Trượt đốt sống là gì? Dấu hiệu bậc thang và cách chữa trị

Tình trạng trượt đốt sống thường khiến cho người bệnh cảm giác đau đớn tại vùng thắt lưng, nhất là mỗi khi đi bộ, đứng hoặc ngồi. Bệnh gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy, việc phòng ngừa và điều trị là điều vô cùng quan trọng và cần thiết.

Trượt đốt sống là gì?

Trượt đốt sống chính là tình trạng hệ thống các đốt xương sống bị lệch ra khỏi vị trí. Theo đó, các đốt sống có thể bị lệch ra phía trước hoặc lệch ra phía sau so với vùng đốt sống của thắt lưng dưới. Việc tìm hiểu những nguyên nhân gây ra bệnh lý sẽ giúp cho việc điều trị bệnh trở nên thuận lợi hơn.

Bệnh nhân khi bị trượt đốt sống tại vùng thắt lưng sẽ luôn cảm thấy bị căng cứng cơ và đau nhức. Không chỉ vậy, các cơn đau còn lan xuống vùng mông, vùng chân nếu như hệ thống rễ thần kinh tọa gần lưng bị ảnh hưởng.

trượt đốt sống thắt lưng

Thông thường, trượt đốt sống lưng được chia là những dạng như sau:

  • Trượt đốt sống bẩm sinh.
  • Trượt đốt sống do khuyết cung eo sau.
  • Trượt đốt sống do ảnh hưởng bởi chấn thương.
  • Trượt đốt sống liên quan tới các bệnh lý.
  • Trượt đốt sống sau khi bệnh nhân thực hiện phẫu thuật.

 Trượt đốt sống l4 l5

Trượt đốt sống L4L5 chính là tình trạng phần đốt sống phần đốt sống lưng L4 bị trượt ra sau hoặc trước so với phần đốt sống L5. Đây cũng chính là lý do khiến cho người bệnh bị đau thắt tại vùng lưng, đôi khi cơn đau còn lan xuống chân khiến cho việc đi lại trở nên rất khó khăn.

Bệnh nhân bị trượt đốt sống L4L5 sẽ xuất hiện các triệu chứng như sau:

  • Đau liên tục và âm ỉ tại vùng đốt sống lưng L4L5.
  • Mức độ cơn đau thường trầm trọng hơn khi bệnh nhân thực hiện việc vặn, xoay người, cúi người, đi bộ, chạy nhảy… và giảm khi nghỉ ngơi.
  • Cột sống bị mất tính bền vững và sự dẻo dai.
  • Nếu muốn đứng dậy, bệnh nhân cần phải chống tay và lấy đầu gối làm điểm tựa.
  • Khả năng di chuyển và vận động kém, bệnh nhân mỗi khi đi phải gù lưng cho bớt đau, dáng đi bị thay đổi theo chiều hướng xấu.
  • Cơn đau xảy ra cách hồi, không liên tục.
  • Tại vùng đốt sống L4L5 xuất hiện các vết lõm.

Trượt đốt sống L5 S1

Trượt đốt sống l5S1 chính là tình trạng đốt sống L5 bị trượt ra phía trước hoặc phía sau so với phần đốt sống S1. Bệnh nhân khi ấy sẽ xuất hiện các triệu chứng như:

  • Thời điểm đầu, bệnh nhân không xuất hiện triệu chứng hoặc nếu có cũng chỉ là những cơn đau lưng thông thường.
  • Xuất hiện triệu chứng đau lưng nhiều, nhất là mỗi khi cúi, ngửa, đi hoặc đứng quá lâu. Cơn đau sau đó sẽ lan xuống vùng bàn chân, cẳng chân, đùi, mông. Bên cạnh đó, người bệnh còn xuất hiện triệu chứng đau nhức, tê bì mỗi khi hắt hơi hoặc ho.
  • Tần suất cơn đau thường tăng lên mỗi khi người bệnh thay đổi tư thế một cách đột ngột từ ngồi sang đứng, thậm chí ngay cả khi cúi ngửa.
  • Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, dáng đi và tư thế sẽ có sự thay đổi, vùng thắt lưng bị cứng cơ, đi thường khom lưng hướng về phía trước.
  • Những cơn đau tại vùng cột sống thắt lưng xảy ra theo từng đợt, từng cơn. Đặc biệt, mức độ các cơn đau sẽ ngày càng trở nên dày hơn.

 Trượt đốt sống cổ

Tình trạng trượt đốt sống cổ thường xảy ra khi một trong số các đốt sống cổ bị trượt ra khỏi vị trí ban đầu. Điều này khiến cho cột sống bị đánh mất đi tính ổn định và sự linh hoạt, dẻo dai. Nếu như trượt đốt sống không được điều trị một cách kịp thời sẽ khiến cho dây thần kinh bị chèn ép, từ đó gây ra đau chân hoặc đau lưng.

Những triệu chứng điển hình khi bệnh nhân bị trượt đốt sống đó là:

  • Cổ bị cứng hoặc đau, đặc biệt là vào mỗi buổi sáng sau khi người bệnh thức dậy.
  • Mức độ các cơn đau thường có xu hướng cải thiện hơn trong ngày và trở nên trầm trọng hơn vào mỗi buổi tối.
  • Cổ bị sưng và nóng, nhất là mỗi khi thời tiết thay đổi.
  • Vùng cột sống cổ bị đau mỗi khi ấn vào.
  • Các đốt sống cổ đánh mất đi tính linh hoạt.
  • Người bệnh có cảm giác xuất hiện âm thanh phát ra từ vùng cột sống cổ.
  • Tê, ngứa, có cảm giác giống như bị kim châm tại tủy sống hoặc dây thần kinh.

Dấu hiệu bậc thang trong trượt đốt sống

Dựa vào dấu hiệu bậc thang trong trượt đốt sống mà bác sĩ sẽ đưa ra những chẩn đoán để có hướng điều trị kịp thời. Thông thường, những dấu hiệu này hay xảy ra khi bệnh nhân thăm khám trực tiếp. Lúc đó, người bệnh sẽ đứng thẳng, bác sĩ sẽ dùng tay để sờ và nắn các đốt sống. Đốt sống khi ấy sẽ có những đoạn bị thụt vào hoặc thò ra giống như bậc thang nên sẽ được gọi là dấu hiệu bậc thang trong trượt đốt sống. Căn cứ vào mức độ của trượt đốt sống mà việc xác định ra những dấu hiệu bậc thang sẽ trở nên rất dễ dàng:

  • Trượt đốt sống độ 1: Thường xảy ra khi phần đốt sống bị trượt lệch so với ¼ chiều rộng của phần thân ở đốt sống dưới.
  • Trượt đốt sống độ 2: Xảy ra khi đốt sống bị trượt lệch từ ¼ tới ½ chiều rộng của phần thân đốt sống dưới.
  • Trượt đốt sống độ 3: Phần đốt sống sẽ trượt lệch từ ½ đến ¾ chiều rộng của thân đốt sống dưới.
  • Trượt đốt sống độ 4: Đốt sống bị trượt lệch hơn ¾ so với chiều rộng thân đốt sống dưới.

Trong trường hợp bệnh nhân có độ trượt cột sống lớn ở mức độ 3 và 4, khi sờ vào vùng thắt lưng sẽ thấy có chỗ bị thụt, hõm vào. Nếu như có nhiều đốt sống xảy ra ở nhiều vị trí thì khi sờ sẽ thấy vùng đốt sống có những đốt thò ra và thụt vào giống như những bậc thang. Tình trạng này không chữa trị sớm có thể gây thoái hóa cột sống.

XEM NGAY: Thoái hóa cột sống M47 là gì? Ý nghĩa của mã định danh M47

Chữa trượt đốt sống bằng đông y

Chữa trượt đốt sống bằng đông y cần phải xem xét về căn nguyên gây ra bệnh lý. Từ đó sẽ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp và cụ thể. Theo đó, mỗi bài thuốc chữa trượt đốt sống đều có những tác dụng riêng. Khi chúng được sử dụng kết hợp với nhau sẽ giúp nâng cao khả năng chữa bệnh.

Bệnh nhân khi bị trượt đốt sống có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y dưới đây:

  • Bài thuốc số 1: Cho các vị thuốc như gối hạc, tơ hồng xanh, tri mẫu, vương cốt đằng, cẩu tích, dây đau xương, thạch cao, ngưu tất bắc, độc hoạt, hy thiêm, đỗ trọng bắc với một liều lượng vừa đủ vào trong ấm rồi sắc cùng với nước. Sau đó, bệnh nhân đun sôi cho tới khi chỉ còn ½ lượng nước thì dừng lại. Chia phần nước và sử dụng luôn trong ngày.
  • Bài thuốc số 2: Chuẩn bị các vị thuốc gồm xuyên quy, ngưu tất, tri mẫu, phòng phong, độc hoạt, quế chi, hy thiêm, cẩu tích, đỗ trọng… đun trong vòng từ 1 đến 2 tiếng. Bạn đun cho tới khi chỉ còn 2 bát nước thì dừng lại. Kiên trì dùng bài thuốc đều đặn và thường xuyên, bạn sẽ thấy tình trạng bệnh lý được cải thiện một cách rõ rệt.

Tùy thuộc vào cơ địa mà hiệu quả của các bài thuốc Đông y đem đến sẽ có sự khác nhau. Do đó, bệnh nhân nên kiên trì dùng bài thuốc trong một thời gian dài (khoảng 2 đến 3 tháng) để hiệu quả đạt được sẽ ở mức tốt nhất.

Bài tập thể dục cho người bị trượt đốt sống

Bệnh nhân khi bị trượt đốt sống có thể áp dụng các bài tập thể dục như sau:

Bài tập đạp xe

Bài tập này có tác dụng giải tỏa những cơn đau nhức và giúp cho người bệnh được thoải mái hơn. Không chỉ vậy, các bài tập còn khiến cho cơ thể bệnh nhân trở nên sắn chắc hơn.

Bài tập tư thế trẻ con

Bài tập này thường được nhiều người áp dụng và bệnh nhân có thể yên tâm về chất lượng cũng như sự an toàn. Thực hiện bài tập một cách thường xuyên sẽ giúp cho phần lưng và phần xương được mở rộng và giảm nhịp tim một cách rõ rệt.

Theo đó, bệnh nhân chỉ cần đặt chiếc gối thường hoặc gối ôm ở phần giữa của 2 đầu gối. Sau đó, bạn mở rộng cả 2 chân sao cho 10 ngón chân chạm vào cùng với nhau. Bệnh nhân giữ nguyên tư thế này cho tới khi muốn đổi hướng sang bên kia.

Bài tập vặn mình

Đây là một trong số các bài tập rất hữu ích đối với những người bệnh mắc chứng trượt đốt sống. Để thấy được hiệu quả, bạn nên duy trì thực hiện vào mỗi buổi tối và sáng sớm. Nếu như rảnh rỗi, bạn có thể tập thêm vào cả buổi trưa.

Trên đây là những thông tin cơ bản về chứng trượt đốt sống. Hy vọng bạn sẽ chủ động điều trị ngay khi phát hiện dấu hiệu bệnh lý. Nếu còn bất cứ vấn đề gì còn thắc mắc, hãy chủ động liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể.

0983340246