Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có chữa được không, cách chữa

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một bệnh lý phổ biến về xương khớp. Bệnh này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động và chất lượng sống của người mắc. Do đó, việc trang bị sớm kiến thức về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách điều trị là vô cùng cần thiết. Tất cả những nội dung này sẽ được đề cập chi tiết trong bài viết, mời bạn đọc cùng theo dõi!

Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm lưng

Thông thường, cấu tạo của một đĩa đệm bao gồm phần nhân nhầy ở khu vực trung tâm và lớp vỏ bao xơ ở bên ngoài. Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là tình trạng lớp nhân nhầy xung quanh khu vực đĩa đệm bị thoát ra bên ngoài khi bao xơ bị nứt rách. Phần nhân nhầy thoát vị có thể chèn ép lên tủy sống và hệ thống dây thần kinh lân cận. Điều này sẽ gây ra các cơn đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng cột sống tương ứng, kéo theo đó là hàng loạt các triệu chứng khó chịu khác cho người bệnh.

thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Trong đó, đối tượng dễ mắc bệnh lý nhất đó là người thường xuyên làm các công việc nặng nhọc và nhóm người cao tuổi. Ngoài ra, nhân viên văn phòng, những người làm các công việc đòi hỏi phải ngồi lâu cũng có nguy cơ mắc bệnh. Không chỉ gây khó khăn cho việc đi lại và vận động, bệnh nhân rất dễ có nguy cơ bị bại liệt nếu như không chủ động thăm khám và điều trị kịp thời.

Về cơ bản, thoát vị đĩa đệm thắt lưng cũng có những triệu chứng chung của bệnh lý thoát vị nhưng sẽ có sự đặc trưng nhất định về vị trí tổn thương. Phát hiện bệnh sớm thông qua những dấu hiệu ban đầu là chìa khóa quan trọng trong công tác điều trị về sau.

Đau nhức

Đau là dấu hiệu đầu tiên mà mọi người bệnh đều cảm nhận được. Trong bệnh này, người bệnh sẽ cảm thấy những cơn đau nhức xuất phát từ vùng thắt lưng. Cơn đau thường bắt đầu sau một chấn thương hoặc sau một lần cột sống phải gắng sức. Cơn đau cấp tính giai đoạn đầu thường dữ dội, đau nhói. Về sau, cơn đau có thể âm ỉ dai dẳng nhiều ngày và tăng nặng về cấp độ nếu người bệnh gắng sức. Cơn đau có thể lan tỏa sang các vùng cơ thể lân cận khác và ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng vận động của người bệnh.

Điển hình là tình trạng đau thân dưới với cơn đau xuất phát từ thắt lưng sau lan tỏa ra xuống mông, đùi trong, bắp chân và có thể chạy dọc xuống bàn chân theo đường đi của rễ thần kinh tọa. Cấp độ đau có tính chất tăng nặng mỗi khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.

Tê bì

Tê bì chân là triệu chứng thường gặp khi bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Tình trạng này thường xuyên diễn ra, nhất là mỗi khi bệnh nhân vừa mới ngủ dậy vào buổi sáng với cấp độ khó chịu nhất trong những ngày thời tiết thay đổi trở lạnh đột ngột.

Cứng khớp

Cứng khớp là triệu chứng thường xảy ra khi người bệnh đứng/ngồi/nằm quá lâu một chỗ hoặc khi vừa mới ngủ dậy xong. Co cứng khớp vùng thắt lưng thường khiến người bệnh khó khăn khi ngồi lâu hoặc lúc mới ngủ dậy. Đáng lưu ý, nếu thường xuyên thấy hiện tượng cứng khớp khi ngủ dậy đến mức khó vận động thì cần nghĩ tới vấn đề xương khớp sớm.

Sưng tấy

Trong một số trường hợp, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể gây viêm sưng kèm cảm giác nóng ran, nhức nhối khó chịu tại vùng da lưng bị tổn thương. Mức độ sưng tấy nhiều hay ít phụ thuộc vào cấp độ tổn thương.

Mất cảm giác

Mất cảm giác ở chi dưới do teo dây thần kinh là tình trạng nghiêm trọng nhất khi thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn nặng. Tình trạng này cũng bao gồm rối loạn cảm giác nóng lạnh khi dây thần kinh thực vật bị chèn ép lâu ngày.

4 Giai đoạn bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Trong bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng, dựa trên mức độ tổn thương và ảnh hưởng mà ta phân ra làm 4 giai đoạn. Cụ thể như sau:

  • Giai đoạn 1- Lồi đĩa đệm: Ở giai đoạn này, lớp bao xơ ở bên ngoài vẫn ở trạng thái bình thường. Mặc dù vậy, lớp nhân nhầy đã có sự biến dạng một cách đáng kể. Những triệu chứng của bệnh thường chưa rõ ràng và rất khó nhận biết. Chính vì vậy, nhiều người hay chủ quan và rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác.
  • Giai đoạn 2 – Sa đĩa đệm: Khi bệnh chuyển sang giai đoạn 2, bao xơ đĩa đệm đã ở thời kỳ căng giãn mạnh và suy yếu hơn. Mặc dù phần nhân nhầy vẫn nằm trong bao xơ nhưng nó lại dần trượt khỏi vị trí ban đầu, phình to hơn nên gây chèn ép nhất định lên hệ thống dây chằng và dây thần kinh xung quanh cột sống.
  • Giai đoạn 3 – Thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng: Đây là giai đoạn bao xơ thật sự đã bị nứt rách, tạo điều kiện cho phần nhân nhầy bên trong thoát ra bên ngoài rồi chèn ép lên vào các tổ chức bên cạnh như dây thần kinh, dây chằng lỗ sống… Đây cũng là lúc các triệu chứng của bệnh được biểu hiện rõ ràng nhất với các cơn đau dữ dội ở lưng và tình trạng tê bì, rối loạn cảm giác do dây thần kinh bị chèn ép.
  • Giai đoạn 4 – Thoát vị đĩa đệm thắt lưng có các mảnh rời: Một khi các đĩa đệm bị thoát vị có xu hướng ngày một mở rộng, lớp nhân nhầy sẽ bị tách rời khỏi các bao xơ. Ở giai đoạn này, nguy cơ người bệnh bị liệt nửa người sẽ rất cao.

XEM THÊM Bị Thoát Vị Đĩa Đệm Có Mang Thai Được Không

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có chữa được không?

Các chuyên gia cột sống cho biết thoát vị đĩa đệm thắt lưng thể phình lồi ở người trẻ có khả năng phục hồi được, có thể chữa khỏi được triệt để nếu như phát hiện sớm, chẩn đoán đúng và có biện pháp điều trị kịp thời, hợp lý, kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và tránh những tư thế xấu cho cột sống.

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm lưng hiệu quả

Hiện nay chữa thoát vị đĩa đệm lưng có nhiều phương pháp như dùng thuốc Tây, thuốc Đông y, mẹo dân gian giúp giảm đau, làm vật lý trị liệu như châm cứu – xoa bóp… để giảm đau hay làm phẫu thuật loại bỏ khối thoát vị.

Dù dùng phương cách nào thì mục tiêu hàng đầu cần hướng tới đó là giúp người bệnh giảm đau, loại bỏ triệu chứng, giải phóng tình trạng chèn ép, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Mỗi một phương pháp điều trị đều tồn tại ưu – nhược điểm riêng nên người bệnh có thể xem xét lựa chọn cho phù hợp.

Một trong những giải pháp chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng được nhiều người bệnh lựa chọn hiện nay là dùng phác đồ An Cốt Nam. Đây là một phác đồ Đông y được nghiên cứu bởi các bác sĩ ở Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường (Đơn vị nhận được cúp vàng và bằng khen Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2018).

an cốt nam điều trị bảo tồn

Bài thuốc giúp giải quyết được ba vấn đề cốt yếu: “Dứt điểm triệu chứng – Hồi phục tổn thương – Củng cố sức đề kháng để ngăn ngừa tái phát”. Trong đó:

  • Thuốc uống: Thành phần gồm nhiều thảo mộc quý như Trư Lung Thảo, Sâm Ngọc Linh, Thiên Niên Kiện, Bý Kỳ Nam… chiết xuất dưới dạng cao lỏng nguyên chất dễ sử dụng.
  • Cao dán: Chiết xuất từ nhiều thảo mộc cay – ấm – thơm tự nhiên như Quế Chi, Đại Hồi, Địa Liền… nên rất an toàn khi dán trên da mà tác dụng lại nhanh chóng không thua kém gì các loại thuốc giảm đau Tây y.
  • Vật lý trị liệu 5 bước: Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, đốt thuốc ống tre trên lưng (Kỹ thuật tinh hoa YHCT Nhật Bản).

BẠN CẦN BÁC SĨ TƯ VẤN THĂM KHÁM TRỰC TIẾP?

BẤM vào đây để LIÊN HỆ ngay !

hotline miền bắc hotline sài gòn

Hiệu quả của bài thuốc An Cốt Nam đã thể hiện trên hơn 80% người bệnh sử dụng, đây là kết quả được nhiều chuyên gia đánh giá rất tốt. Điển hình là Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn (Bệnh viện 108) đã dành cho An Cốt Nam rất nhiều lời khen ngợi trên VTV2, qua chương trình “Sống khỏe mỗi ngày”. Bạn đọc quan tâm có thể theo dõi lại chương trình trong video ngắn sau:

Ngoài ra, những chia sẻ thực tế của người bệnh đã dùng thuốc chính là bằng chứng thuyết phục nhất về hiệu quả của An Cốt Nam. Điển hình có trường hợp của anh Phạm Văn Mạnh (47 tuổi – Nam Kim, Nam Đàn, Nghệ An) :

Hàng trăm người bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng khác đã để lại cảm nhận sau khi dùng thuốc, bạn đọc quan tâm có thể tìm hiểu thêm trên trang youtube của Nhà thuốc.

Theo yêu cầu của bạn đọc, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ nhà thuốc:

Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường

  • Địa chỉ: Số 138 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Hotline: 0983.34.0246

Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược

  • Địa chỉ: 325/19 Bạch Đằng, P.15, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
  • Hotline: 0903.876.437
0983340246