Hoàng cầm là cây gì? Tác dụng dược lý và những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Hoàng cầm được biết đến là một trong những vị thảo dược vô cùng quý và rất có lợi cho sức khỏe. Loại thảo dược này không chỉ hỗ trợ điều trị chứng ho, sốt, đau đầu mà còn giúp giảm thiểu tình trạng mụn nhọt, tiêu chảy, kiết lỵ, điều kinh,… Để có cái nhìn rõ hơn về Hoàng cầm cũng như những tác dụng mà chúng đem lại trong quá trình điều trị bệnh, mời bạn đọc hãy cùng chúng tôi tham khảo thông tin từ bài viết dưới đây nhé.

Hoàng cầm là cây gì?

Hoàng cầm là loài thực vật ưa ánh sáng, thường sống lâu năm tại các khu vực mát, ẩm ướt. Chiều cao trung bình của cây là khoảng 20-50cm. Rễ của chúng thường mọc thành dạng chuỳ, phình to, bên ngoài có màu vàng sẫm, bên trong khi bẻ ra sẽ thấy có màu sắc sáng hơn.

Hoàng cầm là cây gì?
Hoàng cầm là cây gì?

Phần thân của cây thường phân nhánh, mọc thẳng đứng, nhẵn, có hình vuông, lông tơ bao bọc bên ngoài. Lá cây hoàng cầm thường có cuống rất ngắn và mọc đối xứng nhau với mặt trên là màu xanh thẫm và xanh nhạt ở mặt dưới. Hoa thường nở ở đầu cành, màu tím. Thông thường, bộ phận được ứng dụng nhiều trong điều trị bệnh là phần rễ của cây.

Các nhà khoa học nhận định, trong rễ của vị thảo dược này có chứa một số thành phần như Flavonoid, Scutclan, Baicalein, tannin nhóm Pyrocatechol, Skulcapflavon II, Wogonin, cùng 31 hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm nhóm Flavon, Flavanone tốt cho sức khoẻ.

Hoàng cầm có tác dụng gì?

Công dụng của Hoàng cầm trong Đông y

Theo ghi chép trong sách y học cổ truyền nhận định rằng đây là một trong những vị thuốc không thể thiếu bởi chúng có nhiều công dụng trong quá trình điều trị bệnh và phục hồi sức khoẻ.

Loại thảo dược này có tính lạnh, vị đắng và được quy vào 5 kinh trong cơ thể gômg can, tâm, đởm, phế, đại trường. Ngoài tác dụng hạ sốt, thanh nhiệt, cầm máu, an thai, chữa chứng kinh nguyệt ra nhiều thì hoàng cầm còn được biết tới với khả năng

  • Thông can: Điều trị chứng ung nhọt, vàng da do độc tố bị tích tụ tại gan.
  • Thông phế: Có tác dụng trị ho, viêm phế quản, viêm phổi.
  • Thông tâm (tim): Các bài thuốc dân gian thường ứng dụng hoàng cầm trong việc chữa một số bệnh lý liên quan đến tim mạch, nhất là bệnh viêm cơ tim hoặc các đối tượng bị nôn ra máu.
  • Thông đại trường: Loại thảo dược được đưa vào các bài thuốc nhằm giảm thiểu các bệnh lý như tiêu chảy, kiết lỵ ra máu dẫn đến mất nước, suy nhược cơ thể.

Y học hiện đại và cây Hoàng cầm

Từ các nghiên cứu và góc nhìn đánh giá của các chuyên gia y học hiện đại đã chứng minh rằng trong loại cây này có chứa nhiều dưỡng chất quan trọng mang đến một số công dụng cụ thể như:

  • Phòng ngừa viêm gan B: Theo một nghiên cứu của tạp chí khoa học cho biết, các tinh chất được bào chế từ cây có khả năng ức chế quá trình sinh sản cũng như sự thâm nhập của virus gây viêm gan B dẫn tới viêm gan dạng mạn tính, cấp tính hoặc ung thư mô tế bào gan.
  • Chống oxy hoá: Rễ và củ của hoàng cầm đã được kiểm tra, phát hiện thấy một lượng lớn hoạt chất phân lập Baicalein có tác dụng ngăn ngừa quá trình oxy hóa của tế bào, đồng thời bảo vệ cho tế bào trước sự tấn công gây thương tổn do sự oxy hoá gây nên.
  • Bảo vệ các tế bào thần kinh: Dựa trên các kinh nghiệm dân gian trong việc áp dụng hoàng cầm điều trị chứng đột quỵ, cây thuốc đã được các bác sĩ nghiên cứu, tìm hiểu và chứng minh được khả năng bảo vệ tế bào nơ ron thần kinh của chúng. Đồng thời, hợp chất Methanol có ở củ khô còn có công dụng đánh bay chứng thiếu máu tạm thời, cục bộ.
  • Ức chế các enzyme đường ruột: Bên cạnh đó, tinh chất Methanol có ở củ hoàng cầm còn có khả năng ức chế sự hoạt động của enzyme hoạt động đường ruột sucrase ở người và chuột.
  • Chống co giật: Một thí nghiệm ở cơ thể chuột đã chứng minh rằng chiết xuất từ cây  mang đến tác dụng giảm chứng lo âu, bảo vệ sức khỏe hệ thần kinh và chống lại triệu chứng co giật.
  • Điều hoà, ổn định huyết áp: Thử nghiệm lâm sàng trên một số động vật như chó, thỏ, mèo đều cho kết quả rằng khi bị gây mê, việc truyền tinh chất từ hoàng cầm ở dạng nước giúp chúng ổn định, điều hoà được huyết áp.
  • Bồi bổ chức năng mật: Nghiên cứu trên động vật đã chứng minh rằng loại thảo dược này mang lại lợi ích cho các chức năng của túi mật trong trường hợp chúng bị kích thích do uống nước hoặc dùng cồn.
  • Tăng cường chuyển hóa lipid: Nước uống từ cây cùng với hai vị thảo dược là hoàng liên và đại hoàng có công dụng giảm lipid, hỗ trợ tốt cho những trường hợp giảm cân, ăn kiêng.
  • Lợi tiểu: Công dụng lợi tiểu được chứng minh qua một số thử nghiệm khi được uống nước sắc từ cây hoàng cầm.

Tổng hợp các bài thuốc chữa bệnh từ Hoàng Cầm

Liều lượng trung bình một ngày chỉ nên dùng từ 6-15 gram rễ cây hoàng cầm được bào chế ở dạng bột hoặc thuốc sắc. Sau đây là một số bài thuốc áp dụng vị thuốc này được nhiều người sử dụng mà bạn có thể tham khảo.

  • Bài thuốc an thần: Để điều trị chứng đau nhức đầu, mệt mỏi do bị mất ngủ, bạn cần chuẩn bị 20 gram bột rễ hoàng cầm và 100ml cồn 70 độ, ngâm hỗn hợp thành rượu rồi đem sử dụng từ 2-3 lần/ngày, mỗi lần chỉ dùng khoảng 20-30 giọt.
  • Chữa chứng tiêu chảy, kiết lỵ, đau bụng: Nguyên liệu gồm có 12 gram hoàng cầm, 3 quả táo tàu, cam thảo, thược dược mỗi loại 8 gram. Cho nguyên liệu sau khi đã sơ chế vào một cái ấm, đổ khoảng 1 lít nước rồi đun sôi, để nhỏ lửa trong 20-25 phút thì tắt bếp, để nguội uống trong ngày, chia làm 3 lần.
  • Điều trị mờ mắt, vàng da do nóng gan: 40 gram hoàng cầm kết hợp cùng 120 gram đạm đậu vị. Đem tất cả nguyên liệu đi sắc uống thay nước lọc. Đặc biệt nên uống khi còn ấm thuốc sẽ có tác dụng hơn.
  • Trị chứng phong nhiệt có đờm: Cho bột của loại thảo dược này và bột bạch chỉ mỗi loại 8 gram vào ấm pha thành trà uống hàng ngày.
  • Chữa chứng nôn ra máu, chảy máu cam: Bài thuốc sử dụng dạng bột, một lần lấy 12 gram ra đun cùng 1 bát nước đến khi ấm thì tắt bếp, uống 1 lần/ngày vào buổi trưa lúc còn ấm.
  • Điều trị hoả độc: Bột hoàng cầm được trộn cùng với nước thành hỗn hợp rồi đắp trực tiếp lên vị trí bị thương.
  • Bài thuốc điều trị động thai: Thành phần của bài thuốc ngoài hoàng cầm còn cần đến thược dược, bạch truật mỗi loại 12 gram, 8 gram đương quy và 4 gram xuyên khung. Nguyên liệu sau khi được sơ chế và rửa sạch sẽ đem bỏ vào một chiếc ấm, đổ nước sắc uống trong ngày.
  • Bài thuốc trị băng huyết sau khi sinh: Lấy mạch môn và hoàng cầm theo tỷ lệ 1:1 đem sắc lấy nước uống hàng ngày.
  • Giảm khóc đêm, giật mình ở trẻ nhỏ: Bài thuốc áp dụng liên tục trong một tháng gồm có bột hoàng cầm và nhân sâm, mỗi loại 0,4 gram đem uống cùng với nước sắc từ cây trúc diệp.
  • Bài thuốc giải độc, thanh nhiệt: Lấy hoàng cầm và bạch truật theo tỷ lệ 1:1 ở dạng bột, trộn chúng cùng hồ keo rồi nặn thành từng viên nhỏ bằng kích thước hạt đậu xanh, sử dụng khoảng 50 viên/lần uống cùng nước ấm.
  • Điều trị co rút thắt lưng: Công thức gồm 4 gram hoàng cầm, 3 gram hoàng niên, 2 gram cam thảo, bạch thược, kim ngân hoa mỗi loại 6 gram cùng với 2 con toàn yết, ngô công. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, đổ nước sắc rồi uống hàng ngày, kiên trì trong từ 4-7 tuần để thấy rõ hiệu quả.
  • Bài thuốc chống co giật: Để thực hiện bài thuốc, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu gồm hoàng cầm, chi tử, hiên ma mỗi loại 10 gram, xuyên ngưu tất, câu đằng, ích mẫu 14 gram mỗi loại, bạch linh, đằng giao 16 gram/loại và 25gram tang ký sinh cúng 800-1000 ml nước. Cho tất cả vào nồi, đổ nước rồi đun cho đến khi còn khoảng một nửa thì tắt bếp, để uống trong ngày.
  • Công thức trị đau vai gáy, cảm mạo: Để điều trị triệu chứng trên, bạn có thể dùng trực tiếp hỗn hợp gồm các thảo dược như 6 gram hoàng sâm, khương hoạt, bạch chỉ, 1 gram sài hồ, 2 gram cam thảo, 10 gram cát căn, gừng tươi 3 lát và 2 quả táo đỏ.
  • Bài thuốc chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng: Bài thuốc được áp dụng theo công thức gồm 16 gram hoàng cầm, 20 gram mai mực, 20 gram mạch nha, 6 gram cam thảo, 12 gram/ loại sơn chi, đại táo và 2 gram ngô thù du. Toàn bộ nguyên liệu đem rửa sạch và sắc cùng 1 lít nước, đun sôi cho đến khi còn khoảng 3 bát con thì tắt bếp, để uống 3 lần/ngày.
  • Bài thuốc giúp giảm đau bụng do mót rặn, nhiệt lỵ: Gồm các vị thuốc như hoàng cầm 12 gram, hậu phác 6 gram, hoàng liên 4 gram, trần bì 6 gram, mộc hương 3,2 gram. Hỗn hợp đem sắc lấy nước uống trong ngày.s

Một số lưu ý khi sử dụng Hoàng Cầm chữa bệnh

Tuy Hoàng cầm được đánh giá là loại thảo dược tốt cho sức khỏe, thế nhưng để hạn chế việc người bệnh xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn trước khi sử dụng, bạn nên lưu ý một số vấn đề như sau:

Một số lưu ý khi sử dụng Hoàng Cầm chữa bệnh
Một số lưu ý khi sử dụng Hoàng Cầm chữa bệnh
  • Các trường hợp chống chỉ định sử dụng loại thảo dược này bao gồm phụ nữ có thai, đang cho con bú, người bị chứng tiêu chảy mất nước do hạ tiêu có hàn khí hoặc do hàn khí, đối tượng bị tỳ vị hư hàng nhưng không hạ nhiệt, người bệnh thực thoả.
  • Tuyệt đối không điều trị bệnh bằng việc kết hợp giữa Hoàng cầm và một số vị thảo dược khác bao gồm mẫu đơn, sơn thù du, đơn sa, hàng sống, long cốt.
  • Chỉ nên sử dụng tối đa từ 12 đến 20 gram một ngày, việc dùng quá liều lượng, không tuân thủ theo lời bác sĩ có thể dẫn tới tình trạng phản tác dụng hoặc các phản ứng phụ không mong muốn, gây ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh.
  • Hiện nay, do chưa có một quy định sản xuất về việc đảm bảo các công đoạn sơ chế. Chính vì vậy, bạn nên lựa chọn các cơ sở uy tín để mua sản phẩm, tránh gặp phải hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng gây độc cho cơ thể.

Hy vọng rằng những thông tin cơ bản mà chúng tôi cung cấp ở trên đã phần nào giúp bạn đọc nằm bắt và hiểu rõ hơn về cây Hoàng cầm cũng như thành phần và công dụng tuyệt vời mà chúng mang lại. Để biết thêm về liều lượng và cách dùng, chế biến chuẩn xác, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để tham khảo thêm những ý kiến từ chuyên gia. Chúc bạn luôn mạnh khoẻ và hạnh  phúc!

0983340246