những người làm việc có liên quan đến chuyển động cổ lặp đi lặp lại có thể gây nhiều áp lực lên vùng cổ, làm tăng nguy cơ thoát vị nhiều hơn.
- Các chấn thương cổ: Một vài chấn thương do công việc, đời sống hoặc thể thao liên quan đến vùng cổ cũng sẽ là nguyên nhân làm tăng nguy cơ các bệnh liên quan đến các tổn thương đĩa đệm
- Bệnh di truyền: Các yếu tố liên quan đến bệnh di truyền cũng làm tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với những người khác.
- Các lý do khác: Một vài người bệnh có thói quen hút thuốc, sử dụng liên tục các chất kích thích như rượu, bia, cafe,… cũng có nguy cơ bị đau cổ, ảnh hưởng đến các đốt sống của cơ thể.
XEM THÊM Chữa thoát vị đĩa đệm ở yên bái, thanh hóa, nghệ an và đà nẵng
Bị thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 làm thế nào?
Để điều trị những tổn thương liên quan đến đĩa đệm ở các đốt c5 c6 này, người bệnh cần đi khám và nắm được các nguyên nhân gây bệnh. Về cơ bản, mục đích chính của các phương pháp chữa trị là làm giảm các cơn đau, khiến các hoạt động của cổ, đầu bình thường và ngăn chặn các tổn thương lan truyền.
Một vài phương pháp giúp điều trị và đẩy lùi tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm C5 C6 gồm:
Các biện pháp áp dụng tại nhà
Giải pháp này sẽ áp dụng trong tình trạng bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C5 C6 nhẹ. Người bệnh có thể làm giảm các cơn đau bằng các cách sau:
- Chườm lạnh hoặc nóng lên vùng cổ, bả vai để làm giảm cơn đau.
- Sử dụng nẹp cổ để giúp phần cổ – đầu được nghỉ ngơi, hạn chế các hoạt động mạnh gây ra những cơn đau hoặc tổn thương. Cần lưu ý rằng, người bệnh không nên quá lạm dụng nẹp cổ bởi chúng có thể khiến chức năng cổ bị suy yếu.
- Áp dụng các bài tập thể dục thể thao: Phương pháp này hỗ trợ cải thiện các cơn đau và làm tăng khả năng phục hồi của các đốt sống cổ. Người bệnh nên tham khảo các bài tập có tính khoa học, đã được kiểm chứng từ các đơn vị y khoa uy tín để tránh những rủi ro không đáng có.
Các biện pháp điều trị không phẫu thuật
Có rất nhiều cách giúp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm C5 C6 mà không cần can thiệp phẫu thuật. Người bệnh có thể tham khảo các phương pháp sau:
- Sử dụng thuốc: Một vài loại thuốc giúp làm giảm đau, co giãn, chống co thắt,…có thể hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng thoái hóa, tổn thương thoát vị. Việc sử dụng thuốc cần được thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe của người bệnh.
- Thực hiện vật liệu trị liệu: Các bài tập gập cổ, xoay cổ, thả lỏng các cơ cổ,… có thể cải thiện hoạt động, định hình lại tư thế và điều trị tổn thương cột sống. Các bài tập vật lý trị liệu cần được giám sát bởi bác sĩ chuyên môn hoặc chuyên gia trị liệu để tránh những tổn thương xảy ra cho người bệnh.
Điều trị bằng phẫu thuật
Trong vài trường hợp bệnh nhân sẽ được chỉ định làm phẫu thuật. Giải pháp loại bỏ bệnh này sẽ thường bao gồm:
- Loại bỏ phần đốt sống bị thương tổn quá nhiều
- Loại bỏ phần đĩa đệm, phần gai cột sống gây tác động xấu lên các đốt sống
- Hợp nhất một vài đoạn cổ bằng cách ghép xương và các phần cứng lại với nhau.
Đa phần các trường hợp mắc thoát vị đĩa đệm C5 C6 đã rất nặng mới phải điều trị bằng phẫu thuật. Và giải pháp phẫu thuật có thể gây ra nhiều biến chứng và những rủi ro không thể lường trước được. Do đó, người bệnh cần thăm khám kỹ lưỡng và lựa chọn đơn vị thực hiện phẫu thuật uy tín, chất lượng, chuyên nghiệp.
Xua tan nỗi lo thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 nhờ An cốt nam
Nếu người bệnh còn đang băn khoăn về giải pháp chữa bệnh đốt sống phù hợp, hiệu quả và an toàn, hãy lựa chọn bài thuốc An Cốt Nam. An Cốt Nam được xây dựng từ các bài thuốc nam gia truyền cùng những ưu điểm vượt trội của nền y học phương Đông. Đặc biệt, các sản phẩm chữa bệnh của An Cốt Nam đã được Sở y tế cấp phép và công nhận về hiệu quả chữa bệnh hàng đầu hiện nay.
An Cốt Nam là phác đồ tổng hòa các phương pháp điều trị gồm bài thuốc uống, cao dán, vật lý trị liệu và các bài tập luyện riêng biệt giúp đặc trị các chứng bệnh về xương khớp hiệu quả.
- Bài thuốc An Cốt Nam được nghiên cứu và và chiết xuất từ các loại thuốc quý, giúp bệnh nhân giảm cơn đau, tiêu viêm và giải phóng dần dần sự chèn ép tại khu rễ thần kinh. Bên cạnh đó, những vị thuốc quý còn cung cấp những dưỡng chất cần thiết thúc đẩy sự hồi phục của cột sống, khiến xương khớp mau lành, sức bền được nâng cao hơn…
- Các cơn đau của người mắc bệnh thoát vị, thoái hóa đốt sống sẽ được xoa dịu nhờ cao dán An Cốt Nam. Thành phần của cao dán gồm các thảo dược có tính ấm nóng như đại hồi, quế chi,…Khi thẩm thấu qua da sẽ làm giảm cơn đau nhanh chóng.
- An Cốt Nam sở hữu hệ thống bài tập vật lý trị liệu và bài tập riêng biệt hỗ trợ người bệnh. Bài tập vật lý trị trị liệu 5 bước chuyên sâu giúp hanh thông kinh lạc, tăng cường tuần hoàn máu. Bài tập riêng biệt dành cho người bệnh tự thực hiện tại nhà giúp xương khớp linh hoạt, dẻo dai. Thực hiện song song những bài tập của An Cốt Nam sẽ giúp phát huy công dụng của thuốc uống, cao dán và người bệnh sẽ cảm thấy mau khỏi bệnh hơn.
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C5 C6 là một dạng bệnh lý phổ biến và có nguy cơ phát triển nặng lên theo thời gian. Thông qua bài viết này, hy vọng chúng tôi đã cung cấp được những thông tin hữu ích về loại bệnh này. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!
Bác sĩ Lương Đức Chương sinh ngày 02/2/1954, ông nguyên là Thượng tá – Bác sỹ của Học viện Quân Y. Hiện nay, bác sĩ Chương đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường